Trẻ 1 tháng ngủ bao lâu

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh một tháng tuổi có thể là một trong những vấn đề khó hiểu nhất của những người mới làm cha mẹ. Các bé có thể thức trọn cả một đêm để chơi và “lăn quay” ra ngủ vào sáng hôm sau hoặc ngược lại.

Tuy nhiên, tựu chung lại, hầu hết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh một tháng tuổi như sau:

Thời gian ngủ

Charles Shubin – Giám đốc khoa Nhi tại Mercy Family Care, Baltimore đã nói: Rất nhiều trẻ em đến với thế giới này với nhận thức về ngày và đêm hoàn toàn đảo ngược. “Những chú cú đêm bé nhỏ” ngủ rất nhiều vào ban ngày để dành năng lượng cho ban đêm cho việc vui chơi.

Một em bé tỉnh dậy vào mỗi giờ trong đêm để duỗi chân, ăn và tìm sự yêu thương của người lớn có thể khiến cho các bậc cha mẹ mệt mỏi. “Điều này có thể là một thách thức lớn dành cho người lớn vì cơ thể chúng ta không thể thích nghi được với việc thức cả đêm”, Charles Shubin nói thêm. “Đó là lí do vì sao ‘làm ca đêm’ khó khăn đến vậy”.

Chi tiết thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi.

Hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi con của bạn có khoảng thời gian ngủ dài hơn và nhớ rẳng sự thay đổi giữa ngày và đêm chỉ là tạm thời. Khi não của bé và hệ thần kinh trung ương trưởng thành, thời gian ngủ của các bé sẽ kéo dài hơn và chuyển dần sang ban đêm. Phần lớn các em bé điều chỉnh thời gian theo gia đình trong khoảng một tháng hoặc hơn.

Mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách tạo một mội trường tối, yên tĩnh vào ban đêm và để nhà thoáng - sáng vào bạn ngày.

Trẻ một tháng tuổi ngủ mấy tiếng một ngày?

Trong vài tuần đầu tiên, giấc ngủ không đều đặn, kéo dài của các bé có thể khiến mẹ lo lắng. Nhưng bạn nên biết, hầu hết trẻ sơ sinh không có giấc ngủ kéo dài từ 2 đến 4 tiếng kể cả ngày hay đêm.

Trẻ một tháng tuổi thường ngủ từ 14 đến 18 tiếng một ngày trong tuần đầu tiên và 12 đến 16 tiếng trong những tuần còn lại. Bởi vì mỗi em bé là một cá nhân khác biệt nên một số bé ngủ ít hơn một chút so với trung bình, số còn lại có thể ngủ nhiều hơn.

Theo Scott Cohen – bác sĩ nhi khoa và cũng là tác giả của cuốn sách Eat Sleep Poop: A Common Sense Guide to Your Baby’s First Year, trẻ sơ sinh ngủ 20 tiếng một ngày là một chuyện rất bình thường. Nếu con của bạn cùng như vậy thì đừng lo lắng vì khoảng thời gian này sẽ trôi qua “trong nháy mắt” thôi.

Một vài điểm đáng lưu ý về giấc ngủ của trẻ

- Để giúp trẻ một tháng tuổi có giấc ngủ kéo dài và đều đặn hơn, mẹ nên tạo một môi trường phù hợp cho bé, không gây ảnh hưởng nhiều đến hô hấp hay quá nóng vì thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn.

- Bên cạnh đó, mẹ còn có thể bị bất ngờ về việc trẻ một tháng tuổi không cần một nơi yên tĩnh để có thể “ngon giấc”. Các bé vốn đã quen với môi trường “trong bụng mẹ” – nơi có rất nhiều tiếng ồn từ tiếng nhịp tim, hệ thống tiêu hóa và âm thanh chức năng cơ thể khác…

Mẹ nên tạo môi trường phù hợp để trẻ có thể ngủ ngon. Ảnh minh họa

- Mỗi bé có những tính cách khác nhau nên cá tính thể hiện khi ngủ khác nhau. Có bé ngủ ít hơn và còn có thể “nghịch ngợm” ngay trong khi ngủ trong khi một số bé có tính cách dễ chịu hơn.

Dù có mang tới cho bạn một vài “khó chịu” nho nhỏ thì người con vẫn luôn là một “món quà vô giá” với cha mẹ. Điều những bậc phụ huynh thông minh, hiện đại có thể làm chính là kiên nhẫn, yêu thương để giúp con của bạn ngày càng khôn lớn xinh đẹp, khỏe mạnh.

Theo Ngọc Quỳnh [dịch và tổng hợp] [Khám phá]

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu mà thôi. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Ngủ nhiều được coi là “mặc định” cần thiết trong những tháng đầu sau sinh của bé

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sau khi sinh:

  • Trẻ sẽ lớn lên trong khi ngủ
  • Phát triển trí não
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh chúng

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh [REM], điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh [REM] là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh [non-REM]. Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu [non-REM] nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm hoc-mon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

Bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh khoa học:

Dưới đây là mức thời gian trung bình bé cần ngủ mỗi ngày, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Tuổi Ban đêm Ban ngày Tổng thời gian
0-4 tháng 8-12 giờ 7-9 giờ 15-21 giờ
4-12 tháng 9-10 giờ 4-5 giờ 13-15 giờ
1 tuổi 11 giờ 2-3 giờ 14 giờ
2 tuổi 10-12 giờ 1-3 giờ 13 giờ
3 tuổi 9-12 giờ 1-3 giờ 12-13 giờ
4 tuổi 9-12 giờ 0-2,5 giờ 11-12 giờ
5 tuổi 8-11 giờ 0-2,5 giờ 10-11 giờ
6 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ
7 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ
8 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ

Lưu ý: Với những bé có giấc ngủ ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi:

Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:

Em bé sơ sinh từ 0-1 tháng

Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, một đứa trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Em bé sơ sinh từ 1-3 tháng

Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn. Trong tháng thứ 3, bé cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Em bé sơ sinh từ 3-6 tháng

Khi được 6 tháng, bé có thể chỉ còn ngủ từ 15 – 16 giờ một ngày.

Bé sơ sinh cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và cả thời gian ban ngày

Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?

Dưới đây là một số mẹo để giúp bé nhanh chìm vào giấc ngủ:

Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Đây là lúc bạn cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không? Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Bạn sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp bạn biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ trưa.

Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên bạn sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.

Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, bạn nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Bạn cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại, tiếng nhạc, hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Thay vào đó, nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp, không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.

Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình

Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Làm thế nào? Đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ, tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề