Vật chất điểm là gì

Câu 1: trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. trái đất trong chuyển động tự quay quanh chính nó. B. hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm?

A. Tàu hoả đứng trong sân ga. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Viên bi rơi từ tầng 5 xuống mặt đất

Câu 3: Chuyển động cơ là

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?

A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian.

B. Khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc không đổi thì vật đứng yên.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.

D. Quỹ đạo là đường thẳng mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

Câu 5: Hãy chọn câu đúng.

A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.

B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.

D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A.Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. B.Chiếc máy bay được kéo trên đường băng

C.Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. D.Chiếc máy đang bay từ Hà Nội– Tp HCM

Câu 7: Chọn phát biểu đúng khi nói về chất điểm :

A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ

B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ

C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của các vật

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu hỏi: Chất điểm là gì?

Lời giải:

Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi [hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập đến]

Cùng Top lời giải ôn lại lý thuyết chút nhé!

I. Lý thuyết

1. Chuyển động cơ – Chất điểm

a] Chuyển động cơ

Chuyển động cơ của một vật [gọi tắt là chuyển động] là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

b] Chất điểm

Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi [hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến].

c] Quỹ đạo

Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

a] Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

b] Hệ tọa độ

+ Hệ tọa độ 1 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM−

+ Hệ tọa độ 2 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M:

x = OMx−

y = OMy−

3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

a] Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

b] Thời điểm và thời gian

- Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

- Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

4. Hệ quy chiếu

Một hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

II. Tóm tắt công thức vật lý 10 phần : Chuyển động thẳng đều

1. Chuyển động thẳng đều

a] Tốc độ trung bình

Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.

Với s = x2– x1; t = t2– t1

Trong đó: x1, x2 lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2

Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s...

b] Chuyển động thẳng đều

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

c] Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

s = vtb.t = v.t

2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

a] Phương trình chuyển động thẳng đều

Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều

Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0[x0], đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M[x].

Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là s = x – x0 = v[t – t0]

hay x = x0 + v[t – t0]

b] Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời 

Ta có:

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

= hệ số góc của đường biểu diễn [x,t]

+ Nếu v > 0 ⇒ > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

+ Nếu v 

c] Đồ thị vận tốc – thời gian

Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.

Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

Chủ Đề