Vấn đề giao thông ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam như thế nào

An toàn, chất lượng - chìa khóa vàng cho du lịch bền vững

Trọng Điển - Minh Thùy - Trúc Thủy

Những năm gần đây, ngành du lịch – dịch vụ được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ sức hút địa lý và giàu bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, về lâu dài, nhà nước cần có những định hướng, chiến lược phát triển mang tính bền vững, nhất là trước những biến động lớn như đại dịch Covid-19.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Từ nay đến cuối năm, khách du lịch nội địa sẽ chiếm tới 95% tổng lượng khách trong năm 2020 do đại dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, từ nay đến cuối năm, khách du lịch nội địa sẽ chiếm tới 95% tổng lượng khách trong năm 2020 do đại dịch Covid-19.

Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, từ tháng 6 đến cuối năm, TPHCM triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch – dịch vụ nội địa, với gần 260 chương trình tour và 280.000 vé ưu đãi giảm từ 10 - 70%, theo “Chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc 2020”.

"Bây giờ khách quốc tế không về, mình còn khách nội địa. Hiện tại, bên tôi đã giảm 50% tiền tàu. Đồng thời làm thêm những chương trình, trò chơi dân gian để khách tiện tham quan, vui chơi".

"Dĩ nhiên kích cầu làm sao cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Như TP.HCM chúng ta phải xác định lại khách hàng nội địa mới như thế nào. Chúng ta xem lại sản phẩm mỗi doanh nghiệp đã đáp ứng hay chưa, từ hành vi cho đến quy trình".

"Các khu du lịch bây giờ họ phải giải quyết bài toán du lịch an toàn. Thứ hai, đó là công nghệ không tiếp xúc. Mình sẽ giải quyết những bài toán như thế nào về khách sạn, điểm đến, nhà hàng... Chúng ta phải trả lời bằng bài toán cụ thể".

Trước tâm lý e ngại dịch bệnh, ngoài chương trình ưu đãi, bà Võ Thị Ngọc Thúy - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, thành phố sẽ áp dụng giải pháp công nghệ, du lịch thông minh, tạo điểm đến an toàn cho du khách.

"Với đại dịch Covid-19, hầu hết hành vi tiêu dùng, trong đó có hành vi của du khách đang chuyển sang xu hướng du lịch thông minh. Đây là xu hướng tất yếu mà mỗi doanh nghiệp du lịch nói chung cần nắm bắt và biến thách thức này trở thành cơ hội. Với các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mô hình kinh doanh truyền thống để chúng ta có sự kết nối chặt chẽ, để ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch thông minh".

Để tăng tính trải nghiệm và thu hút du khách, Sở Du lịch thành phố còn đề ra nhiều nhóm giải pháp, hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch thúc đẩy triển khai các sản phẩm văn hóa, di sản, ẩm thực mới.

Về vấn đề này, ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn cũng nhấn mạnh, kích cầu giảm giá chỉ là giải pháp tình thế. Để phát triển du lịch bền vững, thành phố nên chú trọng tăng chất lượng dịch vụ, tái cơ cấu sản phẩm phù hợp với khách nội địa.

"Sau Covid -19 có khả năng trở lại, đối với ngành du lịch dịch vụ phải hướng đến phát triển du lịch bền vững. Cần phải thay đổi mô hình.

Ví dụ các tour lữ hành hạn chế vấn đề trực tiếp thì chúng ta dùng công nghệ nhiều hơn. Nó sẽ kiểm soát được điểm đến an toàn, dự báo được xu hướng khách hàng, xu hướng hành vi.

Từ đó, chúng ta có những kế hoạch kinh doanh an toàn hơn. Thời điểm này là thời điểm vàng đểchúng ta nhìn nhận lại mô hình kinh doanh, cách tiếp cận, nguồn lực. Từ đó, chúng ta ứng dụng công nghệ vào, tìm kiếm mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, làm cho sức cạnh tranh mạnh mẽ lên".

Việc liên kết vùng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được thế mạnh mỗi vùng miền, vừa hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi. Ảnh: Tuổi trẻ

Về tăng chất lượng và sức cạnh tranh, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, việc liên kết vùng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được thế mạnh mỗi vùng miền, vừa hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi.

"Thành phốcó những điều kiện hỗ trợ các tỉnh miền đông Nam Bộ phát triển các tour du lịch kết nối với TPHCM, cũng như mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.

Làm thế nào đưa những nội dung ký kết trở thành những sản phẩm cụ thể, hợp tác cụ thể. Đây là hành động thiết thực. Hy vọng sự phát triển du lịch nội địa là thị trường, là điểm đến phù hợp sự phát triển chung của cả nước".

Đồng quan điểm thành phố, theo ông Trần Hữu Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng Sông Cửu Long, nếu các địa phương không chia sẻ, liên kết, kịp thời hỗ trợ thì nhiều doanh nghiệp du lịch có thể sẽ sụp đổ.

Do đó, Hiệp hội sẽ vận động các địa phương có chính sách khuyến mãi, giảm giá vé tham quan, điểm đến an toàn, nâng cao chất lượng phục vụ; giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

"Ngành du lịch phải thực hiện dịch vụ kép là vừa chống dịch, vừa khôi phục thị trường; góp phần giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động, nhất là việc làm cho người lao động bị mất việc vì dịch bệnh Covid-19; tạo điều kiện tốt nhất và đảm bảo an toàn về phòng chống dịch cho người dân như tham quan du lịch; thêm nguồn thu cho ngân sách".

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sắp tới, ngành du lịch bên cạnh phát huy nội lực địa phương, cần có sự liên kết vùng để phát triển đồng bộ; nhất là ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, dự báo xu hướng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch thông minh đến du khách nội địa và quốc tế.

An toàn, chất lượng - chìa khóa vàng cho du lịch bền vững

Những năm gần đây, ngành du lịch – dịch vụ được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ sức hút địa lý và giàu bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, về lâu dài, nhà nước cần có những định hướng, chiến lược phát triển mang tính bền vững, nhất là trước những biến động lớn như đại dịch Covid-19.

Du lịch Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội phục hồi nhanh chóng sau dịch Covid-19. Ảnh: Lao động

Ngành du lịch nước ta sau một thời gian tê liệt vì dịch Covid-19 hiện nay đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn.

Việc khống chế thành công dịch Covid-19 của Việt Nam đang trở thành điểm sáng không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới; tạo nên vị thế đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng bằng một dấu ấn tốt đẹp với bạn bè quốc tế về một Việt Nam an toàn và thân thiện.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế, trong đó nhất là ngành du lịch. Một yêu cầu bắt buộc trong công tác phòng chống dịch là phải hạn chế khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và nới lỏng từng bước theo lộ trình có kiểm soát. Đây chính là một trong khó khăn mà ngành du lịch đang phải đối diện.

Trong khi đó, với thị trường khách nội địa, Covid-19giáng đòn mạnh mẽ vào sản xuất, thu nhập của người dân hầu hết đều giảm sút nên nhu cầu đi du lịch chắc chắn sẽ không cao.

Hiện nay, ngành du lịch phối hợp với các đơn vị vận tải như hàng không, đường sắt cùng thực hiện các chương trình giảm giá đi lại để kích cầu du lịch.

Các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành cũng đang thực hiện hàng loạt các chính sách khuyến mãi từ giá thuê phòng đến các dịch vụ miền phí nhằm lôi kéo khách nội địa.

Nhiều địa phương cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo, bàn cách liên doanh liên kết chặt chẽ hơn để thu hút khách. Các tua tuyến, điểm tham quan cũng đang được thiết kế, chỉnh trang cho chỉn chu và nhiều điểm mới nhằm hấp dẫn du khách.

Đây là việc làm cần thiết trong điều kiện du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng dần phục hồi sau đại dịch

Vấn đề lúc này là ngành du lịch từ trung ương đến địa phương; các doanh nghiệp làm du lịch cần nhận diện rõ các giá trị cốt lõi của du lịch là khám phá, nghỉ ngơi thư giãn và thưởng thức … để tái cấu trúc phù hợp.

Từ đó, những phàn nàn, bất cập bấy lâu nay như nạn chặt chém,chèo kéo khách; chất lượng dịch vụ thấp, sơ sài; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu phải được chỉnh sửa, làm ngay, không tái diễn.

Đối với khách du lịch quốc tế phải đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh về một Việt Nam không chỉ có những danh lam thắng cảnh, con người cởi mở, dễ mến mà còn là điểm đến an toàn; đủ khả năng chăm sóc sức khỏe, y tế cho du khách, nhất là điều trị dịch bệnh cho cộng đồng.

Các công ty du lịch nên tập trung cải thiện lại chất lượng phục vụ trong đó có tái cấu trúc lại chính ngành mình bằng việc đầu tư cơ sở trang thiết bị, tập huấn kỹ năng trao đổi chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm du lịch đối với du lịch trong nước; chuẩn bị các điều kiện để phát triển du lịch quốc tế khi các nước mở cửa trở lại.

Riêng đối với thị trường khách nội địa, các doanh nghiệp, cơ sở du lịch cũng phải chú trọng thay đổi về “chất” để thấy rằng, đây chính là mảnh đất cho mình khai thác lâu dài,ổn định.

Như vậy, trong gian khó sẽ xuất hiện các cơ hội mới, vấn đề là du lịch Việt Nam phải thay đổi căn bản từ gốc, tránh “ăn xổi ở thì” mới bền chặt và phát triển trong giai đoạn mới./.

Từ khóa : Du lịch an toàn sức hấp dẫn khách du lịch COVID-19

  • Gói hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Vì sao tài xế chưa với tới?
  • Chứng chỉ hành nghề kinh doanh vận tải: Thận trọng lắng nghe để thay đổi
  • Không thể không phân loại, nếu muốn rác thành tài nguyên

Video liên quan

Chủ Đề