Triều đại nào khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc trắc nghiệm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1: Người Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ khi nào ?

A. 2000 năm TCN.

B. 1000 năm TCN.

C. 3000 năm TCN.

D. 4000 năm TCN.

Chọn đáp án: A

Giải thích: [SGK – 10]

Câu 2: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:

A. Thế kỉ III.

B. Thế kỉ II.

C. Thế kỉ III trước công nguyên.

D. Thế kỉ II trước công nguyên.

Chọn đáp án: C

Giải thích: [SGK – 10]

Câu 3: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:

A. Thuế.

B. Hoa lợi.

C. Địa tô.

D. Tô, tức

Chọn đáp án: C

Giải thích: [SGK – 10]

Câu 4: Vương triều nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Nhà Đường

B. Nhà Hán

C. Nhà Minh

D. Nhà Thanh

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nhà Hán tồn tại hơn 400 năm từ năm 206 TCN – 220.

Câu 5: Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Nhà Tống

B. Nhà Đường

C. Nhà Minh

D. Nhà Thanh

Chọn đáp án: B

Giải thích: thời Đường bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp ổn định. Xã hội thời Đường đạt đến sự phồn thịnh, lãnh thổ được mở rộng.

Văn hóa Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đỉnh cao là thơ Đường.

Câu 6: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?

A. Kĩ thuật in.

B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.

C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.

D. Đóng tàu, chế tạo súng.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Thời Tống có nhiều phát minh quan trọng: La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết được coi là tứ đại phát minh.

Câu 7: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Những giáo lý của Nho giáo là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến.

Câu 8: Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?

A. Quý tộc, nông dân.

B. Địa chủ, nông nô.

C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh.

D. Quý tộc, nông nô.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

– Quan lại và những nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất và có quyền lực trở thành địa chủ.

– Nông dân bị mất ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời Nguyên là do nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán: người Hán có địa vị thấp kém, bị cấm đoán đủ thứ → Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị gay gắt.

Câu 10 : Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Nguyên.

B. Thời Minh.

C. Thời Thanh.

D. Thời Tống.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện theo đà phát triển của thủ công nghiệp. Thời Minh đã xuất hiện những cơ sở thủ công quy mô lớn, những thành thị lớn giao lưu, buôn bán tấp nập.

Trong chuyên mục Tổng hợp hôm nay, cùng GiaiNgo tìm hiểu triều đại nào khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc nhé.

Triều đại nào khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc là nội dung được học trong chương trình Lịch sử lớp 10. Cùng củng cố kiến thức lại với GiaiNgo qua bài viết sau đây nhé.

Triều đại khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc là nhà Tần.

Thời Tần hình thành nhiều tầng lớp giai cấp. Vua là người có quyền hành tuyệt đối. Giúp việc cho vua có Thừa tướng, Thái úy.

Lực lượng quân triều đình lớn mạnh, giúp ổn định xã hội, dẹp trừ loạn đản.

Đất nước được chia thành các quận, huyện do quan Thái thú ở quận và Huyện lệnh ở huyện quản lí. Những vị quan này do vua phong và tuân theo mệnh lệnh của vua.

Các triều đại phong kiến Trung Quốc

Kể tên các triều đại phong kiến của Trung Quốc:

Tên triều đạiThời gian
HạKhoảng 2070 TCN-Khoảng 1600 TCN
ThươngKhoảng thế kỷ XVII – XI TCN
ChuKhoảng 1046 TCN-khoảng 221 TCN
Tây ChuKhoảng 1046 TCN-771 TCN
Xuân Thu770 TCN-403 TCN
Đông Chua770 TCN-256 TCN
Chiến Quốc403 TCN-221 TCN
Tần221 TCN-207 TCN
Hán206 TCN-10/12/220 [202 TCN Lưu Bang xưng đế]
Tây Hán1/202 TCN-15/1/9
Tân15/1/9-6/10/23
Đông Hán5/8/25-10/12/220
Tam Quốc10/12/220-1/5/280
Tào Ngụy10/12/220-8/2/266
Thục Hán4/221-11/263
Đông Ngô222-1/5/280
Tấn8/2/266-420
Tây Tấn8/2/266-11/12/316
Đông Tấn6/4/317-10/7/420
Thập lục quốc304-439
Tiền Triệu304-329
Thành Hán304-347
Tiền Lương314-376
Hậu Triệu319-351
Tiền Yên337-370
Tiền Tần351-394
Hậu Tần384-417
Hậu Yên384-407
Tây Tần385-431
Hậu Lương386-403
Nam Lương397-414
Nam Yên398-410
Tây Lương400-421
Hồ Hạ407-431
Bắc Yên407-436
Bắc Lương397-439
Nam – Bắc triều420-589
Nam triều420-589
Lưu Tống420-479
Nam Tề479-502
Nam Lương502-557
Trần557-589
Bắc triều439-581
Bắc Ngụy386-534
Đông Ngụy534-550
Bắc Tề550-577
Tây Ngụy535-557
Bắc Chu557-581
Tùy581-618
Đường18/6/618-1/6/907
Ngũ Đại Thập Quốc1/6/907-3/6/979
Ngũ Đại1/6/907-3/2/960
Hậu Lương1/6/907-19/11/923
Hậu Đường13/5/923-11/1/937
Hậu Tấn28/11/936-10/1/947
Hậu Hán10/3/947-2/1/951
Hậu Chu13/2/951-3/2/960
Thập Quốc907-3/6/979
Ngô Việt907-978 [năm 893 bắt đầu cát cứ]
Mân909-945 [năm 893 bắt đầu cát cứ]
Nam Bình924-963 [năm 907 bắt đầu cát cứ, tức Kinh Nam Quốc]
Mã Sở907-951 [năm 896 bắt đầu cát cứ]
Nam Ngô907-937 [năm 902 bắt đầu cát cứ]
Nam Đường937-8/12/975
Nam Hán917-22/3/971 [năm 905 bắt đầu cát cứ]
Bắc Hán951-3/6/979
Tiền Thục907-925 [năm 891 bắt đầu cát cứ]
Hậu Thục934-17/2/965 [năm 925 bắt đầu cát cứ]
Tống4/2/960-19/3/1279
Bắc Tống4/2/960-20/3/1127
Nam Tống12/6/1127-19/3/1279
Liêu24/2/947-1125
Tây Hạ1038-1227
Kim28/1/1115-9/2/1234
Nguyên18/12/1271-14/9/1368
Minh23/1/1368-25/4/1644
Thanh1636-12/2/1912 [năm 1616 lập Hậu Kim, đến năm 1636 cải quốc hiệu thành Thanh]

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan khác

Bên trên bạn đã tìm hiểu nội dung về triều đại nào khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc. Tiếp theo chúng ta cùng trả lời những câu hỏi liên quan nhé!

Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là gì?

Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã nổ ra, lật đổ nhà Thanh. Đồng thời mở ra giai đoạn lịch sử hiện đại ở Trung Quốc.

Ai là người có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?

Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến.

Vào thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc hình thành cục diện gồm 7 nước lớn là Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên. Năm 221 TCN, vua Tần đã đánh bại 6 nước còn lại, từ đó thống nhất Trung Quốc.

Vị vua khởi đầu cho việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là ai?

Vị vua khởi đầu cho việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng.

Ông nắm trong tay quyền hành tuyệt đối. Dưới có các quan văn và quan võ do Thừa tướng, Thái úy đứng đầu giúp vua trị nước.

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nhà Tần. Nó được thể hiện dưới ba mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa

Kinh tế

Việc sử dụng các công cụ bằng sắt làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Của cải dư thừa xuất hiện nhiều hơn.

Chính trị

Từ thời cổ đại đã có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc sinh sống trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang

Giữa các nước này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau.

Đầu thế kỉ IV TCN, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh hơn cả. Chính vì vậy mà nước Tần đã thống nhất Trung Quốc, mở ra một thời kỳ mới.

Xã hội

Các giai cấp mới được hình thành bao gồm địa chủ và nông dân. Cụ thể:

  • Quan lại có nhiều ruộng đất nên họ là địa chủ.
  • Tầng lớp nông dân cũng bị phân hóa. Những nông dân giàu có trở thành địa chủ. Một bộ phận nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân nghèo, họ nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã thời kỳ trước.

Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Tư tưởng “Đại Hán” xuất hiện từ các triều đại phong kiến trước kia. Họ tự coi mình là một quốc gia lớn, các nước khác phải thần phục.

Vừa rồi GiaiNgo đã mang đến những thông tin liên quan đến câu hỏi triều đại nào khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Trung Quốc. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để đọc thêm nhiều bài viết hay nhé.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề