Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao

Uống nước dừa giảm đau bụng kinh, ổn định kinh nguyệt là điều mà rất nhiều chị em truyền tai nhau trong thời gian qua. Thực hư như thế nào? Liệu rằng nước dừa có mang lại hiệu quả vượt trội như lời đồn? Cùng lắng nghe chuyên gia lý giải về vấn đề này.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao
Phụ nữ đau bụng kinh uống nước dừa

Theo bác sĩ phụ khoa Dư Phương Anh (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, nước dừa vốn là nước uống thanh mát, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bổ sung nước dừa cũng tốt cho cơ thể. Với những chị em bị đau bụng kinh, việc uống nước dừa không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi.

Nếu phụ nữ bị đau bụng kinh nhưng cơ thể dưa thừa lượng lớn kali thì uống nước dừa sẽ có tác động không tốt. Nếu uống quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng. Riêng những trường hợp bình thường thì phụ nữ có thể uống nước dừa để điều hòa kinh nguyệt cho bản thân mình. Đây cũng là cách giảm đau bụng kinh được nhiều người áp dụng.

Vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường rất mệt mỏi, cơ thể nặng nề, da dẻ xanh xao. Kèm theo đó là những cơn đau bụng đến ám ảnh trong suốt quá trình hành kinh. Để kiểm soát tình trạng này, chị em đã sử dụng nước dừa trong suốt quá trình nguyệt san của mình. Trong nước dừa có thành phần vitamin và khoáng chất cao giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Trong nước dừa có chất điện giải giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ trong suốt quá trình hành kinh. Bên cạnh đó, nước dừa còn tạo điều kiện đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Nhờ uống nước dừa mà chị em không bị mất quá nhiều sức khỏe và dễ dàng phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Phụ nữ nên uống nước dừa giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, bạn cần uống với lượng vừa đủ, không được lạm dụng uống quá nhiều. Sở dĩ nước dừa tốt cho cơ thể chị em bởi nó chứa các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ giúp phụ nữ giảm khó chịu trong các ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, nước dừa còn có rất nhiều tác dụng vượt trội như sau.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao
Uống nước dừa giảm đau bụng kinh là cách phụ nữ thường áp dụng.

Khi có kinh, ngoài triệu chứng đau bụng, phụ nữ thường rất dễ buồn nôn. Uống nước dừa là cách giúp bạn kiểm soát tình trạng nôn, buồn nôn dễ dàng. Với loại nước giải khát này, chị em nên uống 2 cốc/ ngày, không được uống quá nhiều vì sẽ gây đầy bụng, căng tức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Nếu uống quá 4 cốc, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối khác, không tốt cho sức khỏe.

Nước dừa hỗ trợ tái tạo máu cho phụ nữ bị ra máu kinh ít dưới 30ml/chu kỳ và kinh nguyệt hết sớm chỉ sau 2 ngày. Đặc biệt là những chị em bị suy nhược cơ thể trong quá trình hành kinh do thiếu máu thì nước dừa hỗ trợ rất tốt. Với các khoáng chất như kali, canxi, magie, mangan,… nước dừa bổ sung các thành phần dinh dưỡng cải thiện tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng ở phụ nữ. Nhất là khi chị em bị suy nhược cơ thể do ăn uống thiết chất.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt không phải ai cũng giống nhau. Tùy thuộc vào sức khỏe của từng người, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc đến muộn. Nước dừa có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt của phụ nữ ổn định và diễn ra trơn tru hơn.

Mặc dù nước dừa có tác dụng rất tốt nhưng phụ nữ không nên uống loại nước này trong ngày hành kinh quá nhiều, nhất là nước dừa ướp lạnh. Lượng calorie, chất béo trong nước dừa sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khiến chị em càng khó chịu hơn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, phụ nữ còn dễ gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thực tế, không ít phụ nữ có quan niệm sai lầm là uống nhiều nước dừa sẽ nhanh hết kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, nước dừa chỉ có tác dụng vượt trội khi chị em biết uống với một lượng vừa phải. Nếu lạm dụng, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối khi sử dụng nước dừa. Dưới đây là một số lưu ý cho chị em khi uống nước dừa trong quá trình đau bụng kinh.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao
Uống nước dừa đúng cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì chúng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng, nặng bụng, tiểu đêm
  • Không được uống nước dừa liên tục trong nhiều ngày vì chúng sẽ gây phản tác dụng, làm cho chị em bị hạ huyết áp đột ngột, cơ thể yếu đi
  • Hạn chế uống nước dừa lạnh vì thức uống này có tính hàn gây lạnh, chướng bụng.
  • Sau khi ăn cơm no, phụ nữ không được uống quá nhiều nước dừa gây căng tức, khó chịu ở bụng
  • Nếu đi ra ngoài nắng về nhà không được uống nước dừa vì chúng sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, nóng sốt
  • Bệnh nhân mắc bệnh trĩ, huyết áp thấp, xương khớp không được uống nước dừa vì dễ gây tiêu chảy
  • Khi thi đấu, chạy bộ không được uống quá nhiều nước dừa vì lạm dụng chúng sẽ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi, phản xạ chậm, giảm sức bền.

Đau bụng kinh uống nước dừa mặc dù mang lại nhiều hiệu quả vượt trội cho sức khỏe của phụ nữ nhưng nếu uống quá nhiều thì sẽ không tốt. Bên canh việc uống nước dừa, chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi thường xuyên, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để những cơn đau đớn do chu kỳ kinh nguyệt gây ra được cải thiện. Nếu cơn đau quằn quại trong nhiều ngày, phụ nữ nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm:

"Chỉ cần chế biến một chút, cho thêm một chút nguyên liệu đi kèm, nước dừa lại trở thành đồ uống cho F0 rất tốt" - Chuyên gia nhận định chuyện F0 uống nước dừa bị đau bụng, mệt mỏi.

  • Luộc mía với loại củ được coi là "nhân sâm trắng" rẻ bèo ngoài chợ lấy nước uống hàng ngày vừa bổ phổi vừa sạch ruột, hậu Covid-19 càng nên dùng
  • Hậu Covid-19: Triệu chứng thế nào là hậu Covid-19? Xử lý như thế nào mới đúng để nhanh khỏi?
  • Nhiều chị em làm ít nhất một việc cực kỳ độc hại này trong ngày "đèn đỏ" khiến tử cung tổn thương, ngày càng yếu ớt, người trẻ lại càng dễ mắc

Thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin trái chiều nhau xung quanh chuyện F0 uống nước dừa. Một bên nhận định không nên uống vì khiến F0 mệt mỏi, đau bụng. Một bên khác cho rằng uống giúp bù nước, bù điện giải, giúp F0 nhanh hồi phục.

Lương y Bùi Hồng Minh đưa ra nhận định: uống nước dừa phải cho thêm 2 thứ, đun sôi uống ấm thì rất tốt cho F0.

Mặc dù vậy, dù F0 hay người khỏe mạnh bình thường cũng cần nắm rõ lưu ý uống nước dừa tránh hại thân.

F0 uống nước dừa nhớ cho thêm gừng, đường phèn và chế biến theo cách này để tăng công dụng

Thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều thông tin theo 2 luồng trái chiều nhau. Một phía cho rằng F0 uống nước dừa bị đau bụng, mệt mỏi hơn. Do đó, ai là F0 không nên uống loại nước này. Một phía khác lại cho rằng, nước dừa rất tốt cho người nhiễm Covid-19 vì khả năng cấp nước, bù điện giải tuyệt vời. Đây là thứ F0, nhất là F0 bị sốt rất dễ thiếu hụt.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao

Những thông tin này khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Liệu có nên uống nước dừa trong quá trình điều trị Covid-19 tại nhà hay không?

  • Tía tô được ví tốt ngang thần dược chữa ho, giải cảm và tăng đề kháng: Ngoài đun nước pha mật ong, dùng theo 3 cách này sẽ giúp F0 nhanh khỏi bệnh

Trước những luồng thông tin khác nhau đó, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) nhận định, đúng là F0 uống nước dừa có thể sẽ bị đau bụng từ đó khiến cơ thể mệt mỏi khi uống theo cách thông thường. Nghĩa là bạn mua dừa tươi về, chọc lấy nước uống. Tình trạng đặc biệt dễ xảy ra nếu uống thường xuyên.

"Tuy nhiên, chỉ cần chế biến một chút, cho thêm một chút nguyên liệu đi kèm, nước dừa lại trở thành đồ uống cho F0 rất tốt. Đó là cho thêm vài lát gừng tươi. Ngoài ra có thể bổ sung thêm chút đường phèn", chuyên gia nhận định.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao

Cụ thể, bạn chỉ cần mua dừa tươi về, đổ lấy nước ra xoong. Bạn đem gừng rửa sạch, thái lát cho vào. Sau cùng có thể bổ sung thêm chút đường phèn để ngon ngọt hơn, lại có công dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 tại nhà.

Tuy nhiên, vì nước dừa đã rất ngọt. Nếu bạn không thích uống thêm đường thì không cần cho thêm đường phèn cũng không sao cả.

Sau khi nấu sôi lên, F0 uống nước dừa ấm nóng, kèm theo vị cay, thơm, ấm của gừng, vị ngọt thanh của đường phèn sẽ thấy vô cùng dễ chịu. Thức uống vừa bù nước, bù điện giải cho cơ thể hiệu quả lại không lo những tác dụng phụ như đau bụng, mệt mỏi đi kèm.

Lương y Bùi Hồng Minh giải thích, nước dừa có tính bình, riêng nước dừa xiêm thuộc âm còn mát hơn nữa. Nếu uống thường xuyên không hề tốt cho sức khỏe. Thế nên, đối với F0 muốn uống nước dừa để nhanh khỏe thì cần phải nấu sôi lên.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao

Chưa kể, việc bổ sung thêm gừng sẽ tăng tính ấm cho món đồ uống này. Trong khi đó, đường phèn từ lâu được sử dụng để trị ho, viêm họng nên uống kèm nước dừa cũng rất tốt nếu F0 có những triệu chứng này.

Uống nước dừa đun sôi kèm gừng, đường phèn nhưng vẫn cần lưu ý điều quan trọng

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, nước dừa uống theo cách này có thể giúp ích cho F0 nhưng nên nhớ không được lạm dụng.

"Việc uống quá nhiều nước dừa như mỗi ngày 2-3 quả... thì khiến cơ thể bị lạnh, khó tránh khỏi chuyện đau bụng, mệt mỏi dù đang là F0 hay hoàn toàn khỏe mạnh bình thường", chuyên gia khuyến cáo.

Chưa kể, nước dừa khi uống với liều lượng nhiều quá mức cho phép sẽ làm giảm huyết áp nhanh chóng, đồng thời làm mềm yếu gân cơ.

Uống nước dừa bị đau bụng phải làm sao

F0 uống nước dừa tốt nhất là cách 2-3 ngày mới uống một quả, trung bình mỗi tuần 2-3 quả dừa. Khi uống nhớ cho thêm gừng, đường phèn (nếu cần) rồi nấu sôi, uống ấm.

Tuyệt đối không dùng nước dừa uống thay thế nước lọc hàng ngày. ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) nhấn mạnh: "Không được lạm dụng ngay cả trong trường hợp mới đi ngoài nắng, tập thể dục thể thao vìmất nhiều nước. Khi uống cần bổ sung thêm chút muối sẽ tốt hơn".

Ngoài ra, người có nguy cơ béo phì, đang trong quá trình giảm cân cần hạn chế tối đa loại nước này vì có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân… Người bệnh thận, tiểu đường khi dùng cần thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Cuối cùng, dù là F0 hay hoàn toàn khỏe mạnh cũng tuyệt đối không uống nước dừa vào buổi tối vì sẽ gây đầy bụng, mệt mỏi.

https://afamily.vn/f0-uong-nuoc-dua-cho-them-2-thu-vao-uong-cung-se-tranh-dau-bung-bu-duoc-nuoc-nhanh-khoe-2022031611362745.chn