Tóm tắt học thầy học bạn

Bài làm:

Viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn

Bài làm 

       Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Với luận điểm thứ nhất, học thầy là quan trọng, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh này, tác giả đã đưa ra bằng chứng là Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Với luận điểm thứ hai, học từ bạn cũng rất cần thiết, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở khía cạnh này tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Qua những luận điểm trên, tác giả đã đi đến khẳng định rằng việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” là những câu tục ngữ đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Học thầy, học bạn Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Học thầy, học bạn.

I. Tác giả

Nguyễn Thanh Tú

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Văn nghị luận

2. Xuất xứ: Văn biểu cảm - Nghị luận, 2001.

3. Phương thức biểu đạt : Nghị luận

4. Tóm tắt:

Bài viết đã khẳng định chúng ta cần học thầy và cả học bạn, bằng việc đưa ra các luận cứ những điều cần thiết phải học trong cuộc sống, mục đích của việc học thầy, học bạn và sự cần thiết của việc học thầy học bạn trong cuộc sống. Bài viết còn đưa ra các dẫn chứng sắc bén để minh chứng cho điều này.

5. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “mâu thuẫn với nhau”: Đặt vấn đề “Học thầy, học bạn”

Đoạn 2: Tiếp đó đến “thầy Ve-rốc-chi-ô”: Lợi ích của việc học thầy

Đoạn 3: Còn lại: Lợi ích của việc học bạn.

6. Giá trị nội dung:

- Đề cập tới vấn đề “Học thầy, học bạn” khẳng định rằng học thầy và học bạn đều tốt.

- Mỗi người luôn phải biết tôn trọng thầy cô và bạn bè những người đã nâng đỡ giúp mình phát triển.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Lập luận rõ ràng, luận cứ logic

- Các dẫn chứng đưa ra thực tế, có giá trị thuyết phục người đọc

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Lợi ích của việc học từ thầy cô giáo

- Trong cuộc sống ai cũng cần có những người thầy dẫn dắt, chỉ bảo dù là bất cứ nghề nghiệp công việc gì.

- Dẫn chứng: Danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin – chi danh họa người Ý

→ Từ dẫn chứng đó khẳng định rằng bất cứ ai để đạt được thành công ngoài tài năng thiên bẩm còn cần đến sự dẫn dắt của người thầy.

2. Lợi ích của việc học hỏi từ bạn bè.

- Con người muốn thành đạt ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo còn phải học hỏi từ bạn bè, từ mọi người.

- Việc học hỏi từ bạn bè đồng trang lứa giúp ta thoải mái, dễ dàng hơn.

- Học từ bạn có rất nhiều cách: trò chuyện, hỏi bài, hoạt động nhóm…

→ Tác giả nhấn mạnh cần phải học từ cả thầy cô và bạn bè.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tóm tắt văn bản Học thầy học bạn lớp 6”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về văn bản Học thầy học bạn là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Câu hỏi: Tóm tắt văn bản học thầy học bạn lớp 6

Trả lời:

Văn bản Học thầy, học bạn thảo luận về vấn đề nên học với thầy hay với bạn. Tác giả cho rằng học từ thầy rất quan trọng. Vì khi được một người thầy giàu kinh nghiệm, hiểu biết dẫn dắt, thì dù là lĩnh vực nào ta cũng làm nên chuyện. Sự thành công của họa sĩ Đa Vinci đã chứng minh cho luận điểm này. Khi nhờ có sự chỉ lối của người thầy mà ông đã trở thành một danh họa nổi tiếng thế giới. Cùng với đó, tác giả cũng khẳng định rằng ta nên học hỏi từ những người bạn của mình, bất cứ lúc nào, ở đâu. Bởi những người bạn cùng trang lứa, sở thích, hứng thú sẽ tạo tâm lí thoải mái, sự tự tin khi trao đổi, thảo luận, từ đó nâng cao hiệu quả học tập. Cuối cùng, tác giả đã tổng kết rằng, nên kết hợp giữa việc học từ thầy và từ bạn, để đem lại hiệu quả tốt nhất cho con đường học tập của mình.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về văn bản Học thầy học bạn nhé!

Kiến thức mở rộng về văn bản Học thầy học bạn

1. Nội dung của văn bản Học thầy học bạn

Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã khẳng định mạnh mẽ vai trò đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.

Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người còn phải học tập mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”. Ở đây phải chăng là người ta có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vai trò của người thầy? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy. Nhưng thói thường người ta chỉ nhận những “đấng bề trên” là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Câu tục ngữ này đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ đã khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường chúng bạn.

Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua xem ra là mâu thuẫn, có vẻ như phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Chỉ học bạn mà không học thầy thì khó mà làm nên, chỉ học thầy mà không học bạn thì mình sẽ thua kém chúng bạn.

2. Hàm ý của tác giả khi kể về câu truyện trên

Câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng. Dù ông có năng khiếu về tài năng hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy thì ông không thể thành công.

- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.

- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lý lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lý hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

3. Các luồng ý kiến về nhan đề của tác phẩm

- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng

+ Lí lẽ: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học

+ Bằng chứng: Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Vê-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công

- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết

+ Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của minh

+ Bằng chứng: Đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí

4. Rút ra bài học

Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả, mỗi chúng ta đều phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, ham học hỏi, không ngại khó khăn hay ngại khổ, không giấu dốt mà không dám học hỏi và quan trọng nhất là phải có một tinh thần tự giác cao.

Video liên quan

Chủ Đề