Trường đại học giao thông vận tải hà nội

Nhắc đến một trong những trường trọng điểm của các ngành Kỹ thuật trong cả nước, ta không thể không nhắc đến Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu xem ngôi trường này có gì thú vị nhé!

Giới thiệu chung

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội được thành lập năm 1960 trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, là trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của nước ta.

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội xứng đang là ngôi trường hàng đầu Việt Nam về đào tạo và giảng dạy chuyên sâu khoa học kĩ thuật và ứng dụng chuyên sâu.

Tiền thân của Trường là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15/11/1945 theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trường chính thức mang tên Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội sau nhiều lần đổi tên vào ngày 6/11/1985.

Trường có hai cơ sở trong đó cơ sở chính tại Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – TP.Hà Nội.

Sứ mạng

Nhằm mang lại những lợi ích và chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Nhà trường mang theo sứ mệnh đào tạo những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn cho ngành Giao thông vận tải và đất nước.

Tính đến nay, Nhà trường đã đào tại cho đất nước hàng vạn Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Phần lớn các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành Giao thông vận tải đều tốt nghiệp tại đây.

Mục tiêu

Trường phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục Việt Nam và là trường đại học đa ngành về khoa học Kỹ thuật, công nghệ và kinh tế với nhiều cấp cùng nhiều loại hình đào tạo khác nhau; duy trì được vị trí đầu ngành trong lĩnh vực Giao thông Vận tải.

Đến thời điểm 2020, trường trở thành trường đại học có uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học và đẳng cấp về lĩnh vực Giao thông vận tải, tiến tới hội nhập cũng các trường tiên tiến trong khối ASEAN.

Cán bộ và đội ngũ giảng viên

Hiện trường có 1.068 người; trong đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ. Trong đó nhiều cán bộ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành. 

Hàng năm, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, 60 đề tài cấp cơ sở và hàng chục đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trường cũng cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ sở vật chất

Trên khuôn viên với tổng diện tích diện tích gần 21ha, gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động…Trường đáp ứng đầy đủ trang thiết bị hiện đại và bố trí hợp lí phục vụ công tác dạy và học của giảng viên và sinh viên. Tất cả các phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu thông minh, căng nét full HD 4K…

Tại đây, sinh viên không chỉ được tiếp cận, học tập bằng những thiết bị tân tiến mà còn được hưởng mức học phí khá rẻ so với các trường khác, chỉ với hơn chục lít xăng Ron 95 – IV/ tín chỉ.

Thư viện của Trường là một trong những thư viện lớn trong các trường đại học Việt Nam.

Ký túc xá của trường được tách riêng với khu học tập và rèn luyện nhưng vẫn được quản lí chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự cho sinh viên.

Hoạt động sinh viên

Ngoài mục tiêu đào tạo Nhà trường còn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho sinh viên. Các hoạt động đoàn thể được chú trọng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao,.. cũng được sinh viên hưởng ứng một cách nhiệt tình.

Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiên kết nối sinh viên với các doanh nghiệp, đảm bảo trang bị những hành trang cần thiết khi tốt nghiệp.

Thành tựu

Hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, Trường đã mang về nhiều thành tích to lớn được Nhà nước trao tặng như:

  1. Huân chương Kháng chiến: hạng nhì [1973]
  2. Huân chương Lao động: hạng nhất [1982 và 1990], hạng nhì [1977 và 2004], hạng ba [1966 và 1999]
  3. Huân chương Độc lập: hạng ba [1986], hạng nhì [1995], hạng nhất [2000]
  4. Huân chương Hồ Chí Minh [2005]
  5. Anh hùng Lao động [2007]
  6. Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân [2012]
  7. Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương hữu nghị.

Trường Đại học Giao thông vận tải

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2022
*********

Trường Đại học Giao thông Vận tải [tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC] là một trường đại học công lập đứng đầu ngành GTVT, theo định hướng nghiên cứu, có nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực về kỹ thuật và kinh tế trong Giao thông Vận tải của Việt Nam. Trường Đại học Giao thông Vận tải có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính [bắt đầu đào tạo từ 1902 thời thuộc Pháp] được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị định thư ngày 08/10/1945 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và ngày 14/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim. Tháng 8/1960, Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập và tuyển sinh khóa 1 trình độ Đại học. Ngày 24/03/1962, trường chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng Chính phủ. Trường Đại học Giao thông Vận tải là trường đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, có mục tiêu trở thành Đại học trọng điểm quốc gia.

Trường Đại học Giao thông vận tải

Trường đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

  • Cơ sở tại Hà Nội: Số 3 đường Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2 [Phân hiệu] tại Thành phố Hồ Chí Minh: 450 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sửSửa đổi

Năm 1902,Trường Công chính được thành lập với mục đích đào tạo người Việt Nam cho các cơ quan công chính. Sau khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945, ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh khai giảng lại Nhà trường với tên gọi Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam[1]. Ngày 15/11 hàng năm được lấy là ngày Truyền thống của Trường. Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều đổi thay Trường đã lần lượt trải qua các cột mốc và mang các tên gọi sau:

  • Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đổi tên Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam thành Trường Đại học Công chính;
  • Tháng 12/1946, Trường ngừng công tác giảng dạy và đào tạo học tập để phục vụ kháng chiến;
  • Tháng 10/1947, Trường được tái giảng dạy tại Chùa Viên - Phú Xuyên;
  • Tháng 4/1948, Trường rời địa điểm tới huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình;
  • Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường Đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật;
  • Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính;
  • Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội tái xây dựng cơ sở mới tại Cầu Giấy;
  • Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thuỷ Lợi - Kiến Trúc;
  • Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải;
  • Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, Ngày 24/3 được lấy làm ngày Thành lập Trường;
  • Tháng 8/1965 Trường đưa toàn bộ lực lượng đi sơ tán tại Mai Sưu - Lục Nam - Bắc Giang.
  • Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao thông Đường Thủy ở Hải Phòng;
  • Tháng 9/1969 Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội;
  • Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp [Bộ GD ĐT] quản lý toàn diện;
  • Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành Tr­ường Đại học Giao thông vận tải;
  • Tháng 4/1990 Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Đội ngũ cán bộ giảng viênSửa đổi

Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1120 người; trong đó có 827 Giảng viên với 91 Giáo sư và Phó Giáo sư, 202 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 489 Thạc sỹ.

Lãnh đạo Trường hiện naySửa đổi

  • Hiệu trưởng:
    • PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long
  • Các Phó Hiệu trưởng:
    • PGS.TS. Nguyễn Duy Việt
    • PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương
    • PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng
  • Hội đồng trường:
    • Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Văn Long
    • Thư ký: PGS.TS. Bùi Tiến Thành
  • Lãnh đạo các đoàn thể:
    • Chủ tịch Công đoàn: ThS. Hồ Sỹ Diệp
    • Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ThS. Nguyễn Văn Khởi
    • Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh: KS. Bùi Quang Tuấn
    • Chủ tịch Hội Sinh viên: SV Đoàn Văn Thìn

Các Khoa, Bộ môn trực thuộcSửa đổi

  • Khoa Công Trình: gồm 12 Bộ môn
  • Khoa Cơ khí: gồm 8 Bộ môn
  • Khoa Vận tải - Kinh tế: gồm 7 Bộ môn
  • Khoa Điện-Điện tử: gồm 6 Bộ môn
  • Khoa Kỹ thuật xây dựng: gồm 3 Bộ môn
  • Khoa Công nghệ thông tin: gồm 3 Bộ môn
  • Khoa Môi trường và An toàn giao thông: gồm 2 Bộ môn
  • Khoa khoa học cơ bản: gồm 8 Bộ môn
  • Khoa Lý luận chính trị: gồm 3 Bộ môn
  • Khoa Giáo dục quốc phòng: gồm 3 Bộ môn
  • Bộ môn giáo dục thể chất
  • Khoa Đào tạo quốc tế: gồm 2 Bộ môn
  • Khoa Quản lý xây dựng: gồm 2 Bộ môn

Các ngành đào tạoSửa đổi

Trường Đại học Giao thông Vận tải hiện có tất cả 19 ngành đào tạo bậc Đại học, 13 ngành đào tạo bậc Thạc sĩ và 08 ngành đào tạo bậc Tiến sĩ. Quy mô đào tạo của Trường có gần 30.000 sinh viên các hệ, trên 1900 học viên cao học và gần 210 nghiên cứu sinh.

Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao theo xu thế hội nhập, có trách nhiệm xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải và đất nước.

Mục tiêu của Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải và đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

Đào tạo đại họcSửa đổi

NGÀNH CHUYÊN NGÀNH
KHOA CÔNG TRÌNH
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường bộ
Kỹ thuật xây dựng Đường bộ
Kỹ thuật Giao thông đường bộ
Kỹ thuật xây dựng Đường sắt
Kỹ thuật xây dựng Đường sắt đô thị
Kỹ thuật xây dựng Cầu hầm
Kỹ thuật xây dựng Đường hầm - Metro
Kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường sắt
Địa kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông
Công trình Giao thông đô thị
Kỹ thuật xây dựng Đường ô tô & Sân bay
Kỹ thuật xây dựng Cầu đường ô tô & Sân bay
Công trình Giao thông công chính
Tự động hóa Thiết kế cầu đường
Kỹ thuật GIS và Trắc địa CTGT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY Kỹ thuật xây dựng Cảng-Công trình biển
KHOA QUẢN LÝ XÂY DỰNG
KINH TẾ XÂY DỰNG Kinh tế xây dựng Công trình giao thông
Kinh tế quản lý khai thác cầu đường
QUẢN LÝ XÂY DỰNG Quản lý xây dựng
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ
KINH TẾ VẬN TẢI Kinh tế vận tải du lịch
Kinh tế vận tải hàng không
Kinh tế vận tải ô tô
Kinh tế vận tải đường sắt
Kinh tế vận tải thủy bộ
KHAI THAC VẬN TẢI Điều khiển các quá trình vận tải
Khai thác và quản lý đường sắt đô thị
Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không
Vận tải đa phương thức
Vận tải đường sắt
Vận tải kinh tế đường bộ và thành phố
Vận tải thương mại quốc tế
Quy hoạch và quản lý GTVT đô thị
Vận tải và kinh tế đường sắt
Logistics
QUẢN TRỊ KINH DOANH Quản trị doanh nghiệp vận tải
Quản trị doanh nghiệp xây dựng
Quản trị kinh doanh GTVT
Quản trị doanh nghiệp Bưu chính viễn thông
Quản trị Logistics
KẾ TOÁN Kế toán
KINH TẾ Kinh tế Bưu chính viễn thông
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
KỸ THUẬT XÂY DỰNG Xây dựng dân dụng và Công nghiệp
Kết cấu xây dựng
Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Vật liệu và Công nghiệp xây dựng
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
KỸ THUẬT ĐIỆN Trang thiết bị trong Công nghiệp và Giao thông
Hệ thống điện Giao thông và Công nghiệp
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa GT
Kỹ thuật tín hiệu Đường sắt
Tự động hóa
Thông tin tín hiệu
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Kỹ thuật điện tử và Tin học công nghiệp
Kỹ thuật thông tin và truyền thông
Kỹ thuật viễn thông
Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo
KHOA CƠ KHÍ
KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Đầu máy toa xe
Cơ giới hóa xây dựng cầu đường
Cơ khí giao thông công chính
Đầu máy
Kỹ thuật Máy động lực
Máy xây dựng
Tàu điện Metro
Thiết bị mặt đất Cảng hàng không
Toa xe
KỸ THUẬT CƠ KHÍ Công nghệ chế tạo cơ khí
Cơ điện tử
Tự động hóa thiết kế cơ khí
KỸ THUẬT Ô TÔ Kỹ thuật ô tô
KỸ THUẬT NHIỆT Kỹ thuật nhiệt lạnh
Điều hòa không khí và thông gió công trình XD
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Công nghệ thông tin
KHOA MÔI TRƯỜNG & AN TOÀN GIAO THÔNG
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT GIAO THÔNG Kỹ thuật An toàn giao thông
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Kỹ thuật môi trường
KHOA CƠ BẢN
TOÁN ỨNG DỤNG Toán ứng dụng

Đào tạo sau đại họcSửa đổi

Đào tạo Thạc sĩSửa đổi

STT Tên ngành Mã số
1 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 8580205
2 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 8580210
3 Kỹ thuật xây dựng

[Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp]

8580201
4 Kỹ thuật cơ khí động lực 8520116
5 Kỹ thuật điện tử 8520203
6 Kỹ thuật viễn thông 8520208
7 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 8520216
8 Công nghệ thông tin 8480201
9 Quản lý xây dựng 8580302
10 Tổ chức và quản lý vận tải 8840103
11 Quản trị kinh doanh 8340101
12 Quản lý kinh tế 8340410
13 Kỹ thuật hệ thống đường sắt

Đào tạo Tiến sĩSửa đổi

TT Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ tiến sĩ Chuyên ngành tuyển sinh
Tên gọi Mã số Tên chuyên ngành
1 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 9580205 1 Xây dựng đường ôtô và đường thành phố
2 Xây dựng đường sắt
3 Xây dựng cầu hầm
4 Địa kỹ thuật xây dựng
2 Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt 9580206 1 Xây dựng công trình đặc biệt
3 Cơ kỹ thuật 9520101 1 Cơ học chất rắn
2 Cơ học kỹ thuật
4 Kỹ thuật cơ khí động lực 9520116 1 Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển
2 Khai thác, bảo trì thiết bị xây dựng, nâng chuyển
3 Kỹ thuật ô tô - máy kéo
4 Khai thác, bảo trì ô tô - máy kéo
5 Kỹ thuật đầu máy xe lửa - toa xe
6 Khai thác, bảo trì đầu máy xe lửa - toa xe
5 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 9520216 1 Tự động hóa
6 Kỹ thuật viễn thông 9520208 1 Kỹ thuật viễn thông
7 Quản lý xây dựng 9580302 1 Kinh tế xây dựng
8 Tổ chức và quản lý vận tải 9840103 1 Tổ chức và quản lý vận tải
2 Khai thác vận tải

Các Bộ môn thuộc các khoa:Sửa đổi

  • Khoa Công trình: Bộ môn đường bộ; Bộ môn cầu hầm; Bộ môn đường sắt; Bộ môn Công trình Giao thông Công chính và môi trường Lưu trữ 2010-01-15 tại Wayback Machine; Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường; Bộ môn đường ôtô & sân bay; Bộ môn Công trình giao thông thành phố và công trình thủy; Bộ môn sức bền vật liệu; Bộ môn kết cấu; Bộ môn trắc địa; Bộ môn địa kỹ thuật; Bộ môn thủy lực-thuỷ văn

Năm 2020 Khoa Công trình tuyển sinh 910 chỉ tiêu theo hình thức xét tuyển kết quả thi THPT và xét học bạ. [1] Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Chuyên ngành Cầu - Đường bộ. Mã ngành 7580205-01, chỉ tiêu tuyển sinh 350 - Nhóm chuyên ngành: Đường bộ và Kỹ thuật giao thông đường bộ. Mã ngành 7580205-02, chỉ tiêu tuyển sinh 120 [2];

  • Khoa Cơ khí: Bộ môn Cơ khí ôtô; Bộ môn Máy xây dựng - xếp dỡ; Bộ môn Đầu máy - Toa xe; Bộ môn Thiết kế máy; Bộ môn Kỹ thuật máy; Bộ môn Công nghệ giao thông; Bộ môn Kỹ thuật nhiệt; Bộ môn Động cơ đốt trong[3];
  • Khoa Điện - điện tử: Bộ môn kỹ thuật thông tin; Bộ môn tín hiệu giao thông; Bộ môn kỹ thuật viễn thông; Bộ môn điều khiển học; Bộ môn kỹ thuật điện tử; Bộ môn kỹ thuật điện; Bộ môn trang bị điện - điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải[4];
  • Khoa Vận tải - Kinh tế: Bộ môn cơ sở kinh tế và quản lý; Bộ môn kinh tế vận tải; Bộ môn vận tải & kinh tế đường sắt; Bộ môn vận tải đường bộ và thành phố; Bộ môn kinh tế vận tải & du lịch; Bộ môn kinh tế bưu chính viễn thông; Bộ môn quản trị kinh doanh[5];
  • Khoa Công nghệ thông tin: Bộ môn khoa học máy tính; Bộ môn mạng & các hệ thống thông tin; Bộ môn công nghệ phần mềm[6];
  • Khoa Khoa học cơ bản: Bộ môn vật lý; Bộ môn hoá học; Bộ môn hình hoạ - Vẽ kỹ thuật; Bộ môn Nga - Pháp; Bộ môn Anh văn; Bộ môn toán giải tích; Bộ môn Đại số và xác suất thống kê; Bộ môn cơ lý thuyết;
  • Khoa giáo dục quốc phòng;
  • Bộ môn giáo dục thể chất;
  • Khoa Lý luận Chính trị;
  • Khoa Kỹ thuật xây dựng: Bộ môn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; Bộ môn kết cấu xây dựng; Bộ môn vật liệu xây dựng;
  • Khoa môi trường và an toàn giao thông: Bộ môn kỹ thuật môi trường và Bộ môn kỹ thuật an toàn giao thông;
  • Khoa Đào Tạo Quốc tế
  • Khoa Quản lý xây dựng: Bộ môn kinh tế xây dựng; Bộ môn dự án & quản lý dự án.

Thành tíchSửa đổi

Trong hơn 70 năm hoạt động, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý [7].

  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân [2011]
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động [2007]
  • Huân chương Hồ Chí Minh [2005]
  • 02 Huân chương Độc lập Hạng Nhất [2000 và 2015]
  • Huân chương Độc lập Hạng Nhì [1995]
  • Huân chương Độc lập Hạng Ba [1986]
  • 03 Huân chương Lao động Hạng Nhất [1982,1990, 2020]
  • 02 Huân chương Lao động Hạng Nhì [1977 và 2004]
  • 02 Huân chương Lao động Hạng Ba [1966 và 1999]
  • Huân chương Kháng chiến Hạng Nhì [1973]
  • Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương hữu nghị

Giải thưởng về khoa học công nghệSửa đổi

02 giải nhất VIFOTEC trong hai năm liên tục 1996 , 1997 .

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Lịch sử hình thành trường đại học GTVT[liên kết hỏng]
  2. ^ Giới thiệu về khoa công trình[liên kết hỏng]
  3. ^ Giới thiệu khoa Điện - Điện tử[liên kết hỏng]
  4. ^ Giới thiệu khoa Điện - Điện tử [liên kết hỏng]
  5. ^ Giới thiệu khoa Vận tải - Kinh tế[liên kết hỏng]
  6. ^ Giới thiệu khoa CNTT[liên kết hỏng]
  7. ^ Thành tích của trường[liên kết hỏng]

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • //www.utc.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề