Trò chơi cho học sinh lớp 3

Cách chơi: Chọn một nhóm học sinh gồm 10 bạn [5 nam, 5 nữ].

Quy định cho các học sinh Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn học sinh nữ thì bắt đầu bằng chữ “Thì”.

Sau 2 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình…

Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình [như 1 trò chơi hát đối đáp], câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng.

Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó. Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.

Quản trò: [Hô] Gió thổi, gió thổi.

Cả lớp: Về đâu, về đâu?

Quản trò: Bên trái, bên trái.

Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.

Quản trò: Gió thổi, gió thổi.

Cả lớp: Về đâu, về đâu?

Quản trò: Bên phải, bên phải.

Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.

Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.

Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.

13. Trò chơi “Cây sen”

Cách chơi: 

Người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò [lời nói làm ngược động tác]

Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…

14. Trò chơi “Lời chào”

Cách chơi:

Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

15. Trò chơi “Hát đếm số”

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay

Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]

Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”

Quản trò đưa 2 ngón tay:

Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”

Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt.

16. Trò chơi “Ai làm đúng?”

Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.

Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra  tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp… Gà mái kêu cục tác… Gà trống kêu ò…ó…o…

Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.

Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.

16. Trò chơi “Trời mưa”

Cách chơi:Quản trò: [hô]: Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ [hai tay vòng lên phía trên đầu]
Quản trò: Mưa nhỏ
Cả lớp: Tí tách, tí tách [Vỗ nhẹ hai tay vào nhau]
Quản trò: Trời chuyển mưa rào
Cả lớp: Lộp độp, lộp độp [Vỗ tay to hơn]
Quản trò: Sấm nổ
Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng [nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần]Quản trò: Đã 9 giờ tối
Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ [Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu]
Quản trò: Trời đã sáng tỏ
Cả lớp: Gà gáy ò ó o [làm động tác gà gáy]
Quản trò: Rủ nhau tới trường
Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn [Ngồi xuống, vòng tay lên bàn]

[Nguồn: sưu tầm]

. Trò chơi chơi theo hình thức “Tiếp sức”

*Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ.

* Số lượng : Chia lớp thành 2-3 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 3-5 bạn.

* Địa điểm : Trong phòng học.

* Thời gian: 2 - 4 phút

*Cách chơi :

Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu cầu bài.

Giáo viên chuyển hoạt động trình bày kết quả thành luật chơi, học sinh được bàn bạc, trao đổi tìm cách hoàn thanh trò chơi trước khi cử đại diện lên trình bày kết quả bằng hình thức tiếp sức. Nghĩa là bạn thứ nhất điền kết quả đến lượt bạn thứ 2 … Kết quả được tính dựa trên tiêu trí đúng, nhanh, trình bày hợp lí …

Những bài tập có dạng điền khuyết, nối cặp đôi, tìm từ giáo viên có thể áp dụng để chuyển thành trò chơi dạng này.

Chú ý : Dạng chơi này học sinh hay hưng phấn gây ồn ào thái quá khi chơi.

2. Trò chơi "Giành cờ chiến thắng"

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu đề bài, suy nghĩ trao đổi cách làm… như bình thường chỉ khác ở chỗ khi cho học sinh trình bày bảng thì tổ chức dưới hình thức trò chơi “Giành cờ chiến thắng”

Cách chơi : Chia lớp thành 2 [hoặc 3 nhóm], điểm số từ 1 đến hết, chia phần bảng cho mỗi nhóm. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải nhớ số của mình.

Khi giáo viên [hoặc quản trò] gọi “số 1” nghĩa là các em mang số 1 ở các nhóm tập tức lên bảng làm bài. Khi lệnh “số 1 về, số 3 lên” thì em số 1 về chỗ ngồi [dù làm xong hay chưa xong một phần của bài tập] em số 3 lên bảng làm tiếp vào chỗ còn lại. Cứ tương tự như vậy cho đến khi học sinh làm xong bài toán mới thôi. Nhóm nào làm đúng và xong bài  trước tiên thì nhóm đó giành được cờ chiến thắng [cờ chiến thắng có thể là điểm 10, lời khen hay một vật gì đó tường trưng] Với cách này, học sinh rất hứng thú trong học tập, em nào cũng tích cực cố gắng để khẳng định mình, ngoài ra các em còn tự biết tương trợ nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình làm bài [Em chưa hiểu sẽ được bạn giảng giải cho cách làm vì chỉ cần một thành viên trong nhóm không hiểu và không làm được bài thì nhóm đó sẽ có nguy cơ bị thua nên học sinh sẽ tích cực hỗ trợ nhau vì không em nào muốn nhóm mình thua cả].

Như vậy ngay cả một trò chơi dân gian sau khi thay đổi đôi chút sẽ giúp học sinh tiếp cận bài học một cách hứng thú và tích cực hơn thông qua đó mà rất nhiều kĩ năng khác cũng được hình thành củng cố và phát triển qua trò chơi như trên đã phân tích.

3.  Trò chơi “ HÁI HOA”     

* Mục đích:

- Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương trình.

- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc .

* Chuẩn bị:

- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi  bông hoa ghi tên 1 bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình.

*Cách tổ chức:

- Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi [khoảng từ 10- 12 em chơi].

- Thời gian chơi: 20- 25 phút.

- Cách chơi: 

+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.

 + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu.

 +  Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn

-  Giáo viên nhận xét đánh giá.

 +  Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp.

Với trò chơi này thường tổ chức trong các bài Ôn tập.

4. Trò chơi “ GHÉP CHỮ”

* Mục đích:

- Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng để tạo thành từ ngữ

- Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt.

* Chuẩn bị: Bảng nhóm và thẻ tiếng

*Cách tổ chức:

Ví dụ:

1. Tìm các tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau để tạo từ ngữ.

          - xét, sét.

            xào, sào.

           xinh, sinh.

 - Số đội chơi: 6 đội. Mỗi đội gồm 3 em tham gia. [HS cả lớp cổ vũ và làm trọng tài]

-Thời gian chơi từ 3-5 phút

- Cách chơi:

+Mỗi đội chơi có một bảng nhóm và thẻ tiếng.

+ Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh  và tìm tiếng ghép thích hợp để tạo từ ngữ. Sau đó mỗi đội cử 3 bạn lên chơi. Em đầu tiên lên viết từ theo dòng một  rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như nhau,đội nào xác định  được đúng nhiều từ nhất thì đội đó thắng cuộc.Căn cứ vào số lượng từ ghép để phân loại thắng hay thua, các đội phải tìm được các từ. Chẳng hạn[ xem xét, sấm sét- xào rau, cây sào- xinh xắn, sinh sôi]. Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.

         Với trò chơi này vận dụng vào các bài tập chính tả ghép với tiếng cho sẵn.

  Trò chơi “ Thi tìm từ nhanh;  Trò chơi  “ Thi xếp từ thành nhóm”

5.Trò chơi :“TRẮC NGHIỆM

* Mục đích:

- Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.

- Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.

*Chuẩn bị:  - Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.

        -  Học sinh: thẻ đúng , sai.

*Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài.

- Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc.

- Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết.

+ Với trò chơi này tôi sử dụng trong các bài : Ôn tập

         Trò chơi này giúp học sinh biết đánh giá bài làm của mình, giáo viên kiểm tra bài làm của  học sinh một cách nhanh gọn hơn.

6.Trò chơi: “ NHÂN HÓA”:

*Mục đích:

 Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hoá và tạo nhanh cụm từ có dùng biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh.

* Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa và một số cách nhân hóa các đối tượng này [gọi tên như người, có hành động, đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trò như người].

*Cách tổ chức:

- Chia lớp thành hai đội [A, B], giáo viên [hoặc mời 2 HS] làm trọng tài.

- 1học sinh đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại.

-  Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng sẽ đạt được nhận được một bông hoa [hoặc cờ].

-  Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều hoa [cờ] hơn đội đó tài hơn và thắng cuộc.

7. Trò chơi: “ GIẢI Ô CHỮ”

* Mục đích:

- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.

- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở bằng các ô chữ cụ thể.

 * Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học.

 * Cách tổ chức:

- Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân.

- Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì.

- Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời .

- Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện và cứ lần lượt như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện.

- Giáo viên tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ.

8.  Trò chơi: “XẾP ĐÚNG TRANH”

*Mục đích:

- HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.

* Chuẩn bị :

- Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.

* Cách tổ chức:

- Thời gian chơi: 3-5 phút.

- Cách chơi:

+  Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ góc học tập.

+ Cho các bạn trong nhóm  quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học.

+  Xếp tranh và đoạn  ứng với nội dung câu chuyện.

+ Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô.

+ Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi.

-Với trò chơi này có thể áp dụng trong các bài Tập đọc – kể chuyện của lớp 3.

                                                                Nguồn: Internet

Chủ Đề