Triều đại đầu tiên ở Trung Quốc đã cho mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại là nhà

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa Lục bộ
  • 2. Sau đây xin cụ thể về từng bộ:
  • 2.1 Bộ Lễ: [coi việc văn hóa, giáo dục]
  • 2.2 Bộ Lại: [coi việc tuyển chọn quan lại]
  • 2.3 Bộ Công [trông coi việc xây dựng và thủ công]
  • 2.4 Bộ Hình [trông coi luật pháp và xét xử]
  • 2.5 Bộ Binh: [trông coi việc quân sự]
  • 2.6 Bộ Hộ [lo việc kinh tế: tài chính, thuế khóa, hộ tịch, tiền tệ,…]
  • 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Lục bộ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam

1. Định nghĩa Lục bộ

Lục bộ là thuật ngữ chỉ 6 cơ quan chức năng cao cấp trong tổ chức triều đình phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên. Lục bộ bao gồm 6 Bộ: bộ Lễ, bộ Lại, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công. Đây là những cơ quan cơ bản và trọng yếu ở triều đình, giống các bộ ngành trong Chính phủ ngày này. 6 bộ có chức năng giúp vua quản lý toàn diện các lĩnh vực đời sống chính trị xã hội và kinh tế trong cả nước.

Lục bộ là sáu bộ [Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công] - cơ quan trung ương của Nhà nước phong kiến, có chức năng cao cấp trong triều đình, đứng đầu mỗi bộ là một vị Thượng thư, giúp việc có tả, hữu Thị lang [thời Lý, Trần, Lê] hoặc Tham tri [nhà Nguyễn].

Năm 1089, Lý Nhân Tông bắt đầu đặt ra các bộ, nhưng chưa đủ lục bộ. Dưới thời nhà Trần, các bộ được đặt dưới sự điều khiển của tướng quốc. Đầu thời kì Lê sơ, có 2 bộ là Bộ Lại và Bộ Lễ [theo “dư địa chí” của Nguyễn Trãi thì còn có một bộ nữa là Bộ Dân - tức là Bộ Hộ]. Đến đời Lê Nghi Dân, đã đặt đủ lục bộ [sáu bộ].

Dưới triều vua Lê Thánh Tông vẫn giữ nguyên sáu bộ và đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Vua. Các triểu đại sau đó tiếp tục duy trì sáu bộ, trong đó, Bộ Lại phụ trách việc tuyển bổ, khảo hạch, thăng giáng quan lại, phong tước... Bộ Lễ phụ trách lễ nghi, tế tự, thiên văn, tôn giáo, âm nhạc, đối ngoại, giáo dục, thi cử, Bộ Hộ quản lí ruộng đất, thuế khoá, kho tàng, dân số và cấp phát lương bổng; Bộ Binh quản lí quân đội, quân trang, vũ khí, phòng thủ biên cương; Bộ Hình phụ trách tư pháp và xét xử; Bộ Công phụ trách xây dựng, giao thông, bảo vệ đê điều, rừng... ;

Ở Việt Nam n được hoàn chỉnh vào thời Lê sơ[Lê Nghi Dân] và sử dựng suốt đến cuối thời Nguyễn.

Từ thời Lê Thánh Tông trở đi lục bộ chịu sự điều khiển trực tiếp của Hoàng đế. Đến giữa thời Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh nắm hết quyền hành, lập ra lục phiên[Lễ phiên, Lại phiên, Công phiên, Hộ phiên,..] nằm trong phủ chúa, tồn tại song song với lục bộ. Lúc này lục bộ chỉ còn là hình thức, mọi việc do Lục phiên đảm trách. Đến thời Nguyễn 6 bộ lại đặt trực tiếp dưới quyền nhà vua.

Mỗi bộ sẽ có 1 vị đứng đầu gọi là Thượng thư. Kế tiếp là 2 vị tả hữu thị lang, dưới nữa là tả hữu tham tri giúp việc cho Thượng thư

2. Sau đây xin cụ thể về từng bộ:

2.1 Bộ Lễ: [coi việc văn hóa, giáo dục]

- Lo việc lễ nghi, tế tự: bộ Lễ tổ chức các tế lễ theo đúng các thủ tục lễ nghi như: lễ đăng quang, lễ tang vua chúa, lễ mừng thọ, tiếp đón sứ thần nước ngoài, tế lễ hàng năm, tổ chức yến tiệc,...

- Lo việc ngoại giao với Trung Hoa và các nước lân bang

- Giám sát việc giáo dục và thi cử trong toàn quốc, chọn người tài ra giúp triều đình.

2.2 Bộ Lại: [coi việc tuyển chọn quan lại]

- Đây là một bộ rất quan trọng vì nó có chức năng giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước – xương sống của nền quân chủ.

- Chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bẫi miễn các chức quan từ tam phẩm trở xuống. Về thể lệ tuyển bổ, thời gian tuyển bổ quan lại hằng năm đều có một lần bổ quan về các chức khuyết, sáu năm có một lần thuyên chuyển và tuyển bổ lớn.

- Thủ tục sát hạch thăng giáng: các quan lại ở bộ lại kết hợp với các quan ở ngự sử đài cùng xem xét, giám sát việc sát hạch và thăng giáng.

2.3 Bộ Công [trông coi việc xây dựng và thủ công]

- Trông coi việc xây dựng thành lũy, đắp đê, xây dựng cầu cống đường sá, việc thổ mộc, tu sửa các công trình khi cần thiết, xây dựng lăng tẩm cho các vua chúa

- Quản đốc thợ thuyền và công việc trong các công xưởng của nhà nước, xưởng làm vũ khí, xưởng đúc tiền, chế tạo đồ dùng của vua và quan lại.

- Đóng tàu thuyền cho thủy binh.

2.4 Bộ Hình [trông coi luật pháp và xét xử]

- Xét xử các vụ án nghiêm trọng

- Thi hành pháp luật và giám sát thi hành pháp luật

- Thực hiện truy nã

- Quản lí ngục tù

- Góp ý với nhà vua về sửa các điều luật và hình phạt cho phù hợp

2.5 Bộ Binh: [trông coi việc quân sự]

- Tuyển quân, huấn luyện quân,

- Tổ chức diễn tập hàng năm

- Tuyển chọn tướng soái, võ quan

- Chuẩn bị khí giới, xe pháo, voi ngựa, thuyền, nhà trạm cho quân đội

- Tổ chức biên chế quân đội ở các địa phương, giám sát thực hiện quân lệnh

- Tổ chức canh phòng biên giới

- Đối phó với tình huống quân sự khẩn cấp

2.6 Bộ Hộ [lo việc kinh tế: tài chính, thuế khóa, hộ tịch, tiền tệ,…]

- Quản lý quốc khố và các kho tàng dự trữ của triều đình

- Phát hành tiền và quản lí việc lưu thông tiền giấy, tiền đúc

- Thu các khoản tô thuế hàng năm.

- Phát lương bổng, cấp ruộng đất cho quan lại, binh lính và cấp tiền cho việc chi tiêu của triều đình.

- Quản lí các đồ cống nạp và đồ nhận cống nạp

- Trong coi việc cân đối thu chi, của triều đình và tổng kết hàng năm dâng tấu lên vua.

- Quản lí hộ tịch và nhân khẩu.

Lục bộ là mô hình bộ máy hành chính trung ương theo lối quan liêu Nho giáo của Trung Quốc được áp dụng hết sức thành công thời Lê sơ-giai đoạn thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Đại Việt.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Lục bộ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam

1. “Lục bộ” trước thời kỳ Lê trung hưng:

Lâu nay, chúng ta đều có suy nghĩ rằng, “Lục bộ” ra đời dưới triều vua Lê Nghi Dân [1460][1]. Nhưng một số quan điểm cho rằng, “Lục bộ” đã xuất hiện dưới triều Lý rồi[2]. Tiến hành khảo cứu lại, chúng tôi thấy quan điểm đó cũng đúng; điểm khác biệt là, triều Hậu Lê về sau đã quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của “Lục bộ” còn trước đó thì không thể khảo cứu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của “Lục bộ”. Có thể các triều đại đó không quy định, hoặc do mất mát sử liệu mà không thể khảo cứu được.

Theo Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục, quyển XII: “Tân Mão, năm thứ 2 [1471, Minh Thành Hóa năm thứ 7]…. Tháng 9… Ngày 26, sửa định Hoàng triều quan chế. Vua dụ các quan viên văn võ và nhân dân rằng: “….; việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm… Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc… Công việc liên lạc, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên gọi lính lấy quân là việc của đốc phủ, mà thể thống phải do bộ Binh; chi ra thu vào là chức của bộ Hộ, mà giúp đỡ tất có khoa Hộ. Bộ Lại thăng bổ không xứng tài thì khoa Lại có quyền bác bỏ; bộ Lễ nghi chế không hợp lễ, thì khoa Lễ được phép hặc tâu. Khoa Hình thì xét lại lời thẩm đoán của bộ Hình phải trái thế nào; khoa Công thì kiểm điểm hạn công tác của bộ Công chăm chỉ trễ biếng…

…; lấy Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công làm sáu bộ. Ngoài sáu bộ lại có sáu khoa. Đại lý, Thái thường, Quang lộc, Thái bộc, Hồng lô, Thượng bảo làm sáu tự…”[3].

2. “Lục bộ” dưới thời kỳ Lê trung hưng:

Đến thời kỳ Lê trung hưng, Lục phiên bên phủ chúa đã rút hết quyền lực của Lục bộ bên triều đình. Theo Lịch triều Hiến chương loại chí, quyển XIII: “Năm thứ 14 [1718], bắt đầu đặt quan sáu phiên, chia tả trung, hữu trung, đông, tây, nam, bắc và gọi là sáu cung, giữ mọi việc của cải, thuế khóa, binh dân”[4]. Đó cũng là thực tế của thời kỳ đó, khi phủ chúa Trịnh là “trung tâm quyền lực” của nước ta còn triều đình là hư danh; chúa Trịnh tuy là bề tôi nhưng là “chủ nhân thực sự” của Đại Việt, còn vua Lê chỉ là “hư vị” mà thôi. Chính vì thế, người Đàng Ngoài mới có câu rằng: “nghìn vị Vua băng chẳng hề làm đất nước lâm nguy nhưng một ông Chúa chết mọi người đều hoang mang, lòng dân bất an, triều chính loạn đảo”[5].

Tuy rằng đã bị rút bớt từng phần quyền lực từ triều đình về bên phủ chúa, nhưng Lục bộvẫn có những quyền lực nhất định. Cụ thể, năm Đức Nguyên thứ 2 [1675], triều đình đã định rõ sự lệ về chức vụ của sáu bộ như sau[6]:

+ Bộ Lại giữ công việc quan tước, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc điền bổ [chức khuyết], cấp cho [bổng lộc].

+ Bộ Hộ giữ công việc ruộng đất, nhân dân, kho tàng, lương tiền, thu phát và các việc về ruộng lộc, thuế má, muối, sắt.

+ Bộ Lễ giữ công việc lễ nghi, tế tự, lễ mừng, tiệc yến, việc học, việc thi cử, các chi tiết về áo mũ, ấn, dấu, chương tấu, bài biểu, việc đi cống, đi sứ, vào chầu. Lại kiêm trông coi các việc về tư thiên [thiên văn], về y, bốc, tăng, đạo, giáo phường, đồng văn, nhã nhạc.

+ Bộ Binh giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng, khí giới và các việc về dân biên giới, quân trấn giữ, các dịch trạm, các dân Man di hiểm hại, những việc khẩn cấp.

+ Bộ Hình giữ công việc luật lệnh, hình pháp, xét lại ngục tụng, xử tội về năm hình.

+ Bộ Công giữ công việc thành trì, cầu cống, đường sá, xây đắp, thợ thuyền, việc sửa chữa xây dựng cùng là việc cấm chế về núi rừng, vườn tược, sông, đầm.

Năm Cảnh Hưng thứ 12 [1751] [lúc này đã có Lục phiên], thì Lục bộ chỉ còn chức năng “nắm việc đại cương” của Lục phiên[7]. Tuy nhiên, triều đình cũng có những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Lục bộ[8]:

+ Chức vụ Lại bộ: Cân nhắc nhân vật, bổ dùng các quan chức trong ngoài. Về việc chọn bổ các chức quận thú, huyện lệnh ở trong hay ngoài, càng phải cẩn thận. Nên chiếu theo sự lý của triều trước đã định rõ, xét lời nói, việc làm, xem khí độ, kiến thức và xem khoa trường trúng nhiều kỳ hay ít, làm việc lâu năm hay mới, để làm chuẩn định bổ đi chỗ nhiều việc hay chỗ ít việc. Như chức nhiệm ở ngoài có viên nào khuyết, thấy tờ trình của hai ty thì lập tức chọn người bổ dụng, không được để chậm. Người nào không do khoa trường và mới làm việc mà cậy người xin hộ đưa đơn thẳng lên thì cho được trả lại và bác bỏ, lại trình xin luận tội, để trừng trị thói tệ và giữ trong sạch cho đường làm quan. Việc bổ khuyết và việc bổ lớn, thì chiếu quy lệ, từ khi yết thị đến khi nộp giấy xin, không quá hai tháng; từ khi thẩm duyệt đến khi mở kỳ thuyên bổ và dâng tờ khải, cũng không quá hai tháng, như thế cho khỏi chậm trễ. Nếu dám khinh suất dụng tình, kéo dài sinh sự, cùng là tuyển bổ không đúng lệ, nhiệm dụng không đáng tài, đều cho quan đài [Ngự sử] xét hặc, quan khoa [Lại] bác trả, quan phúc tra xét lại, đều tùy sự lý nhẹ hay nặng mà xử biếm phạt. Còn việc khác, như tra khám những vụ kiện kêu lại ở Lại phiên và những việc thuộc về ban [phẩm trật], cấp [bổng lộc], thì đều chiếu theo điều lệ mà phụng hành.

+ Chức vụ Hộ bộ: Tra khám các vụ kiện kêu lại ở Hộ phiên; các việc đưa phát [tiền của] thì chiếu theo điều lệ mà phụng hành.

+ Chức vụ Lễ bộ: Tra khám các vụ kiện kêu lại ở Lễ phiên; các việc tế lễ, tiệc yến, tiệc mừng, thi cử, ấn phù, nhạc chương thì chiếu theo điều lệ mà phụng hành.

+ Chức vụ Binh bộ: Tra khám những vụ kiện về việc quân nhân tranh nhau ruộng khẩu phần, về việc che đậy suất lính, phúc lại những vụ kiện của Binh phiên; về việc cộng đồng với Binh phiên mà lượng số lính, và các việc cấp giao thẻ bài chạy trạm, thì chiếu theo điều lệ mà phụng hành.

+ Chức vụ Hình bộ: Tra khám những vụ kiện kêu lại ở Hình phiên và xét hỏi lại các việc tù đồ do các nha môn trong ngoài xử đoán. Việc xét lại ấy, nên theo sự lý của triều trước dặn bảo, như thấy án tù nặng giao xuống cho bàn lại, thì lập tức công đồng xét hỏi cần cho đúng thực tình làm cốt, đáng hình thì xử hình, đáng chuộc thì cho chuộc. Người nào dự hạng được chuộc, cho chuyển nộp tiền chuộc, mới được tha giam, đều hạn 10 ngày là cùng. Nếu để chậm trễ quá hạn và xét hỏi không công thì cho Hình khoa hặc trình, cứ tùy tình nặng nhẹ mà xử biếm phạt [điều này theo chuẩn định năm Dương Đức thứ 3 [1674]].

+ Chức vụ Công bộ: Tra khám những vụ kiện kêu lại ở Công phiên; về các việc chế tạo ban tứ thì đều chiếu theo điển lệ mà phụng hành.

Năm Chiêu Thống thứ 1 [1787] [lúc này, chúa Trịnh đã bị tiêu diệt vào năm 1786], bớt quan thuộc ở sáu phiên, các việc đều quy vào sáu bộ. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sáu bộ bao gồm:

+ Chức vụ Lại bộ: chuyên giữ công việc trao quan phong tước, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc điền bổ [chức khuyết], cấp cho [bổng lộc][9].

+ Chức vụ Hộ bộ: Giữ công việc về ruộng đất, hộ khẩu, phú thuế, thuế thổ sản, tiền thóc, kho tàng và việc lương bổng quan binh[10].

+ Chức vụ Lễ bộ: Giữ công việc về lễ nghi, tế tự, tiệc mừng, tiệc yến, trường học, thi cử, áo mũ, ấn dấu, chương tấu, bài biểu, đi sứ, đi triều cận lại kiêm trông coi các ty thuộc tư thiên, y bốc cùng là tăng đạo, giáo phường, đồng văn, nhã nhạc[11].

+ Chức vụ Binh bộ: Giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng, khí giới và những việc dân biên giới, quân đóng trấn các trạm phố, các nơi hiểm yếu cùng những việc khẩn cấp[12].

+ Chức vụ Hình bộ: Giữ mọi công việc về luật lệnh, hình pháp, xét lại các việc tù đày, kiện cáo, các việc nghiêm cấm[13].

+ Chức vụ Công bộ: Giữ những công việc thành trì, cầu cống, đường sá, thợ thuyền, các việc sửa chữa xây dựng[14].

3. “Lục bộ” dưới triều Nguyễn:

Đến triều Nguyễn, thông qua những ghi chép trong Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ thì chúng ta có thể biết được chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Lục bộ.

+ Chức vụ Lại bộ[15]: Giữ những chính sự thăng giáng về quan văn trong kinh và ở các tỉnh, chỉnh đốn phương pháp làm quan để giúp chính sự trong nước.

- Ty Văn Tuyển thanh lại: Chuyên giữ việc phẩm cấp quan chế thuyên bổ chức hàm và chương sớ phiếu nghĩ, làm các bản danh sách hộ giá, bồi tế, dự yến, kiểm soát danh sách quan hầu và khóa lương bổng, từ Tam phẩm trở lên.

- Ty Trừng Trị thanh lại: Chuyên giữ các việc gia cấp kỷ lục, thưởng tự, giáng phạt, cấp tuất, cho nghỉ gia hạn và làm danh sách mãn khóa thăng thưởng từ Tứ phẩm trở xuống.

- Ty Phong Điển thanh lại: Chuyên giữ việc phong tặng, tập ấm, làm những cáo bằng, cấp phát tra thư và làm cả danh sách mãn khóa thăng thưởng.

- Ty Lại Ấn: Kính giữ ấn triện của bộ chi dùng việc công, tiếp nhận các chương sớ và tư trình đường quan chuyển giao cho các ty chiếu làm theo từng tháng mà báo tiêu.

- Xứ Lại trực: Chuyên giữ viết phiếu, viết bài trình lên và viết tinh tả phiếu nghĩ, để chầu đóng ấn vàng.

+ Chức vụ Hộ bộ[16]: Nắm giữ các chính sách về điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc trong nước bình chuẩn việc phát ra thu vào, để điều hòa nguồn của cải nhà nước.

- Ty thanh lại Kinh trực: Chuyên giữ sớ, sổ sách ở Kinh trực.

- Ty thanh lại Nam kỳ: Chuyên giữ giấy, sớ, sổ sách các tỉnh từ Bình Định trở vào Nam.

- Ty thanh lại Bắc kỳ: Chuyên giữ giấy, sớ, sổ sách các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc.

- Ty thanh lại thưởng lộc: Chuyên giữ việc chi cấp lương bổng, thưởng cấp tiền lương.

- Ty thanh lại thuế hạng: Chuyên trách về thuế sản xuất và kinh phí mua sắm đồ vật ở các địa phương.

- Ty hộ ấn, xứ hộ trực: giữ việc chi lương phân phái làm việc cho các ty.

+ Chức vụ Lễ bộ[17]: Giữ trật tự 5 lễ, hòa hài giữa thần và người, trên và dưới, để giúp việc lễ cho nước.

- Ty Nghi văn thanh lại: Chuyên giữ về việc lễ Gia, lễ Quân và giữ con dấu, tiếp nhận tấu sớ công văn, trình lên đường quan, rồi chia giao cho các ty làm.

- Ty Nhân tự thanh lại: Chuyên giữ về việc tế tự.

- Ty Tân hưng thanh lại: Chuyên giữ những việc phong tặng các thần, cất nhắc hiền tài, lập nhà học, nêu khen những người hiếu hạnh, tiết nghĩa.

- Ty Thù ứng thanh lại: Chuyên giữ điển lệ bang giao, triều cống.

- Nhân viên phòng trực: Chuyên giữ việc dâng soạn phiến bài và hầu kim bảo.

+ Chức vụ Binh bộ[18]: Chuyên việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ trong ngạch, khảo duyệt khí giới, lương thực để giúp việc chính trị trong nước.

- Ty Võ tuyển thanh lại: Chuyên giữ quan chế về võ giai trong ngành, phẩm trật, tuyển bổ, cấp cáo sắc, xem xét sổ quan lại cùng các việc tham cứu người nào đủ niên lệ, khảo công, xét thưởng.

- Ty Kinh kỳ thanh lại: Chuyên lo cấp bổ quan chức ban võ trong kinh, hầu giá khi vua tuần du; điểm duyệt, diễn tập, đồn thú, Tuần phòng, phân phối, sai phái biền binh, cùng các việc ấn triện, công nhu ở Bộ đường.

- Ty Trực tỉnh thanh lại: Chuyên lo cất bổ quan chức ban võ ở các tỉnh trực thuộc triều đình quản lý và các việc khảo duyệt, diễn tập sai phái biền binh.

- Ty Khảo công thanh lại: Chuyên lo việc cất nhắc, thăng thưởng, xử trí, kiểm xét các ống thư ở trạm dịch và kiểm tra các việc làm của các đội trưởng.

- Xứ Binh trực: Chuyên lo việc viết, dán phiếu bài, hầu đóng ấn vàng.

+ Chức vụ Hình bộ[19]: Giữ việc pháp luật, án từ để nghiêm phép nước.

- Ty Thanh lại ở Kinh, trực kỳ: Phàm những chương sớ, hồ sơ việc án ở Kinh sư và phủ Thừa Thiên, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi về Tả trực kỳ, tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình về Hữu trực kỳ đều do ty này phụ trách cả.

- Ty Thanh lại ở Nam hiến: Các chương sớ, hồ sơ việc án của các tỉnh từ Bình Định trở vào Nam cho đến Nam kỳ đều do ty này trông coi cả.

- Ty Thanh lại ở Bắc hiến: Phàm những chương sớ, hồ sơ việc án của các tỉnh từ Hà Tĩnh trở về Bắc cho đến Bắc kỳ đều do ty này trông coi cả.

- Hình trực xứ ở ty Hình ấn: Chức giữ cũng giống như bộ Lại.

+ Chức vụ Công bộ[20]: Coi giữ việc thợ thuyền đồ dùng trong thiên hạ, phân biệt vật hạng, xét rõ tài liệu để sửa sang việc nước. Phàm có làm lăng tẩm, thành trì, đồn lũy, đê điều, cầu đường và bắt cấp thợ nung ngói gạch, xem xét đơn bằng các việc đều giữ cả.

- Doanh thiện thanh lại ty: Coi giữ tất cả những việc sửa làm cung điện, nhà cửa, kho tàng, giải vũ.

- Tu tạo thanh lại ty: Coi giữ các việc sửa làm các loại thuyền.

- Công ấn ty, Công trực xứ: Chức giữ cũng như bộ Lại.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề