Tự trọng người lại trọng thân là gì

Ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác.


Ca dao tục ngữ Việt Nam

Việt Nam ta là đất nước giàu truyền thống và văn hóa lâu đời. Từ ngàn xưa thì ông cha ta đã đúc kết ra biết bao nhiêu kinh ngiệm quý báu và để lại cho con cháu đời sau.học hỏi noi theo. Ngoài ra thì các bậc tiền bối khi xưa đã để lại rất nhiều ca dao và tục ngữ hay để nhắc nhở con cháu. Xoay quanh bài viết này vforum sẽ đề cập đến những câu ca dao và tục ngữ tôn trong người khác. Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Những câu ca dao tục ngữ tôn trọng người khác


Ý muốn nói chúng ta phải kính trọng người lớn tuổi. 2. Phải biết tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi và nhường nhịn đối với người nhỏ tuổi. 3.

Trọng thầy mới được làm thầy​

Muốn nhắc nhở chúng ta muốn sau này làm thầy cô giáo thì trước tiên phải tôn trọng thầy cô. 4. Tôn trọng những người đã dạy dỗ mình [thầy, cô giáo] 5.

Không thầy đố mày làm nên​

Muốn nhắc nhở chúng ta phải tôn trọng những người đã có công dưỡng dục dạy dỗ, nếu không có thầy cô dạy dỗ thì chắc rằng bạn sẽ không làm được gì 6.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.​

Dù dạy có nhiều hay ít vẫn là thầy chúng ta, cho nên phải luôn luôn tôn trọng thầy cô giáo. 7. Tức là tôn trọng những người có nghĩa, người có tài mà không có nghĩa cũng vô dụng. Sống tình nghĩa là mục tiêu đặt ra đầu tiên. 8. Khi đến nhà ai đó thì phải tôn trọng những gì mà nhà người đó thực hiện. 9.

Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.​

Khi gặp ai đó phải chào hỏi, để thể hiện sự tôn trọng người khác. 10.

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.​

Ý muốn nói yêu quý trẻ con thì sau này chắc chắn nó sẽ đến tiếp

Ca dao

1.

Nói lời, thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay​

Ở đây muốn nói, khi đã hứa với ai một điều gì đó thì bắt buộc phải thực hiện nhằm mục đích tôn trọng người khác. 2.

Kim vàng, ai nỡ uốn câu
Người không ai nỡ nói nhau nặng lời​

Tức nên tôn trọng lẫn nhau, không nên nói những lời lẽ không hay dành cho nhau. 3.

Nói chin thì nên làm mười Nói mười làm chin, kẻ cười người chê

Tức là đã nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, nói mà không làm tức là bạn không giữ lời hứa và không tôn trọng người khác. 4.

Biết thì thưa thốt,
Không biết, dựa cột mà nghe.​

Nếu không biết thì thôi đừng nói, đừng có kiểu khi người ta đang nói mà tỏ ra nguy hiểm nhảy vào mồm người khác. 5.

Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười​

1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, cười không đúng chỗ lấy rỗ hứng răng. Tức là đừng vội cười người ta sau này bạn cũng sẽ gặp quả báo sau đó người ta cười lại bạn. Vì vậy nên tôn trọng người khác. 6.

Tự trọng người lại trọng thân
Khinh đi khinh lại, như lần trôn quang​

Muốn được người khác tôn trọng thì bạn phải tôn trọng người khác trước.

Trên đây là bài viết về những câu ca dao tục ngữ về tôn trong những khác, mong rằng sẽ giúp cho độc giả của vforum có thêm nhiều kiến thức về những ca dao tục ngữ hay của Việt Nam ta.

Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống !


Xem thêm: Top những status, caption thả thính hay nhất trên facebook

  • Chủ đề ca dao ton trong nguoi khac tuc ngu
  • Ngày đăng: 16/08/2021

    Lòng tự trọng là gì là một trong những từ khóa được search nhiều nhất về chủ đề Lòng tự trọng là gì trong bài viết này. Trong bài viết này Marketing24h sẽ cùng tìm hiểu vì sao lại cần có lòng tự trọng

    Tại sao cần có lòng tự trọng

    Lòng tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân [ví dụ: “Mình cần được che chở”, “Mình phải được như vậy”] cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.

    Ngoài ra lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong người xung quanh, mất tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình.

    Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.

    Tại sao phải có có lòng tự trọng?

    Với các mối quan hệ hằng ngày trọng thời hiện đại, mọi sự đều bắt đầu bằng sự tôn trọng từ cả 2 bên mối quan hệ. Và lòng tự trọng được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng là gì. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có mối quan hệ gắn kết bền chặt và giữ gìn mối quan hệ lâu dài.

    Ngoài ra lòng tự trọng còn giúp đánh giá sự tính cực của một người trong xã hội. Có thể nói đây là một phạm trù, một thước đo để đo đạt đạo đức của một người. Lòng tự trọng giúp bạn trách làm các việc xấu ảnh hưởng đến uy tín, đạo đức và lương tâm

    Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng giống như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một hướng dẫn tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

    Lòng tự trọng có phải là thước đo đạo đức

    Một người lòng tự trọng được coi là biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và mọi người, luôn luôn xây dựng những mối quan hệ xã hội bền vững, luôn luôn chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải.

    Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người.

    Bất kỳ ai cũng phải có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc.

    Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.

    Nghị luận về lòng tự trọng là gì 2

    Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Lòng tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’Lòng tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.

    Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Lòng tự trọng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân.

    Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là lòng tự trọng. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là lòng tự trọng. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là lòng tự trọng. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là lòng tự trọng.

    Tóm lại, lòng tự trọng là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có lòng tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!

    Nghị luận về lòng tự trọng là gì 3

    Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của mọi người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình.

    Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên.

    Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả.

    Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ.

    Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

    Nghị luận về lòng tự trọng là gì 4

    Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.

    Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân.

    Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực.

    Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.

    Những người có lòng tự trọng sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy bản thân họ còn cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản, hạnh phúc. Lòng tự trọng luôn đi liền với sự tự giác, nỗ lực, bởi vậy đó cũng là nhân tố thúc dẩu sự thành công với con người. Không chỉ vậy, lòng tự trọng còn là nhân tố làm nên giá trị của mỗi con người, là nền tảng của mọi suy nghĩ hành động.

    Người có lòng tự trọng sẽ luôn có suy nghĩ đúng đắn, điều đó dẫn đến những hành động tích cực. Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,…

    Theo: doctailieu.com

    Chủ đề liên quan

    Video liên quan

    Chủ Đề