Top trường đại học dạyngành truyền thông đa phương tiện năm 2024

Mỗi thí sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước sang trang mới trong hành trình chạm đến ước mơ của mình. Trong đó, việc tìm hiểu ngành truyền thông học trường nào chiếm vai trò quan trọng, quyết định môi trường lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Việt Giao gợi ý những trường học chất lượng, hiện đại nhất và đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất.

Hiểu về ngành truyền thông đa phương tiện trong xu hướng hiện đại

MỤC LỤC

Trước khi tìm hiểu ngành truyền thông học trường nào, người học nên hiểu và có những thông tin cụ thể về ngành này. Ngành truyền thông hay còn được biết đến là ngành truyền thông đa phương tiện. Đây là ngành nghề của sự kết hợp giữa sự sáng tạo nghệ thuật, báo chí và ứng dụng trong công nghệ thông tin.

Những sản phẩm của ngành này được đăng tải trên các phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là thể là dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, con số… Mục đích là cung cấp thông tin đến người xem, người đọc nhằm phục vụ cho công cuộc giải trí và phát triển kinh tế, xã hội.

Trước đây, mảng truyền thông chỉ sử dụng các công cụ truyền thống như: sách, báo, tạp chí, tivi, radio… Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và những thiết bị điện tử thì ngành có sự tiếp cận rộng rãi hơn như: mạng xã hội (facebook, zalo, instagram, tiktok…), website, video game, máy tính bảng,

Những môn học có trong ngành học truyền thông

Là một ngành phổ biến với tiềm năng nhân lực rất lớn, tuy nhiên, những thông tin về ngành truyền thông vẫn là thắc mắc lớn của bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Trước khi điểm qua danh sách ngành truyền thông học trường nào thì cùng xem các bạn sẽ học những gì nhé!

  • Những khái niệm cơ bản nhất về truyền thông đa phương tiện.
  • Nguyên lý hoạt động trong ngành truyền thông, các quy trình truyền thông kết hợp cùng phương tiện có liên quan.
  • Nội dung về quản trị truyền thông, cách xây dựng kế hoạch và chiến lược làm truyền thông. Đánh giá hiệu quả, dự phòng các vấn đề và rủi ro có thể xảy ra.
  • Nội dung về các công cụ kỹ thuật số, mạng xã hội, mạng quảng cáo, SEO.
  • Những kỹ năng phục vụ cho quá trình làm truyền thông: viết và biên tập nội dung, quay chụp, chỉnh sửa video/hình ảnh, làm nội dung quảng cáo…
  • Tiếp cận và cách sử dụng những phần mềm đồ họa, thiết kế, chỉnh sửa, đăng tải sản phẩm truyền thông…
  • Những kỹ năng mềm giúp ích trong quá trình làm việc: làm việc nhóm, quản trị nhóm,…
    Top trường đại học dạyngành truyền thông đa phương tiện năm 2024
    Ngành truyền thông đa phương tiện học cách sử dụng phần mềm đồ họa

Tố chất để phù hợp với ngành truyền thông đa phương tiện

Trước hết, để có thể học ngành truyền thông đa phương tiện, người học phải có những tố chất đặc thù nghề nghiệp. Trong đó bao gồm: khiếu thẩm mỹ – hội hoạ (phục vụ mảng thiết kế đồ hoạ), khả năng viết và khiếu văn học nghệ thuật (phục vụ mảng truyền thông báo chí).

Ngoài ra, để có thể đáp ứng được công việc có tính hội nhập và đổi mới từng ngày này thì người học cũng cần có khả năng tư duy sáng tạo tốt. Đó phải là người không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những kiến thức mới.

Người học cũng cần có sự kiên trì và nhẫn nại, không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những lời nhận xét, bình luận và góp ý cho những sản phẩm truyền thông của mình.

Top trường đại học dạyngành truyền thông đa phương tiện năm 2024
Tố chất cần có của một người làm việc trong ngành truyền thông đa phương tiện

Điểm danh lý do nên học ngành truyền thông đa phương tiện

Sự phát triển của công nghiệp kỹ thuật số đã tạo nên một bộ mặt mới trong hoạt động truyền thông. Mỗi cuộc cách mạng công nghệ là một sự phát triển vượt bậc trong kỹ thuật. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực luôn cần được nâng cao tay nghề, tiếp cận kiến thức mới.

Hơn thế, sự tăng trưởng vượt bậc của việc sử dụng các thiết bị công nghệ và mạng xã hội khiến cho lĩnh vực này luôn cần được cập nhật. Từ nội dung cho đến hình thức hiển thị. Điều này góp phần gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực ở mảng truyền thông. Do vậy, người học có thể tự tin sẽ tìm được việc làm phù hợp sau khi học.

Top trường đại học dạyngành truyền thông đa phương tiện năm 2024
Truyền thông đa phương tiện là ngành học có tiềm năng dành cho người trẻ Việt

Ngoài ra, một lý do khác khiến ngành truyền thông trở nên thu hút và hấp dẫn chính là mức thu nhập. Mức lương của ngành khá cao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, dù ở thành phố lớn với mức sống cao.

Đặc biệt, mảng ngành này khá năng động, có sự linh hoạt ở cách làm việc và địa điểm làm việc. Điều này tạo được điều kiện để các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo, cống hiến.

Khối thi phổ biến khi xét tuyển ngành truyền thông đa phương tiện

Ngành truyền thông học trường nào sẽ không không còn là vấn đề quá lớn đối với bậc phụ huynh và các bạn học sinh khi đã có các gợi ý trong bài viết trên của Việt Giao. Thực tế, đây là một ngành rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì vậy, nếu có mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và không ngừng đổi mới, đừng ngần ngại lựa chọn ngành truyền thông nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường gì?

Các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện..

Học viện Báo chí và Tuyên truyền..

Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông..

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM..

Đại học Hà Nội..

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM..

Đại học RMIT..

Ngành Truyền thông đa phương tiện học phí bao nhiêu?

Đối với các trường đại học công lập, mức học phí ngành Truyền thông đa phương tiện thường dao động từ 18 triệu đồng/năm đến 30 triệu đồng/năm. Đối với các trường đại học tư thục, mức học phí ngành Truyền thông đa phương tiện thường dao động từ 40 triệu đồng/năm đến 60 triệu đồng/năm.

Học đại học ngành Truyền thông đa phương tiện học bao lâu?

Ngành Truyền thông đa phương tiện. Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó 07 học kì tích lũy kiến thức tại Học viện và 01 kỳ thực tập chuyên sâu, thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

Ngành Truyền thông đa phương tiện làm nghề gì?

Tham khảo những vị trí mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm như:.

Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn..

Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình..

Phóng viên..

Quản trị truyền thông trực tuyến..

Chuyên viên sản xuất Video..

Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin).