Top giá đất trồng cây lâu năm năm 2022

Quy định về diện tích tách thửa trồng cây lâu năm

Căn cứ vào QĐ 38/2014/QĐ-UBND về trồng cây lâu năm, diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm đối với từng loại đất nông nghiệp khác nhau thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa sẽ khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất rừng sản xuất bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thửa.

  • Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản bằng hoặc lớn hơn 150m2/thửa.

Như vậy, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 150m2. Nắm chắc về quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm sẽ giúp chúng ta xác định được đất mình cần tách thửa có đủ điều kiện theo quy định và diện tích hay không.

Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm

Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm

Nếu đang có nhu cầu thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm theo đúng điều kiện Luật nhà đất 2014 cần đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Đất trồng cây lâu năm phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

  • Đất tách thửa không thuộc diện tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại và vẫn đang trong trong thời gian sử dụng.

  • Đất tách thửa không nằm trong diện có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

  • Trong suốt quá trình sử dụng đất, người sở hữu đất không vi phạm các quy định về Luật Đất đai.

  • Đất không nằm trong các trường hợp không được tách thửa theo quy định khác của pháp luật.

  • Thửa đất nông nghiệp mới được hình thành do tách thửa. Thửa đất còn lại phải đảm bảo kích thước và diện tích không được nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND tỉnh tại địa phương cư trú.

Bên cạnh diện tích tối thiểu quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm, đất tách thửa còn phải đảm bảo nhiều yếu tố về: chiều dài, chiều rộng, mặt tiền, chiều sâu mảnh đất; đất không gắn liền với nhà đang thuê; đất không nằm trong các dự án của Nhà nước quy hoạch;... và các quy định riêng do từng tỉnh địa phương quy định.

Xem thêm: Tách thửa là gì? Quy định tách thửa mới nhất hiện nay

Quy trình tách thửa trồng cây lâu năm

Quy trình tách thửa trồng cây lâu năm

Về cơ bản, thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm cũng tương tự với thủ tục tách thửa đất thông thường, bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin tách thửa đất trồng cây lâu năm. Hồ sơ cơ bản cần một số loại giấy tờ sau: Đơn xin tách thửa [có thể viết tay hoặc làm theo mẫu sẵn], giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cà các tài sản gắn liền với đất.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ tách thửa đất trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật.

  • Bước 3: Văn phòng nơi người dân nộp hồ sơ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ tách thửa đất.

  • Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất.

  • Bước 5: Người đề nghị nhận kết quả tách thửa đất trồng cây lâu năm tại văn nh

Như vậy là bài viết trên đây của bất động sản Homedy chia sẻ đầy đủ và chi tiết quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm. Dựa vào đây bạn có thể đối chiếu với tình trạng đất đai của mình để nhanh chóng giải quyết.

Chúc các bạn thành công!

Quỳnh Thư 

Theo Homedy Blog Thị trường

Nhiều người hiện nay có nhu cầu chuyển đổi đất vườn, đất cây trồng lâu năm lên thổ cư. Đây là một thủ tục tương đối “khó” và mất khá nhiều thời gian để các cơ quan nhà nước xử lý. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến bạn mất một khoản chi phí cho sự chuyển đổi này. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chuyển đổi đất thổ cư này.

Đất thổ cư là gì?

Bạn có thể hiểu đất thổ cư chính là đất ở bình thường. Theo luật, nó thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Với phân loại đất thổ cư, bạn sẽ được quyền xây nhà, các công trình phục vụ đời sống. Giá trị của đất thổ cư cũng cao hơn rất nhiều so với đất trồng cây lâu năm. Do đó, việc được cấp phép là đất thổ cư vô cùng quan trọng.

Đất thổ cư hiện nay được chia thành hai loại là đất thổ cư đô thị và thổ cư nông thôn. Chúng chỉ khác nhau ở vị trí của mảnh đất. Bên cạnh đó, đất thổ cư được cấp sổ đỏ. Đây là loại sổ chứng nhận quyền của bạn với đất và tài sản gắn liền với nó. Còn sổ hồng thì chỉ dùng để chứng nhận tài sản. Tuy nhiên, ngày nay nhà nước đã gộp chung hai loại này thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: //infofinance.vn/thi-truong/bat-dong-san/

Phân biệt đất thổ cư và đất chưa lên thổ cư

Đất chưa lên thổ cư thường được gọi là đất vườn hay đất thổ vườn. Đất cây trồng lâu năm cũng thuộc nhóm này. Với loại đất này, bạn sẽ không được phép xây nhà hay các công trình tương tự. Đất chỉ được dùng để cải tạo thành ao vườn, khu chăn nuôi gia súc. Để chuyển đổi đất lên thổ cư, chủ sở hữu cần tiến hành chuyển đổi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khi đất chưa lên thổ cư chuyển đổi thành đất thổ cư, bạn không chỉ được xây nhà mà vẫn có thể làm vườn ao chuồng theo nhu cầu. Do đó, nếu có cơ hội, đa số chủ đất đều muốn làm chuyển đổi lên đất thổ cư. Giá trị mảnh đất cũng qua đó mà tăng lên rất cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này là mất phí cũng như phải tuân theo nhiều điều kiện khắt khe của nhà nước.

Tham khảo thêm: đất nào không được lên thổ cư

Điều kiện chuyển đổi đất vườn, cây trồng lâu năm thành đất thổ cư

Đất vườn hay đất cây trồng lâu năm được xếp vào nhóm đất nông nghiệp. Nếu bạn đang sở hữu mảnh đất thuộc nhóm này mà có nhu cầu chuyển đổi thành đất thổ cư, bạn cần sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều kiện để chuyển đổi phải tùy theo chính sách của từng địa phương. Tuy nhiên, chính sách này vẫn cần dựa trên căn cứ pháp luật của nhà nước.

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ cấp phép chuyển đổi nếu đất của bạn có đủ hai điều cơ bản sau:

  • Nằm trong kế hoạch sử dụng đất chuyển đổi hàng năm của cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lâu năm lên đất thổ cư. Đơn này do bạn viết theo mẫu quy định của nhà nước.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư

Nếu như đất vườn, đất trồng cây lâu năm của bạn đã đủ điều kiện chuyển đổi, bạn có thể tham khảo thủ tục như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Dựa trên Khoản 1 Điều 6 của thông tư 30/2014/TT-BTNMT, gia đình bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu của nhà nước.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,…
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân,…

Nộp hồ sơ

Sau khi hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, bạn nộp lên Phòng Tài Nguyên và Môi trường ở huyện, quận. Để tránh mất thời gian, bạn có thể nhờ các cán bộ ở đây kiểm tra hồ sơ trước xem có thiếu gì không để bổ sung được luôn.

Giải quyết yêu cầu

Để hồ sơ được giải quyết bạn cần hoàn thiện các thủ tục về tài chính. Bạn cần nộp các chi phí tại cơ quan thuế nhà nước. Ngoài ra, bạn phải giữ hóa đơn để có thể xuất trình theo yêu cầu.

Trả kết quả

Theo quy định của nhà nước, các cơ quan chức năng sẽ xử lý hồ sơ của bạn trong mười lăm ngày hoặc hai mươi lăm ngày đối với các vùng miền xa. Sau thời gian trên, bạn sẽ nhận được kết quả hồ sơ được thông qua hoặc từ chối.

Giá đất vườn, đất cây trồng lâu năm lên thổ cư bao nhiêu tiền

Giá đất vườn, đất cây trồng lâu năm lên thổ cư

Phí chuyển đổi đất vườn, đất cây trồng lên thổ cư được tính theo công thức:

Phí chuyển đổi = diện tích chuyển đổi x [tiền sử dụng đất ở – tiền sử dụng đất nông nghiệp].

Công thức này được căn cứ trên Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Trên đây là các thông tin về việc chuyển đổi đất vườn, cây trồng lâu năm lên đất thổ cư. Việc chuyển đổi này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch chuyển đổi tại huyện bạn. Giá đất vườn lên thổ cư bao nhiêu tiền, phí chuyển ổi phụ thuộc vào giá đất theo quy định hiện hành của nhà nước. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào diện tích đất của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề