Cục thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước tp hcm

Mô hình cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2009 trên cơ sở quyết định số 83/2009/QĐ- TTg ngày 27.5.2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ quy định vào điều 1 Quyết định số 83, thanh tra, giám sát ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Ngày 07/4/2014, Chính phủ chính thức ban hành nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg hướng dẫn thi hành nghị định 26 và thay thế quyết định số 83 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 17/5/2019, Chính phủ ban hành nghị định 43/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Đáng chú ý hơn, nghị định 43 có hiệu lực từ ngày được ký ban hành.

Trên cơ sở các quy định pháp luật hiên hành và thay đổi gần đây, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có một số đặc điểm và lưu ý như sau.

I. Cơ cấu tổ chức hiện hành của cơ quan Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức tại Việt Nam gồm các đơn vị gồm:

1. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước [gọi tắt là Vụ I].

2. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài [gọi tắt là Vụ II].

3. Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng [gọi tắt là Vụ III].

4. Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng [gọi tắt là Vụ IV].

5. Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng [gọi tắt là Vụ V].

6. Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng [gọi tắt là Vụ VI].

7. Vụ Tổ chức cán bộ [gọi tắt là Vụ VII].

8. Văn phòng.

9. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội [gọi tắt là Cục I].

10. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh [gọi tắt là Cục II].

11. Cục Phòng, chống rửa tiền [gọi tắt là Cục III].

Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

II. Thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên nước

Một trong những thay đổi đáng lưu ý của mô hình tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngành ngân hàng từ ngày 15/5/2019 là việc thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn cả nước.

Riêng Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tương đương Chi cục thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đây, theo quy định của nghị định số 26, Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước được thành lập tại hai thành phố là trung tâm kinh tế của Việt Nam là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị định 43 chưa cho thấy ý định rõ ràng của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện mô hình Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội [Cục I] và Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh [Cục II] đã được thành lập từ cuối năm 2014 song song với các cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

III. Sửa đổi, bổ sung và làm rõ một số nội dung về thẩm quyền cơ quan Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Nghị định 43 quy định rõ hơn về thẩm quyền cơ quan Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng biện pháp can thiệp sớm theo quy định của Điều 103a Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Căn cứ vào quy định tại nghị định 43, cơ quan thanh tra, giám sát tiến hành giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng và biện pháp khắc phục khi bị áp dụng can thiệp sớm tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bổ sung chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào danh sách thực hiện xếp hạng hằng năm theo mức độ an toàn.

Bảng đối chiếu thay đổi về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tại nghị định 43.

Trên đây là một số nội dung cần lưu ý về nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Công ty Luật TNHH DNP ./.

  • Bản tin pháp luật tuần 21 – 2017
  • Tháng Năm 24, 2017
  • In "Uncategorized"
  • Bản tin pháp luật tuần 32 – 2016
  • Tháng Tám 8, 2016
  • In "Uncategorized"
  • Bản tin pháp luật tuần 43 – 2016
  • Tháng Mười 24, 2016
  • In "Uncategorized"

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM  phát biểu tại sự kiện

Theo đó, từ ngày 5/7, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM [Cục 2] sáp nhập vào NHNN chi nhánh TP.HCM. Ông Tô Duy Lâm cho biết, việc sáp nhập Cục 2 phải đảm bảo hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải thông suốt, không ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.

Đặc biệt, phải phát huy vai trò trách nhiệm trong xử lý công việc, trong đó ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ cần tập trung xử lý công việc hiệu quả, trách nhiệm, nhất là trong giai đoạn hậu sáp nhập, bàn giao công việc.

“Quán triệt tinh thần chỉ đạo là đoàn kết, trách nhiệm và hiệu quả, để góp phần quan trọng trong hoàn thành nhiệm vụ của Thống đốc NHNN Việt Nam giao cho NHNN chi nhánh TP.HCM”, ông Tô Duy Lâm thông báo.

Theo Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 và Quyết định 20/2019/QĐ-TTg ngày 12/6/2019 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam cho toàn bộ cán bộ, công chức NHNN chi nhánh TP.HCM và Cục 2 trước đây. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNN chi nhánh TP.HCM hiện có 6 phòng: Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Tổng hợp - Kiểm soát nội bộ, Phòng Quản lý ngoại hối - Vàng, Phòng Kế toán - Thanh toán, Phòng Tiền tệ - Kho quỹ, Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong đó, Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Chi cục thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM và có ba phòng: Phòng Thanh tra; Phòng Quản lý, giám sát chi nhánh tổ chức tín dụng Nhà nước;  Phòng Quản lý, giám sát chi nhánh tổ chức tín dụng ngoài Nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề