Trách nhiệm của học sinh trong học tập

Trách nhiệm của học sinh trong học tập là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết nhé!

Trách nhiệm với cuộc sống của Học sinh sinh viên DLA

Trên ấn phẩm Báo Long An số Xuân Quý Tỵ cuối tháng [tháng 01/2013], đăng bài viết Trách nhiệm với cuộc sống của Tiến sĩ Đặng Thị Phương Phi- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An [DLA]; Ban Thông tin trích lược và giới thiệu bài viết với tiêu đề Trách nhiệm với cuộc sống của học sinh sinh viên, mở đầu cho Đợt phát động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2014 và hưởng ứng Năm Thanh niên tình nguyện 2014.

Có hai từ trong cuộc sống khiến nhiều người luôn nhìn lại mình, đó chính là trách nhiệm. Trách nhiệm với cuộc sống của mình, với những người thân như cha mẹ, thầy cô, bạn bè và trong cả những mối quan hệ trong cuộc sống, nếu thiếu trách nhiệm thì rất nhiều việc sai lầm cứ nối tiếp diễn ra mà không cần biêt bản thân mình và người thân sẽ tổn thương như thế nào. Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với gia đình, xã hội và trường lớp. Mỗi học sinh sinh viên sống có trách nhiệm, sẽ dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

Trách nhiệm của HSSV trong học tập

Trách nhiệm của mỗi HSSV chính là trách nhiệm trong học tập. Kiến thức rất bao la, không gói gọn trong bài giảng của thầy, trong học tập nhiệm vụ của mỗi HSSV là phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những cái mới, phương pháp học tập của HSSV ở bậc ĐH, CĐ, TCCN khác với phương pháp học tập của HS phổ thông. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý nghĩa hơn. Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức.

Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Ví dụ như trong một bài kiểm tra, HSSV có hành vi gian lận, thì đó chính là vô trách nhiệm đối với bản thân.

Hãy sống có trách nhiệm với chính cuộc đời các em, đừng bao giờ để chính bản thân mình chịu hậu quả vì sự buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, các em sẽ mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu víu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.

Trách nhiệm với những người thân quanh ta

Chúng ta có rất nhiều mối quan hệ, đó là quan hệ với cha mẹ, những người đã tạo ra hình hài và dạy dỗ ta nên người; thầy cô, từng nét chữ, từng phép tính cộng trừ, bao tri thức khoa học của nhân loại đến với ta hàng ngày từ sự tận tâm của những người thầy; bạn bè, chia sẻ niềm tin, khát vọng, mơ ước để cùng tiến bộ...

Mọi người đều nhìn chúng ta với biết bao niềm tin yêu và ước vọng. Tin ở sự vươn lên hàng giờ hàng ngày, ước vọng thành đạt. Tin nên dõi theo từng bước chân, ước vọng thành nhân. Chúng ta phải có trách nhiệm với những mối quan hệ đó, gìn giữ và bảo vệ. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.

Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, chúng ta phải rèn luyện cho mình thật sự ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. Kính trên nhường dưới là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình.

Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Trách nhiệm với những việc mình làm, những gì mình nói, với từng hành vi...

Với công việc các em đừng làm qua loa, đừng làm chỉ để làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?

Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, ta dễ cảm thấy an lòng hay trăn trở về một lời nói của một ai đó, tất khó để có thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải dằn dặt, ân hận. Người xưa nói  uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương nhau.

Nếu chúng ta không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói, các bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Ví dụ như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với người khác. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một ta có trách nhiệm với môi trường, với những người xung quanh rồi.

Sống thoáng là sống thiếu trách nhiệm! Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

Trách nhiệm là từ song hành cùng mỗi con người chúng ta. Nếu không sống cùng trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau, tồn tại và phát triển bằng những mối quan hệ và ràng buộc, đó chính là trách nhiệm.

Live each day as it comes! [Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến] là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta có trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân. Sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút nhẹ nhàng thoải mái mà trong điều kiện ta xứng đáng được hưởng. Ta nên dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì để làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi mới, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

 

Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong tình nguyện.

Thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm sau đây:

+ Chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội và phong tục, tập quán của địa phương nơi thực hiện hoạt động tình nguyện;

+ Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương trong quá trình hoạt động tình nguyện;

+ Thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện phải có đơn đề nghị và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp thuận bằng văn bản;

+ Thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian học tập phải có đơn đề nghị và được cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý trực tiếp chấp thuận bằng văn bản.

Chủ Đề