Vẻ đẹp tài hoa uyên bác của Huấn Cao

Một số bài văn mẫu cùng dàn ý chi tiết cho đề bài Vẻ đẹp tài hoa uyên bác của Huấn Cao.Mời các bạn tham khảo.

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Huy Tưởng

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật”. Thật vậy, trong suốt cuộc đời, bằng ngòi bút điêu luyện của mình, Nguyễn Tuân đã làm cho cái đẹp thăng hoa. Với “Chữ người tử tù” – truyện ngắn được in trong tập“Vang bóng một thời”, một tập truyện đặc sắc của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám người đọc như nhìn lại một lần nữa chặng đường quan trọng trong hành trình tìm kiếm cái đẹp của nhà văn. Và Huấn Cao, một nhân vật chính trong tác phẩm chính là đại diện cho cái đẹp ấy. Một vẻ đẹp lãng mạn, lí tưởng toát lên từ con người tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và hơn hết là một con người mang trong mình nhân cách trong sáng cao cả.

Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, được in lần đầu vào năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn”, sau đó được tuyển in trong tập “Vang bóng một thời” [1940]. “Vang bóng một thời” là tuyển tập gồm 11 truyện ngắn, là tập truyện kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân. Các nhân vật trong tập truyện này thường là những con người tài hoa nhưng bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời. Qua đó ông đã ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử cũng như bộc lộ lòng yêu nước thầm kín. Về nhan đề của tác phẩm, ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” sau đó được đổi thành “Chữ người tử tù”, một nhan đề lạ gợi nhiều suy nghĩ.

Truyện kể về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa những con người không cùng cảnh ngộ nhưng sau đã trở thành tri kỉ: Huấn Cao, một con người khẳng khái, có tài viết chữ đẹp, vì chống lại triều đình nên bị khép tội chết; viên quản ngục, người có lòng yêu nghệ thuật, vì tôn trọng nét tài hoa, anh hùng ở Huấn Cao nên rất biệt đãi ông. Huấn Cao lúc đầu đã hiểu lầm, khinh bạc quản ngục nhưng khi hiểu được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của ông, Huấn Cao rất cảm động, đồng ý cho chữ và khuyên viên quản ngục bằng những lời lẽ chân tình.

Tác phẩm chính là lời động viên con người hãy cố giữ thiên lương trong sạch và giữ gìn cái đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không những thế, đó còn là nơi bày tỏ quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: sự hài hòa giữa tài và tâm, giữa thiện và mĩ.

Huấn Cao là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đó là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất, tiêu biểu cho những kẻ sĩ yêu nước.

Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp nhưng do chống lại triều đình nên bị kết án tử. Cũng chính vì bị kết án tử nên sự gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục là một cuộc gặp gỡ đầy éo le ngang trái: “Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém. Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao”. Trên bình diện của sự đam mê nghệ thuật, họ là những người tri kỉ bởi lẽ họ đều yêu thích cái đẹp. Nhưng trên bình diện xã hội, họ lại là kẻ thù của nhau, mối quan hệ đối nghịch giữa một cai tù – người thực thi pháp luật với một kẻ tử tù. Song, cũng nhờ hoàn cảnh này mà vẻ đẹp của Huấn Cao được trở nên nổi bật.

Cảm nhận về vẻ đẹp của Huấn Cao

Ông là người nghệ sĩ tài hoa: tài hoa của Huấn Cao được miêu tả gián tiếp qua thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại. Huấn Cao được ca ngợi là viết chữ nhanh và đẹp: “cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” và “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Tài viết chữ của Huấn Cao còn được thể hiện qua mơ ước của viên quản ngục: “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Cuối cùng, sau khi ca ngợi, mơ ước là hành động chấp nhận hiểm nguy để đối xử biệt đãi Huấn Cao của viên quản ngục. Hành động này như một minh chứng cho thấy tài năng viết chữ của Huấn Cao được rất nhiều người yêu thích mến mộ.

Tài bẻ khóa và vượt ngục thể hiện một con người văn võ song toàn: “người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”.

Khí phách anh hùng: Huấn Cao đừng đầu sáu tên tử tù, chống lại triều đình, đại nghịch vì nghĩa lớn.  Ông luôn tỏ ra khinh bạc, lạnh lùng: “ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều”, coi nhẹ uy quyền, mánh khóe trấn áp chốn lao tù: “Đến cái chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”.

Ông dỗ gông một cách ngông nghênh: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng dánh thuỳnh một cái”. Ông nhận những biệt đãi một cách thản nhiên: “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”. Ông còn khinh bạc đến điều để đuổi đi, gạt phăng mọi thứ mua chuộc: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

Thiên lương trong sạch: Huấn Cao là người theo chữ Nho nhưng lại chống lại triều đình. Đây là một nhân cách cao cả. Ý thức bảo vệ cái đẹp thiêng liêng khỏi sự tầm thường của vật chất uy quyền: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

Hiểu được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và sở thích cao đẹp của viên quản ngục, Huấn Cao “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” ân hận “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Sau khi viết chữ tặng cho viên quản ngục, ông đưa ra lời khuyên chân thành sâu sắc: “ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn”. Lời khuyên như gạt phăng mọi khoảng cách giữa người tử tù và người cai ngục, ngay lúc này họ thật sự là tri kỉ của nhau.

Vẻ đẹp phẩm chất kết tinh trong cảnh cho chữ:

Trong khung cảnh đối lập của nhà tù hôi hám, giữa những con người trên thực tế đối lập với nhau về đia vị xã hội đang xoay quanh cái đẹp nghệ thuật lại ấm lên tình nghĩa của những người tri kỉ, sự kết nối giữa người với người lại thêm bền chặt. Mọi khí phách ngông nghênh, khinh bạc của Huấn Cao đã đứng sang một bên nhường chỗ cho tình cảm quý mến, sự cảm phục lẫn nhau.

Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” nhưng vẫn ung dung thoải mái “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Trên mặt địa vị xã hội, Huấn Cao bị tước quyền tự do cá nhân nhưng trên mặt tư tưởng – nghệ thuật ông là một người hoàn toàn tự do, đầy quyền lực trong việc sáng tạo cái đẹp.

Lời khuyên của Huấn Cao đơn giản không chỉ là lời chân thành sâu sắc từ việc cảm phục tấm lòng của viên quản ngục mà đó như một lời gợi ý về sự tự giải thoát, tìm kiếm tự do cho bản thân để giữ vững thiên lương.

Huấn Cao là một con người tài hoa, có tài, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, Nguyễn Tuân bộc lộ được quan niệm của mình về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước một cách thầm kín.

Từ đó làm nổi bật cách thức xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh, tình huống éo le đầy kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách; những chi tiết miêu tả tâm lý, hoàn cảnh giàu sức gợi và tinh tế; thủ pháp đối lập tiêu biểu cho phương pháp sáng tác lãng mạn sử dụng một cách thành công.

Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: “Văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nỗi thưởng thức”. Thật vậy, với nghệ thuật xây dựng nên nhân vật, Huấn Cao hiện lên rất đặc sắc, không thừa thải, phảng phất một nhân vật lịch sử trong thế kỉ XIX. Ngoài việc ca ngợi một con người tài hoa, bất khuất, anh hùng, “Chữ người tử tù” còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu mà không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được.

Trần Báu

Hình tượng nhân vật Huấn Cao

  • Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
  • Văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
  • Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 2
  • Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 3
  • Đôi nét về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao là tài liệu được đội ngũ giáo viên của VnDoc biên soạn chi tiết, cụ thể để các em học sinh lớp 11 hiểu, nắm rõ nội dung từng phần của bài và có bài làm mẫu để các em tham khảo, mở rộng vốn từ, các viết văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật Huấn Cao: “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm vô cùng thành công của Nguyễn Tuân. Nhân vật chính Huấn Cao đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài

a. Con người Huấn Cao

Huấn Cao là một nhà nho cuối mùa bất đắc chí, nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp.

Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ.

Là một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình; một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông.

b. Khi bị bắt vào ngục

Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác, không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc.

Khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý, thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ.

Cảnh cho chữ: giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực.

→ Không khí trang nghiêm và linh thiêng. Giá trị của nhân phẩm và cái đẹp đã vượt qua ranh giới và trở nên bất tử, không phân biệt sang hèn mà cùng chung chí hướng về thiên lương, về đạo đức và về cái đẹp.

→ Hình tượng nhân vật Huấn Cao được làm nổi bật qua nhiều chi tiết khác nhau và nổi bật nhất là ở cảnh cho chữ.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.

Văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 2

Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 3

Nguyễn Tuân là một tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam với ngòi bút vô cùng tài hoa, uyên bác. Quan điểm sáng tác của ông cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, chính điều này đã làm nên thành công vang dội cho tác giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là “Chữ người tử tù” được rút từ tập “Vang bóng một thời”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

Huấn Cao vốn là một nhà nho yêu nước cuối mùa bất đắc chí. Ông nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp, ai có được chữ của ông Huấn trong nhà thì quý hơn vàng. Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, luôn hướng đến cái thiện và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Tuy nhiên do thời thế thay đổi, con người đó đã phải đứng lên làm một kẻ cầm đầu bọn phản loạn chống lại triều đình để đòi lại công bằng cho người dân. Chính nghĩa khí này đã biến ông thành một người tử tù tội ác tày đình không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông.

Vẻ đẹp của Huấn Cao được bộc lộ rõ nét hơn khi ông bị giam vào ngục. Với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình. Ông luôn thể hiện thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối diện với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt viên quản ngục và thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Nhưng khi nhận ra tấm lòng, chân tình của viên quản ngục, Huấn Cao vô cùng xúc động và thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về vị quan này.

Và một khung cảnh mà làm nổi bật được hình tượng Huấn Cao chính là cảnh cho chữ, giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực, không khí lúc đó hoàn toàn rất trang nghiêm và linh thiêng. Đó là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Người có vị thế khúm núm, kính trọng một người tử tù đang đợi ngày ra hành hình. Còn người tử tù thì hiên ngang giữa trời đất, như một bậc thầy dạy dỗ viên quan và khuyên viên qua thay đổi cách sống. Có thể thấy, cái đức, cái tâm của Huấn Cao đã vượt qua mọi ranh giới và trở nên bất tử dù ông không còn sống trên đời.

Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác và cái đẹp cũng như niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hi sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Đôi nét về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

1. Xuất xứ

Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ.

2. Bố cục

Phần 1 [Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu]: cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục.

Phần 2 [tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ]: cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.

Phần 3 [còn lại]: Cảnh cho chữ.

3. Tóm tắt

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

4. Giá trị nội dung

Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

5. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • 110 đề đọc hiểu Ngữ văn 11 có đáp án
  • 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
  • Phân tích tác phẩm lớp 11

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Video liên quan

 

 

Chủ Đề