Tro choi van dong chu de dong vat song duoi nuoc

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:

- Trẻ biết tên gọi một số động vật sống dưới nước.

- Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau về (cấu tạo, môi trường sống, thói quen kiếm mồi và tự vệ )

- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống.

- Ích lợi của chúng với đời sống con người.

I. TÌM HIỂU VỀ 1 SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, môi trường sống và vận động của một số loài động vật sống dưới nước.

- Kỹ năng: Phát triển tư duy chú ý và ghi nhớ có chủ định. Trẻ biết so sánh nói lên đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật sống ở dưới nước.

- Thái độ : Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật và chăm sóc chúng.

2. Chuẩn bị :

- Tranh ảnh các con vật sống dưới nước. - Xắc xô, nhạc bài hát cá vàng bơi. - Hình các loài động vật trên cạn, dưới nước. - Máy tính, máy chiếu.

3. Tổ chức hoạt động:

   
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Trò chuyện về chủ đề.

- Một số con vật sống dưới nước.

Trẻ trò chuyện.
2. HĐ2: Tìm hiểu về 1 số con vật sống dưới nước.
* Quan sát cá chép.
- Cô có bức tranh về con gì đây? - Cả lớp đọc từ “Cá chép”. - Cá chép sống ở đâu? - Con cá chép có những bộ phận nào? - Đầu cá có gì? - Mình cá có gì? - Cá thở bằng gì ? - Cá bơi được là nhờ gì ? => Đúng rồi! Cá chép có 3 phần, phần đầu cá chép có mắt, có mang, có miệng, có dâu còn mình cá thì có vây, cuối cùng là phần đuôi cá có vây đấy. Cá thở bằng mang, cá bơi được là nhờ vây, đuôi.

* Quan sát con cua:

- Cho trẻ quan sát tranh con cua. - Đó là con gì? - Trẻ đọc từ “con cua”. - Con cua sống ở đâu? - Con cua có bộ phận nào? - Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì? - Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ? => Cua sống ở dưới nước và 8 chân nhỏ của cua dùng để bò và 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù.

* Quan sát con tôm:

- Các con đoán xem đây là con gì? - Con tôm sống ở đâu? - Con tôm có những bộ phận nào? - Trên đầu có gì? - Trên thân có gì? => Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong. - Ngoài những con vật cô cho lớp mình trò truyện các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa? * So sánh: Cá và cua. + Giống nhau: + Khác nhau:

=> Giáo dục trẻ về lợi ích, chất dinh dưỡng của động vật dưới nước đem lại và GD trẻ bảo vệ môi trường sống cho động vật sống dưới nước.

- Con cá chép ạ. - Trẻ đọc. - Dưới nước ạ. - Đầu, thân, đuôi. - Mắt, mang và có đuôi ạ - Vây, vảy cá. - Bằng mang ạ. - Vây và đuôi ạ. - Trẻ lắng nghe. - Con cua. - Trẻ đọc. - Dưới nước. - Mình, càng, chân. - Để bò. - Kẹp thức ăn. - Trẻ lắng nghe. - Con tôm. - Dưới nước ạ. - Đầu, mình, đuôi, chân. - Mắt, râu. - Chân ạ. - Trẻ lắng nghe. - Ngao, sò, ốc, hến, …. - Đều là con vật sống dưới nước.

- Con cá có vảy, vây, đuôi, con cua có mình, càng, chân.

* Trò chơi củng cố:
- TC1: Làm đàn cá bơi
- Cách chơi: Cô cho trẻ làm đàn cá bơi phối hợp với vận động hít vào thở ra, hai tay làm vây cá đưa thẳng từ phía trước vòng ra sau, hai chân bước nhẹ, miệng nói “cá bơi” giữa 2 lần nói cá bơi thì hít vào. Khi nói “Gà không bơi” thì đứng im 2 tay buông xuôi, khi nói cá bơi thì lại tiếp tụ . - Cho trẻ chơi .

+ TC2: Bé tinh mắt:

- Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội, trên bàn mỗi đội có 1 cái xắc xô. Màn hình xuất hiện rất nhiều con vật trong đó có cả con vật sống dưới nước và con vật sống trên cạn, nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì rung xắc xô trả lời. - Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời, trả lời đúng được nhiều hình ảnh sẽ thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô và trẻ cùng hát bài Cá vàng bơi và ra sân .

- Trẻ hát và ra sân.

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Quan sát bể cá cảnh . - Trò chơi vận động: Bắt trước dáng đi các con vật. - Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết thêm nhiều loại cá khác.

- Kỹ năng: Trau rồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát. - Bể cá cảnh thật. - Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo. - Các trò chơi động, trò chơi tĩnh. - Câu hỏi đàm thoại.

3 . Tổ chức hoạt động:

1. HĐ1: gây hứng thú:

- Cô cho trẻ hát bài hát “Cá vàng bơi” và ra sân - Trước khi đi ra sân các con hãy xếp thành 2 hàng, khi ra sân các con nhớ phải đi theo hàng không xô đẩy.

2. HĐ2: Quan sát bể cá:

- Đây là gì các con?(Bể cá ạ) - Trong bể cá có nhiều loài cá không?(Có ạ) - Màu sắc các loại cá ntn? (Rất đẹp ạ) - Có những màu gì? (màu vàng, nâu, đỏ…) - Hỏi trẻ mỗi loại cá về: + Màu sắc. + Bộ phận. + Tác dụng. GD trẻ bảo vệ các loài động vật.

* Trò chơi:

+ Trò chơi vận động: Bắt trước dáng đi các con vật: - Cách chơi: Cô sẽ nói tên con vật, nhiệm vụ của các con là bắt trước dáng đi của các con vật đó. - Luật chơi: Bạn nào bắt trước chưa đúng sẽ phải nhảy lò cò. - Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi yêu cầu. - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. * Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành: - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 4-5 lần.

* Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi. - Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ .

3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi ,cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Ôn trò chuyện về các con vật sống dưới nước. - Cho trẻ học vở chủ đề. - Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa sẻ.. - Đọc ca dao đồng dao. - Chơi tự do các góc. - Trẻ chơi, cô bao quát lớp. - Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………................………………………………………

1. Trò chơi Ô tô và chim sẻ

Luật chơi:

  • Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

Cách chơi:

  • Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
  • Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
  • Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".
  • Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
  • Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.
  • Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).
  • Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
  • Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".

Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".

2. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)Chuẩn bị:

  • Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.

Luật chơi:

  • Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi

  • Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm.
  • Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
  • Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh.
  • Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.
  • Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại.
  • Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
  • Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền.
  • Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
  • Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
  • Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.

3. Trò chơi Thuyền vào bếnLuật chơi:

  • Tìm bến có màu giống thuyền của mình. Thuyền phải vào đúng bến khi có hiệu lệnh.

Chuẩn bị:

  • Để trẻ quen với màu sắc, giáo viên cần chuẩn bị:
  • Gấp cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với các màu sắc khác nhau.
  • Làm cờ hoặc chấm tròn (có các màu giống với thuyền) và quy định đó là bến.
  • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong phòng rộng.

Giáo viên hướng dẫn giải thích cách chơi:

  • “Mỗi bé cầm một chiếc thuyền để ra khơi đánh cá, nghĩa là các bé đi dạo trong sân chơi.Các bé làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nghe hiệu lệnh : “Trời sắp có bão to” thì các bé nhanh chóng đem thuyền về bến. Thuyền nào có màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Ai tìm về bến khác màu là thua cuộc”

Chú ý: Để trò chơi bớt nhàm chán và để trẻ tập nhận biết nhiều màu khác nhau,giáo viên hướng dẫn nên đổi chỗ các bến và các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền có thể ở chung 1 bến. Vì vậy các bé có thuyền cùng màu sẽ tìm về 1 bến giống nhau. Như thế các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ cho các bé đứng chung quanh.

(Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ)

Tro choi van dong chu de dong vat song duoi nuoc
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tín hiệu đèn giao thông