Trộm 150 triệu thì bị phạt bao nhiêu năm tù năm 2024

Số lượng tội phạm tăng cao theo từng năm với những dấu hiệu phức tạp và thủ đoạn ngày cành tinh vi, đặc biệt là các tội trộm cắp tài sản. Theo quy định của pháp luật, hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự, bài viết sau sẽ phân tích các vấn đề pháp lý nhằm làm rõ những đặc điểm cũng như tính chất của loại tội này.

  1. Phạt hành chính.

Đối với hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản thiệt hại [dưới 02 triệu], chưa bị kết án về 01 trong các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 15 Nghị định Số: 144/2021/NĐ-CP có quy định:

  1. Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
  1. Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  1. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Như vậy, mức phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là từ 02 đến 03 triệu đồng.

Tội trộm cắp bị xử phạt như thế nào? [Ảnh minh họa]

  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính như trên, tùy thuộc vào thiệt hại về tài sản và mức độ nghiêm trọng gây ra, người có hành vi trộm cắp tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Cụ thể, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 [tội cướp tài sản], 169 [tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản], 170 [tội cưỡng đoạt tài sản], 171 [tội cướp giật tài sản], 172 [tội công nhiên chiếm đoạt tài sản], 174 [tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản], 175 [tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản] và 290 [tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản];
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

– Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • ​Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • ​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Hình phạt bổ sung:

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

  1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản

Theo Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

  1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Cụ thể:

– Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu TNHS về mọi tội trừ các tội sau do yêu cầu về độ tuổi của người thực hiện hành vi phải đủ 18 tuổi:

Điều 145 [Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi]; Điều 146 [Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi]; Điều 147 [Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm]; Điều 325 [Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp]; Điều 329 [Tội mua dâm người dưới 18 tuổi];

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể:

+ Tội giết người [Điều 123],

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác [Điều 134]

+ Tội hiếp dâm [Điều 141]

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi [Điều 142]

+ Tội cưỡng dâm [theo điều 143]

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [Điều 144]

+ Tội mua bán người [Điều 150]

+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi [Điều 151]

+ Tội cướp tài sản [Điều 168]

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản [Điều 169]

+ Tội cưỡng đoạt tài sản [Điều 170]

+ Tội cướp giật tài sản [Điều 171]

+ Tội trộm cắp tài sản [Điều 173]

+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản [Đều 178]

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy [Điều 248];

+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy [Điều 249]

+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy [Điều 250]

+ Tội mua bán trái phép chất ma túy [Điều 251]

+ Tội chiếm đoạt chất ma túy [Điều 252]

+ Tội tổ chức đua xe trái phép [Điều 265]

+ Tội đua xe trái phép [Điều 266]

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [Điều 286]

+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [Điều 287]

+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác [Điều 289];

+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản [Điều 290]

+ Tội khủng bố [Điều 299],

+ Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia [Điều 303]

+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự [Điều 304].

Như vậy, mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

Trộm cắp tài sản 100 triệu đi tù bao nhiêu năm?

  1. Tái phạm nguy hiểm." Như vậy, với giá trị cá trên 100.000.000 đồng thì em bạn đã thỏa mãn các dấu hiệu định tội của tội trộm cắp tài sản, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 173 Bộ luật này thì em bạn có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trộm cắp trên 50 triệu đi tù bao nhiêu năm?

Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản trên 50 triệu: Như vậy: Trộm cắp tài sản trên 50 triệu có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm hoặc cao hơn, căn cứ vào một số các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trộm cắp tài sản người khác có giá trị từ bao nhiêu thì bị phạt tù?

Theo Luật Hình sự [sửa đổi bổ sung] thì những hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên bị khởi tố hình sự [thay cho mức cũ là 500.000 đồng]; quy định này làm cho số vụ xử lý hình sự giảm do nới rộng giá trị, nhưng trên thực tế số vụ vi phạm có giá trị dưới 2.000.000 đồng tăng lên so với trước khi ...

Trộm cắp tài sản bao nhiêu năm tù?

2. So sánh tội trộm cắp tài sản và tội cướp tài sản..

Chủ Đề