Trang đánh giá học phần bách khoa

Hơn 1.000 SV Đại học Bách khoa Đà Nẵng đang bàng hoàng, sửng sốt trước nguy cơ bị buộc thôi học do không đủ điểm theo Qui chế mới của Bộ GD-ĐT về “đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” [gọi tắt là Qui chế 43].

1.028/5.073 sinh viên khoá 2006 và 2007 đang học theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng có nguy cơ bị buộc thôi học do kết quả học tập không đạt theo cách tính điểm mới khi nhà trường quyết định áp dụng Qui chế 43. Trong số SV thuộc diện buộc thôi học, có 1 số thực sự yếu kém, còn phần lớn là “oan”, do cách tính điểm mới.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Nam, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết: “Việc này cũng làm chúng tôi đau đầu và tìm biện pháp giảm thiểu, nhưng thực tế cũng do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả mang lại cũng không được bao nhiêu. Phần do sinh viên chưa quen với cách học ở bậc đại học, phần do các môn học 2 năm đầu các thầy cô rất khắt khe, lại do trường khác đến dạy [ĐH Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ].

Thêm vào đó, thầy cô chúng ta quen việc cho điểm theo thang điểm 10, và thường cho điểm 5, 6, 7 và dưới 5 là phổ biến [dĩ nhiên do sinh viên không làm bài tốt theo yêu cầu của đề bài]. Sinh viên chỉ có 1,2 môn điểm 4 tức là điểm 0 theo thang điểm mới là khó gỡ nguy cơ không đủ điểm bị buộc thôi học trong khi theo cách tính điểm cũ, điểm trung bình chung các em này đạt trên điểm 5”.

Đối với hơn 1.000 sinh viên bị xét buộc thôi học theo Qui chế mới, PGS.TS Trần Văn Nam cho biết: Ban giám hiệu nhà trường đã họp bàn và thống nhất là sẽ cho thôi học 161 sinh viên kém nhất. Đây là những em học lực yếu kém, bỏ học, bỏ thi. Số còn lại, các em sẽ phải kéo dài thời gian học tập thêm 1 năm nữa [nếu các em đồng ý] để các em cải thiện lại điểm của mình.

“Vì có cho các em này lên lớp cũng không thể trả các tín chỉ đã thiếu và cũng không thể học tiếp kiến thức của năm tiếp theo, việc này cũng như là áp dụng cho SV học theo năng lực của mình. Nhưng kết luận này chưa chính thức vì còn phải chờ ý kiến đồng ý của lãnh đạo Đại học Đà Nẵng” - thầy Nam nói.

Ban giám hiệu nhà trường đã tìm cách gỡ rối nhưng nếu theo Qui chế 43, với thang điểm mới khá rắc rối như trên, cách gỡ rối trên chỉ là giải pháp tình thế. Và không chỉ riêng trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, theo PGS.TS Trần Văn Nam cho biết tình trạng tương tự cũng xảy ra với trường Đại học Cần Thơ. Rõ ràng việc áp dụng Qui chế 43 cụ thể là áp dụng thang điểm mới đánh giá và kết luận kết quả học tập cho sinh hệ chính quy được đào tạo theo hệ thống tín chỉ vẫn còn nhiều bất cập.

Theo điều 22 của Qui chế 43, thang điểm 10 được qui đổi ra thang điểm 4 để đánh giá học lực sinh viên như sau: Từ 8.5-10 điểm tương ứng với điểm A [4điểm]; từ 7.0- 8.4 tương ứng với điểm B [3 điểm]; từ 5.5- 6.9 tương ứng với điểm C [2 điểm]; từ 4.0- 5.4 tương ứng với điểm D [1 điểm] và dưới 4.0 tướng ứng với điểm F [0 điểm].

Với thang điểm này, theo điều 16 của Qui chế 43, sẽ buộc thôi học đối với sinh viên năm thứ 1 có điểm TB dưới 1.2, sinh viên năm thứ 2 có điểm TB dưới 1.4, sinh viên năm thứ 3 có điểm TB dưới 1.6 và SV năm tư có điểm TB dưới 1.8

Ví dụ: Sinh viên A đăng ký học 6 môn: môn số 1: 4 tín chỉ [TC]: 5 điểm; môn 2: 3 TC: 4 điểm, môn 3: 3 TC: 6 điểm, môn 4: 2 tín chỉ 7 điểm, môn 5: 3 TC: 4 điểm, môn 6: 2 TC: 5 điểm.

Nếu tính theo thang điểm 10 thông thường, điểm số của sinh viên A là: [4x5] + [3x4] + [3x6] + [2x7] + [3x4] + [2x5]/17 [tổng số tín chỉ] = 86/17 = 5.06: kết quả học tập đủ điểm lên lớp.

Nhưng tính theo thang điểm 4 mới ban hành, điểm số của sinh viên A sẽ là: 4x1 + 3x0 + 3x2 + 2x3 + 3x0 + 2x1/17= 18/17 = 1.05: theo Qui chế 43, sinh viên này bị buộc thôi học.

1.028 SV ĐH Bách khoa Đà Nẵng có nguy cơ bị buộc thôi học do kết quả học tập không đạt theo cách tính điểm mới này.

Là kỳ thi rất HOT đang được nhiều trường đại học và báo chí nhắc nhiều trong những năm gần đây, kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng chứng minh được chất lượng của mình. Sẽ là một thiếu sót với những thí sinh xét tuyển vào đại học, nhất là xét tuyển vào các trường khối kỹ thuật khi không biết về kỳ thi này. Dưới đây là tất tần tật thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy giúp thí sinh có thể hiểu hơn về kỳ thi.

Xem thêm: Bộ đề thi có lời giải phần “Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu” Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh

Mục lục

1. Kỳ thi đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa HN [TSA] là gì?

Được tổ chức bắt đầu từ năm 2020, kỳ thi Đánh giá tư duy [TSA] của Đại học Bách khoa Hà Nội được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Bài thi là sự tiếp cận với những phương pháp của các nước phát triển trên thế giới, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh. Đồng thời cũng là bước chuẩn bị để nhà trường bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh của hiện tại và các năm sau này.

Đặc biệt, năm 2023, ĐH Bách khoa Hà Nội đã có sự thay đổi lớn về cấu trúc đề thi. Thay vì 2 phần bắt buộc và tự chọn với thời gian làm bài là 270 phút như trước, năm nay đề thi bao gồm 3 phần bắt buộc là Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề và thời gian làm bài rút ngắn xuống chỉ còn 150 phút.

Kết quả thi Đánh giá tư duy [TSA] của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 chiếm đến 60-70% chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về quy chế tuyển sinh, kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong phương án xét tuyển mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm và chọn lựa để nắm chắc tấm vé vào các trường TOP.

Với mục tiêu giúp cho các em học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi Đánh giá tư duy Bách Khoa Hà Nội, HOCMAI đã ra đời giải pháp PAT HUST từ lộ trình cơ bản đến nâng cao, từ việc giúp các em nắm được các câu hỏi cũng như dạng bài khác biệt của kỳ thi cho đến rèn luyện phương pháp kỹ năng làm bài qua 35 đề thi thử, thí sinh hoàn toàn có đủ tự tin để tham dự kỳ thi này.

\>>> Khám phá ngay giải pháp PAT HUST 2024 Xem ngay Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023:

  • Phần Tư duy toán học
  • Phần Tư duy đọc hiểu
  • Phần Tư duy khoa học và giải quyết vấn đề

2.1 Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bài thi gồm 3 phần [Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu,Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề] trong 150 phút. Thời lượng từng phần thi như sau:

Phần thi Hình thức Thời lượng [phút] Điểm Tư duy Toán học Trắc nghiệm 60 40 Tư duy Đọc hiểu Trắc nghiệm 30 20 Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề Trắc nghiệm 60 40 Tổng 150 100

Bài thi Đánh giá tư duy gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bao gồm các dạng: nhiều lựa chọn, Kéo thả, Đúng/sai, Trả lời ngắn.

Thí sinh tham khảo ví dụ mẫu của các phần thi được Đại học Bách khoa công bố [có đáp án]:

  • – Tư duy Toán học: TẠI ĐÂY
  • – Tư duy Đọc hiểu: TẠI ĐÂY
  • – Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: TẠI ĐÂY

Xem thêm: Đánh giá tư duy 2023: Ví dụ mẫu và dạng câu hỏi đề thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội

2.2 Ma trận đề thi Đánh giá tư duy Bách Khoa

Tổng điểm 3 phần thi là 100 điểm, các phần thi được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm [thay vì tự luận kết hợp trắc nghiệm như năm 2022 trở về trước]. Đặc biệt, đề thi đã loại bỏ tổ hợp khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] và tiếng Anh như trước. Cụ thể:

+ Phần Toán học: Gồm chương trình Toán lớp 11 và 12, xoay quanh các kiến thức về đại số, số học, hàm số, hình học, xác suất, thống kê. Phần thi hướng tới đánh giá toàn diện khả năng tư duy, phát triển năng lục của học sinh. Các câu hỏi được phân bố theo mức độ từ dễ đến hóa, độ phân hóa cao giúp đánh giá mức độ sẵn sàng vào đại học của học sinh.

+ Phần Đọc hiểu: Khai thác khả năng đọc nhanh, hiểu đúng qua các báo chí, văn học, các văn bản khoa học. Ngoài ra, đề thi cũng khai thác kỹ năng lập luận, viện dẫn của thí sinh nhằm xác định các ý chính, hiểu rõ các chuỗi sự kiện, phân tích các chi tiết quan trọng trong bài.

+ Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề: Thông tin khoa học được biểu thị dưới dạng dữ liệu [sơ đồ, bảng biểu, đồ thị], các quan điểm xung đột hay tóm tắt nghiên cứu. Câu hỏi khai thác sâu kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đánh giá hay lý giải vấn đề.

Đặc biệt, năm nay bài thi được thực hiện trên máy tính và chỉ thi trong 1 buổi thay vì thi trên giấy như trước đây. Thí sinh có thể thi không giới hạn số lần. Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá tư duy sẽ có giá trị trong vòng 2 năm và thí sinh có thể sử dụng để xét tuyển vào tất cả các trường ĐH có sử dụng kết quả của kỳ thi này.

\>>Phổ điểm thi Đánh giá tư duy năm 2023 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đăng ký online]. Thí sinh sẽ được hướng dẫn để gửi bản chụp hồ sơ, minh chứng cần thiết.

Thí sinh truy cập vào đăng ký tài khoản, đăng ký dự thi và khai báo đầy đủ thông tin cá nhân cũng như thanh toán lệ phí. Sau khi hoàn thành các bước, hệ thống sẽ gửi Giấy báo dự thi cũng như các thông báo về kỳ thi thông qua tin nhắn số điện thoại/email mà thí sinh đã đăng ký.

\>>> Xem chi tiết Hướng dẫn đăng ký, thanh toán lệ phí thi dự thi đánh giá tư duy

Lệ phí thi năm 2024: 450.000đ/thí sinh

Về hình thức thi: Thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính.

Địa điểm thi: Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…Cụ thể:

  • – Tại Hà Nội: ĐHBK Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Thủy lợi, Học viện Ngân hàng, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp và một số cơ sở giáo dục đại học khác.
  • – Tại Nghệ An: ĐH Vinh
  • – Tại Thanh Hóa: ĐH Hồng Đức
  • – Tại Hải Phòng: ĐH Hàng hải Việt Nam
  • – Tại Nam Định: ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định
  • – Tại Hưng Yên: ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
  • – Tại Thái Nguyên: Trung tâm khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH Thái Nguyên
  • – Tại Đà Nẵng: ĐH BK – ĐH Đà Nẵng

4. Các mốc thời gian, lịch thi đánh giá tư duy 2024

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy [Tăng 3 đợt so với năm ngoái]. Chi tiết về lịch tổ chức của các đợt thi như sau:

  • – Đợt 1: Ngày 2 – 3/12/2023; [Mở đăng ký từ ngày 6/11 – 12/11/2023]
  • – Đợt 2: Ngày 20 – 21/1/2024;
  • – Đợt 3: Ngày 9 – 10/3/2024;
  • – Đợt 4: Ngày 27 – 28/4/2024;
  • – Đợt 5: Ngày 8 – 9/6/2024;
  • – Đợt 6: Ngày 15 – 16/6/2024.

* Thời gian tổ chức thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào các ngày Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật.

5. Danh sách những trường đại học sử dụng điểm đánh giá tư duy để xét tuyển

Mặc dù mới đưa vào tuyển sinh từ năm 2020, tuy nhiên đến nay, đã có nhiều trường xét tuyển bằng kỳ thi này. Năm 2023 có hơn 30 trường công nhận kết quả trong xét tuyển. Xem chi tiết danh sách TẠI ĐÂY.

Đặc biệt, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, sự thay đổi của kỳ thi năm nay là để mở rộng phạm vi ứng dụng của đề thi trong xét tuyển ở các trường đại học. Không chỉ là sử dụng cho khối trường kỹ thuật như trường mà bài thi còn có thể sử dụng để xét tuyển vào các khối ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng, y dược, nông nghiệp… và phù hợp hơn với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm Đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2023

Chủ Đề