Tòa thánh Vatican xây dựng năm nào

Với diện tích chưa đến 1km2 và nằm lọt giữa lòng thủ đô Roma, Ý, Vatican sẽ khiến bạn ngạc nhiên với nhiều điều lý thú.

Bạn đang xem: Tòa thánh vatican ở nước nào

Tuy khiêm tốn về mặt diện tích nhưng Vatican được xem là một trong những quốc gia quyền lực nhất hiện nay, là nơi ở chính thức của Đức Giáo Hoàng cùng các vị chức sắc tôn giáo của Giáo hội Thiên chúa giáo khác.

Gói gọn và ngăn cách với Rome bởi bức tường thành được xây dựng từ thời Trung cổ và giai đoạn Phục hưng, quốc gia quyền lực nhất thế giới này ẩn chứa nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết.Vatican là một quốc gia riêng biệtMặc dù nằm bên trong thủ đô Rome nhưng Vatican là một quốc gia riêng biệt, với người đứng đầu là Đức Giáo hoàng. Vatican sở hữu hệ thống ngân hàng riêng và tự in đồng Euro, hệ thống bưu chính quốc gia với con tem Vatican, hệ thống radio và TV, bảng số xe, hộ chiếu… Tuy nhiên hệ thống thuế vẫn còn chưa hoàn thiện.

Tuy diện tích khiêm tốn nhưng quyền lực của Vatican lại rất lớn.

Giáo hoàng từng không rời khỏi Vatican trong vòng 60 nămTrước khi nước Ý thống nhất vào năm 1870, Giáo hoàng là người đứng đầu các quốc gia nhỏ bé thuộc về Giáo hội Thiên chúa giáo trên lãnh thổ Ý. Sau khi thống nhất, nhà nước Ý cho sát nhập tất cả những quốc gia này lại, ngoại trừ lãnh thổ Vatican như hiện nay, gây nên một cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Vatican và nhà nước Ý.

Trong suốt thời gian đó, các vị Giáo hoàng đều từ chối công nhận thẩm quyền của Vương quốc Ý, và luôn giữ cho Vatican nằm ngoài quyền kiểm soát của quốc gia Italia. Thậm chí, Giáo hoàng Pius IX còn tuyên bố ngài là “tù nhân của Vatican” và trong vòng suốt 60 năm, các đời Giáo hoàng tiếp theo vẫn kiên quyết không rồi khỏi Vatican để chịu sự quản lý của chính quyền Ý.

Một buổi thánh lễ bên trong Vatican

Khi quân đội ý có mặt tại Quảng trường St. Peter, các Giáo hoàng đã từ chối phép ban phước lành cho họ, cũng như từ chối xuất hiện từ ban công để vẫy chào đám đông.

Xem thêm: Sự Tích Con Mèo – Sự Tích Vì Sao Mèo Ghét Chuột

Tướng độc tài Mussolini là người ký hiệp ước công nhận VaticanCuộc tranh chấp dai dẳng giữa Vatican và chính quyền Ý kết thúc vào năm 1929 với việc ký kết Hiệp ước Lateran, công nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền độc lập.

Chính quyền Ý đền bù thiệt hại cho Vatican số tiền 92 triệu Mỹ kim [tương đương 1 tỉ USD theo thời giá hiện tại], và Vatican đã dùng số tiền này để tái thiết lại kho bạc.

Người ký hiệp ước này thay mặt cho vua Victor Emmanuel III chính là tướng độc tài Benito Mussolini.

Đội lính gác quốc tịch Thụy SĩNgày nay, khi có dịp ghé thăm Vatican, bạn sẽ được «chiêm ngưỡng» đội lính gác mặc trang phục từ thời Trung cổ và đeo kiếm, thay vì những vệ sĩ hiện đại với trang phục cảnh sát và trang bị súng.

Đây là một truyền thống có từ thời Đức Giáo hoàng Julius II [1506] khi ngài sử dụng một đội lính đánh thuê người Thụy Sĩ để làm vệ sĩ riêng, giống với cách mà những tòa án ở châu Âu lúc bấy giờ thường làm.

Đội lính gác Thụy Sĩ hiện là quân đội có sĩ số nhỏ nhất thế giới và thường làm nhiệm vụ nghi thức là chính. Toàn bộ binh lính đều phải là người mang quốc tịch Thụy Sĩ chính gốc, được huấn luyện tất cả những kĩ năng chiến đấu như một đội quân tham chiến thực sự.

Trang phục từ thời Trung cổ của lính gác Thụy Sĩ tại Vatican

Quốc gia có lượng khách du lịch đông nhất thế giớiTính đến năm 2015, ước tính dân số của Vatican vào khoảng 1000 người. Và với con số khách du lịch lên tới… 5 triệu lượt khách/năm, Vatican trở thành quốc gia có lượng khách du lịch đông nhất thế giới tính theo bình quân đầu người.

Xem thêm: Cách Làm Móc Khóa Bằng Dây Ruy Băng, Cách Làm Móc Khóa Hình Mũ Bằng Dây Thừng

Vatican là quốc gia có số lượng du khách cao nhất thế giới tính theo bình quân đầu người

Dân số Vatican bao gồm các Hồng y, thành viên của Đội lính gác Thụy Sĩ, các thành viên của hàng Giáo phẩm và một nữ tu bên trong tòa thánh Vatican. Ngoài ra còn có các thành viên của hàng Giáo phẩm đang công tác trong các chức vụ ngoại giao ở nước ngoài.

Chuyên mục: Kinh nghiệm

Vatican được gọi bằng nhiều tên, thành phố, quốc gia, hoặc toà thánh. Trên thực tế, đây là một quần thể kiến trúc khép kín thực hiện chức năng như một đất nước, rộng gần 44ha, trên ngọn đồi Vatican. Vatican hiện được bao bọc bởi hệ thống tường thành cao kiên cố được xây từ năm 800, có camera an ninh rải kín, nằm ngay ngoài cổng phía tây bắc thành Roma cổ đại, nay là thủ đô Rome của Ý.

Có thể thống kê, bên trong tường thành là 61 công trình kiến trúc từ nhà thờ, nhà nguyện, cung điện, thư viện, ngân hàng, bưu điện, toà nhà chính quyền, trung tâm truyền thông, đường phố, công viên, các đài phun nước đến sân bay trực thăng. Từ mái vòm và toà tháp, hành lang, nhà nguyện với trần nhà và tường đều được tô điểm bằng các bức hoạ, tác phẩm điêu khắc. Nếu gọi đây là bảo tàng mở, nó sẽ khiến người ta nghĩ rằng nó sẽ là một nơi để bảo tồn trong khi kiến trúc có độ tuổi nhiều thế kỷ này vẫn đang thực hiện hoàn hảo các chức năng của nó. Lịch sử kiến trúc phong phú không hề bị che dấu phía sau hệ thống tường thành mà hầu hết đều có thể tiếp cận và cảm nhận, ngay khi bước chân vào quảng trường, nhà thờ hay bảo tàng bên trong Vatican.

Vatican được mệnh danh là một thế giới thu nhỏ của kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ của Ý. Nghệ thuật tại Vatican rất phong phú. Có thể nói, mọi ngóc ngách của toà thánh này đều được che kín bởi các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc. Nhiều công trình được xây dựng từ thời trung cổ như hệ thống tường thành và khu vực hầm mộ thánh Peter và một số tháp. Tuy nhiên hầu hết những gì có thể nhìn thấy tại Vatican hôm nay được xây dựng vào thời kỳ Phục hưng.

Hệ thống vườn chiếm 1/3 diện tích Vatican, với nhiều loại thực vật đến từ nhiều nơi trên thế giới. Vườn được vẽ kiểu và xây dựng vào thời kỳ Trung Cổ với tượng đá, bồn nước rải rác, dưới những hàng cây cao, bên dưới là những thảm cỏ tạo không gian bình yên thuận tiện cho sự tĩnh tâm, chiêm nghiệm của hàng giáo phẩm, cư dân chính của nơi này.

Từ cung điện đầu tiên của Giáo hoàng cho đến hội trường khán giả hiện đại, các kiến trúc đều được thiết kế và xây dựng dưới bàn tay của các kiến trúc sư danh tiếng và với vật liệu độc đáo nhất. Các kiến trúc này dần dần được kết nối với nhau bằng các kiến trúc bổ sung tạo nên một quần thể Vatican hiện nay. “Vatican không mô phỏng lại kiến trúc nào trước đó, tất cả đều là những công trình kiến trúc mới nhất vào thời điểm nó được xây lên” nhận định của nhà lịch sử tại Rome, Elizabeth Lev.

Năm 1984, UNESCO công nhận Vatican là Di sản thế giới. Điều đặc biệt của Vatican là nằm ngay giữa thủ đô của một đất nước và có hệ thống đường biên giới chủ yếu được định hình bằng hệ thống tường thành và một đoạn biên giới vô hình ở quảng trường, không gian mở chính để mọi người có thể tiếp cận Vatican từ phía đông, nơi hướng ra dòng sông Tiber. Người ta tin rằng có đường hầm nối từ Vatican ra pháo đài Castel Sant’Angelo cạnh bờ sông này là đường chạy nạn của các giáo hoàng khi Vatican bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử.

Bài và ảnh: Kim Dung

Quảng trường tròn

Nơi có biên giới vô hình giữa Vatican và Ý chính là không gian từ Rome tiến vào quảng trường St. Peter, nơi hoàng đế Nero từng giết hàng ngàn tín đồ Kito giáo. Quảng trường được kiến trúc sư Gian Lorenzo Bernini thiết kế, xây dựng từ năm 1657. Bernini là kiến trúc sư và nhà điêu khắc hàng đầu thời đó, được ghi nhận là người đi tiên phong trong việc tạo ra phong cách Baroque.

Quảng trường được đặt hàng phải thiết kế làm sao để nhiều người nhất có thể nhìn thấy Giáo hoàng khi ngài ban phước lành, dù ở vị trí nào, trước cửa nhà thờ St. Peter hay từ một cửa sổ cung điện Giáo hoàng nằm về phía tay phải thánh đường.

Với tính chất là không gian đô thị mở, quảng trường có hình ovan được xác định bởi hai hệ thống dãy cột uốn cong. Mỗi dãy cột có bốn hàng [tổng số với 284 cột], kiểu cột Doric cổ điển, đơn giản nhưng đồ sộ tạo ra ba hành lang hun hút. Mỗi cột có chiều cao 16m, đường kính 1,42m, được chạm khắc từ loại đá vôi La Mã. Trên kiến trúc vòng cung có hơn 100 tượng thánh đứng nhìn xuống quảng trường. Bernini thiết kế quảng trường hoà hợp với vòm thánh đường: “Để các tín hữu cảm nhận được cánh tay mẹ hiền giáo hội bao bọc khi bước vào không gian này. Hàng cột kép hai bên sẽ tạo nên một khung ấn tượng trong toàn bộ kiến trúc của nhà thờ bao bọc đám đông khi họ ở giữa. Đây cũng là nơi tổ chức các đám rước và hoạt động thiêng liêng khác”. Với phong cách tân cổ điển Baroque, quảng trường được xây dựng bằng vậy liệu chính là gạch chịu lực và đá cắt, có sức chứa 100.000 người.

Ở trung tâm quảng trường là ngọn tháp cao 25. Đây chính là tháp cổ Ai Cập hình trụ, được đưa về Ý trước công nguyên. Đối xứng hai bên tháp là hai đài cao với nhiều vòi phun nước, một yếu tố không thể thiếu trong thiết kế không gian công cộng tại châu Âu. Tượng hai thánh Paul và Peter lớn được đặt nơi tiếp giáp giữa quảng trường và thánh đường.

Thánh đường st. peter

Dễ nhận thấy nhất trong quần thể này chính là Thánh đường St. Peter [hay St. Peter’s Basilica]. Công trình này là một tuyệt tác của kiến trúc Phục hưng.

Khởi công trên nền cũ của một nhà thờ có từ thế kỷ thứ 4, nền móng của St. Peter’s Basilica bắt đầu từ năm 1506. Theo sử sách ghi lại, Thánh đường này do kiến trúc sư Donato Bramante thiết kế, được tôn tạo nhiều lần và trải qua 120 năm xây dựng, mở rộng như ngày hôm nay bởi các KTS Sangallo, Bramante, và Michelangelo. Tiền sảnh được xây dựng năm 1608 theo thiết kế của KTS Maderno. St. Peter’s Basilica được coi là thánh đường cổ kính và lớn nhất thế giới. Theo bản vẽ, thánh đường có chiều dài 218m, diện tích 23.000m2, có thể chứa đến 60.000 người.

Trong thánh đường là một không gian rộng lớn, với các trụ vuông lớn, được bằng những cột tròn tô điểm, đỡ những vòm cao nối tiếp tạo ra ba không gian: chính giữa và hành lang hai bên. Từ cột đỡ đến bệ, bàn thờ, đền đài, tượng điêu khắc được làm từ đá cẩm thạch hoặc đá hoa cương. Các cột, các mảng tường, các gờ, các vòm đều được trang trí các họa tiết, tranh vẽ, phù điêu khảm đá, hoặc mạ vàng, lấy cảm hứng từ các câu chuyện kinh thánh, được những nghệ sĩ tên tuổi tại Ý thời kỳ Phục hưng thực hiện.

Ngay tại giữa cung thánh, phía dưới mái vòm này nhất là một cung thánh bằng đồng mạ vàng cao 29m đặt trên hầm một thánh Peter do KTS Bernini thiết kế. Mất hơn 45.000kg đồng để làm nên cung thánh này. Bốn cột tạo nên cung thánh được chia thành ba phần xoắn ốc theo kiểu cột đền Solomon cổ xưa tại Jerusalem.

Bernini cũng là người được giao thiết kế hào quang cung thánh với đơn đặt hàng tạo không gian đặc biệt để tôn thêm vẻ uy nghi cho ngai thánh Peter. Cuối cùng, ông tạo nên đám mây vàng, được tô điểm nhờ hình nổi các thiên thần, tạo hiệu ứng như vầng hào quang toả chiếu, kết hợp với ánh sáng thật chiếu qua cửa sổ kính màu có sẵn. Công trình này được thực hiện với sự chung sức của 40 nghệ sĩ thời bấy giờ, sau này trở thành hình mẫu hào quang Baroque thông dụng tại nhiều nhà thờ ở châu Âu.

Mái vòm thánh đường là biểu tượng dễ nhận biết nhất của Vatican, đại diện cho những đỉnh cao kiến trúc tại Rome. Mái vòm này nằm ngay phía trên nơi đặt cung thánh bằng đồng của Bernini, được bốn trụ cầu lớn đỡ phía dưới. Mái vòm được chia thành 16 phân đoạn thông qua 16 thanh tạo sườn đỡ. Các tranh ghép do Giuseppi Cesari thiết kế và được các nghệ sĩ giỏi nhất thế kỷ 17 khảm trực tiếp vào trần và thành mái vòm. Mái vòm, cao 120m tính từ sàn thánh đường, có hai lớp bằng gạch để giảm lực đẩy từ bên ngoài dựa trên thiết kế mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore tại Florence của của Brunelleschi. Mặc dù công trình này hoàn tất sau khi Michelangelo qua đời và đã có thay đổi trong khi thi công nhưng vị điêu khắc gia này vẫn được coi là kiến trúc sư của công trình.

Theo SGTT

Bình luận từ Facebook

Video liên quan

Chủ Đề