Tôn giáo chính của ấn độ là gì

Ấn Độ được xem là đất nước có nền văn hóa lâu đời, gắn liền với sự hình thành của nhiều tôn giáo cổ xưa. Trải qua các thời kỳ lịch sử, những tôn giáo Ấn Độ không những không bị lãng quên mà còn trở nên thịnh vượng, gắn liền với chính trị, xã hội, đời sống con người và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều tôn giáo khác. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem các tôn giáo bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ là gì?
 


 

Sự hình thành của các tôn giáo Ấn Độ bắt nguồn từ thung lũng Ấn Hà, vào khoảng 3.300 năm TCN. Lúc này, nền văn minh Harappa đã được thổ dân Dravidian thiết lập cực kỳ thịnh vượng mặc dù những dấu tích còn sót lại vẫn chưa đủ để tạo ra một tôn giáo rõ ràng. Đa số các nhà khảo cổ cho rằng Ấn Độ giáo là tôn giáo đầu tiên ở Ấn Độ nói riêng và trên thế giới nói chung, ra đời vào thời kỳ này và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau đó, vào khoảng năm 1.500 TCN, khi người Aryan chiếm đóng miền Bắc Ấn Độ, dồn người Dravidian xuống miền Nam thì bắt đầu xuất hiện sự phân biệt giai cấp cực kỳ hà khắc. Và Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo được hình thành từ đó. Các tôn giáo ở Ấn Độ có thể được chia làm hai nhóm là hữu thần và vô thần. Trong đó, hữu thần là tôn giáo tin vào quyền năng của thần thánh, mà tiêu biểu là Ấn Độ giáo. Phật giáo, Jaina Giáo và Sikh giáo thuộc nhóm vô thần, tức là chỉ tin vào khả năng của con người, cuộc sống con người là do tự mình quyết định chứ không do một thần linh nào cả. Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo đều đề cập đến yoga, luân hồi và giải thoát.
 


 

1. Ấn Độ Giáo

Đây là tôn giáo duy nhất không do bất cứ ai sáng lập mà được hình thành từ những lễ nghi, tín ngưỡng phổ thông, kinh sách,…của Ấn Độ cổ đại. Mặc dù những dòng kinh cổ nhất được xác định có từ khoảng 4.000 năm TCN nhưng các nhà khảo cổ học tin rằng Ấn Độ giáo chính thức xuất hiện vào khoảng 2.500 năm TCN. Ấn Độ giáo chú trọng đến đạo đức xã hội [tế tự thần linh, thi hành bổn phận giai cấp] và đạo đức cá nhân [thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp]. Mặc dù cũng mang ý nghĩa hướng con người đến cái thiện, giải thoát nhưng Ấn Độ giáo tồn tại sự phân chia giai cấp vô cùng khắc nghiệt. Theo họ, ai thuộc giai cấp nào thì phải yên phận ở giai cấp ấy và phải làm tròn bổn phận của mình. Tôn giáo này sử dụng kinh điển là bộ kinh Veda, thờ thần Brahma, Vishnu và thần Shiva.
 


 

2. Phật giáo

Phật giáo được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VI TCN, bởi thái tử Siddhartha [Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này] vì muốn phủ nhận sự phân chia giai cấp của Ấn Độ giáo và tìm ra chân lý của sự sống. Phật giáo hướng con người đến giải thoát, giác ngộ, phủ nhận mọi lạc thú của nhân gian. Kể cả người xuất gia hay tu tại gia cũng cần phải thực hành theo các giới luật mà Đức Phật đặt ra. Theo Phật giáo, những gì con người nhận được trong kiếp sống này là do nhân quả của hành động mà mình đã làm trong các đời trước chứ không do bất kỳ một thần linh nào ban phát.
 


 

3. Jaina giáo

Jaina giáo còn được gọi là Kỳ Na giáo trong tiếng Việt. Kỳ Na giáo do Mahavir sáng lập từ khoảng năm 540 TCN - 468 TCN. Theo tôn giáo này, nếu muốn đến cõi Niết bàn thì phải thực hành đạo dựa vào nỗ lực của bản thân. Cũng tương tự như Phật giáo, Kỳ Na giáo đặt ra những quy định riêng cho người xuất gia và người tu tại gia. Đây được xem là tôn giáo có lối tu khổ hạnh nhất ở Ấn Độ. Đạo Sikh không có một vị thần chính nào mà mỗi một vị thần tượng trưng cho một lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Hiện nay, Jaina giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Ấn Độ với khoảng 4,2 triệu tín đồ và không quá phổ biến trên thế giới.
 


 

4. Sikh giáo

Sikh giáo do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ XV, tại Punjab, Ấn Độ. Sikh chỉ tôn thờ một vị thần duy nhất là Chúa trời. Đây là một tôn giáo thực tế và đơn giản, việc tu tập chủ yếu là xây dựng cá tính của bản thân, hòa hợp với thiên nhiên, giữ nội tâm trong sáng. Trong các đền thờ Sikh, có một số vị có khả năng đọc được kinh sách, gọi là Granthi. Tuy nhiên, đây chỉ là người đứng ra trông coi việc đạo vì tôn giáo này không hề có giáo chức, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.
 


 

Trên đây là đôi nét về các tôn giáo bắt nguồn từ Ấn Độ mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết được tôn giáo ra đời sớm nhất ở Ấn Độ, đồng thời có thêm những hiểu biết về các tôn giáo trên thế giới hiện nay.

Chủ Đề