Trình độ giáo dục phổ thông là gì năm 2024

Trong mỗi bản sơ yếu lý lịch tự thuật đều sẽ có mục trình độ văn hóa, yêu cầu người viết phải điều vào. Vậy trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa lý lịch ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây trong bài viết của MISA MeInvoice.

Văn hóa là một khái niệm vô cùng lớn và phức tạp, chưa có một định nghĩa nào xác định cụ thể văn hóa là gì. Chính vì vậy, cũng chưa có văn bản nào giải thích đúng ý nghĩa của trình độ văn hóa.

Ngày nay, trình độ văn hóa được nhiều người hiểu là thể hiện trình độ giáo dục phổ thông được thể hiện qua tờ khai sơ yếu lý lịch.

Lưu ý: Nếu chưa biết sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Tuy nhiên, xét về ngữ nghĩa của trình độ văn hóa thì việc định nghĩa ở trên là chưa đúng hoàn toàn. Bởi xét theo ý nghĩa rộng thì trình độ văn hóa còn bao gồm cả sự phát triển vật chất và tinh thần của một cá nhân, nhóm người, một tập thể hay cả xã hội trên cùng một khu vực địa lý.

Theo Khoản 2 Điều 6 Luật giáo dục 2019, có đề cập đến những cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm những cấp bậc sau:

– Giáo dục mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục bậc mẫu giáo.

– Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

– Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, giáo dục trung cấp, giáo dục cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

– Giáo dục đại học đào tạo trình độ cấp đại học và sau đại học là thạc sĩ, tiến sĩ.

– Như vậy chúng ta có thể thấy, trình độ phổ thông ở đây được hiểu trong sơ yếu lý lịch chính là trình độ văn hóa. Trình độ học vấn sẽ bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

2. Cách ghi trình độ văn hóa trên sơ yếu lý lịch

Việc kê khai trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng đến công việc và nhận định của người khác khi đọc sơ yếu lý lịch. Chính vì thế, bạn cần kê khai trình độ văn hóa một cách chính xác như sau: Ghi đã hoàn thành đến lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông theo quy định tại Điều 6 Luật giáo dục 2019.

Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với những đối tượng tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; Lớp 12/12 [đối với những đối tượng tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

Lưu ý: Theo quyết định 135/CP được ban hành và có hiệu lực vào 1981, hệ thống giáo dục quốc gia được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm và áp dụng đến ngày nay.

Đối với trường hợp được đào tạo trình độ chuyên môn cao nhất thì kê khai là: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp,…

3. Những câu hỏi liên quan đến trình độ văn hóa

3.1. Khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thì ghi trình độ văn hóa như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trình độ văn hóa của người tốt nghiệp đại học thì ghi là 12/12, còn về trình độ chuyên môn thì ghi là cử nhân hoặc kỹ sư. Đối với hệ đào tạo sau đại học cũng sẽ ghi tương tự giống như trình độ đại học.

3.2. Sự khác nhau giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn?

Trình độ chuyên môn là là vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và ghi nhận trong môi trường làm việc. Còn trình độ văn hóa được hiểu như là sự tiến hóa và phát triển nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử theo chuẩn mực nhất định của xã hội. Việc ghi nhận trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch hiện tại vẫn còn gây nhầm lẫn, các bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Trình độ chuyên môn: Hoàn thành chương trình đào tạo thuộc chuyên ngành cụ thể như là kế toán, kỹ sư xây dựng, cử nhân Luật.
  • Trình độ văn hóa: Hoàn thành chương trình cấp bậc giáo dục phổ thông như 9/12 hoặc 12/12.

3.3. Học hết lớp 7 thì ghi trình độ văn hóa như thế nào?

Đối với hệ thống giáo dục của quốc gia khi bạn thực hiện hoàn thành lớp 7 thì bạn ghi trình độ văn hóa của bản thân là 7/12. Còn khi bạn thực hiện hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông thì ghi là 12/12.

4. Lời kết

Những thông tin trên mà MeInvoice chia sẻ để giải đáp câu hỏi ở đầu bài là “trình độ văn hóa là gì?” cùng những thông tin liên quan. Hy vọng qua những cơ sở giải đáp trên sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về trình độ văn hóa. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ tới người khác nhé.

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quốc An - Hòa Bình

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần thuộc hệ thông giáo dục quốc dân.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định nêu trên bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất là gì?

Thuật ngữ “Trình độ văn hóa” có thể được hiểu là “trình độ học vấn”. Nó đề cập đến mức độ giáo dục chính quy cao nhất mà một người đã đạt được. Ở Việt Nam, điều này rất quan trọng vì nó thường tương ứng với trình độ chuyên môn của một người khi ứng tuyển vào các công việc hoặc vị trí trong các tổ chức khác nhau.

Lớp 12 trình độ chuyên môn là gì?

Thế nào là trình độ chuyên môn? - Hiên nay, trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lực của một cá nhân về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó [ví dụ: kỹ sư xây dựng]. Trình độ chuyên môn được dùng với những người có cấp bậc nhất định như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,..

Trình độ trung học phổ thông là gì?

Trung học phổ thông [THPT] hay còn gọi là phổ thông trung học [PTTH], cấp 3 là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học [cấp 1], trung học cơ sở [cấp 2] và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học.

Học hết lớp 12 được gọi là gì?

Tiểu học: Người đã học xong lớp 5 hoặc tương đương. Trung học cơ sở: Người đã học xong lớp 9 hoặc tương đương. Trung học phổ thông: Người đã học xong lớp 12 hoặc tương đương. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch sẽ phụ thuộc vào hệ đào tạo phổ thông mà người lao động đã theo học.

Chủ Đề