Vi dụ về phương pháp nêu gương cho trẻ mầm non

Một điều dễ dàng nhận thấy "Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ”. Vì lẽ đó, việc chọn lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp dành cho các em là vô cùng quan trọng. Có phương pháp tốt, chúng ta sẽ khai mở được tiềm năng của từng em nhỏ và giúp các em có cơ hội tỏa sáng từ những hoạt động học tập, vui chơi hàng ngày. Trường Mầm non Bình Minh giới thiệu cùng quý phụ huynh một số phương pháp giáo dục đã và đang được vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục của trường:

         PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC

1. Phương pháp dùng tình cảm: Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói, để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh.

2. Phương pháp dùng lời nói: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt [Trò chuyện, kể chuyện, giải thích, diễn cảm, câu hỏi gợi mở...] được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.

3. Phương pháp trực quan- minh họa: Dùng các phương tiện trực quan như vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh, hành động mẫu [lời nói và cử chỉ] cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan [nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm..]

4. Phương pháp thực hành, trải nghiệm bao gồm:

- Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi: là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy. - Phương pháp dùng trò chơi: Là sử dụng các loại trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực. - Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Phương pháp luyện tập: Là cho trẻ thực hành lặp đi, lặp lại các động tác, cử chỉ, điệu bộ, thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để củng cố vốn kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.


5. Phương pháp đánh giá: Là người lớn phải tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ. Ở lứa tuổi nhỏ, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, có thể chê khi cần nhưng phải nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.

6. Phương pháp khích lệ: Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.

7. Phương pháp nêu gương:  Sử dụng các hình thức khen ngợi phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương trẻ là chính và thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét và cho trẻ tự nhận xét trong từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài phương pháp giáo dục mới của Bộ GD-ĐT, Trường Mầm non Bình Minh cũng tích cực tiếp thu và vận dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục tiến bộ trên thế giới trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với tâm lý, hoàn cảnh và khả năng tiếp thu của trẻ em Việt Nam nhằm đạt hiệu quá tốt nhất trên trẻ.
                                                                                                                   BGH MN BÌNH MINH

22 04, 2015 tuyensinh89

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

Thực tế cho thấy những kiến thức mà họ có được khi học trung cấp mầm non hoặc các bậc học cao hơn khi đem ra thực tế áp dụng là chưa đủ vì ở lứa tuổi này trẻ có rất nhiều hình thái biểu lộ tâm sinh lý. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ mà giáo viên mầm non có thể tham khảo để xây dựng cho mình những phương pháp hiệu quả hơn.

1. Với giáo dục nhà trẻ

 Phương pháp tình cảm: 

Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh. 

Dùng lời nói: [kể chuyện , trò chuyện với trẻ]

Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ  cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

Phương pháp trực quan, minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu  kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

Phương pháp thực hành:

Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

Các trò chơi: 

Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

Luyện tập: 

Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

Phương pháp đánh giá nêu gương:

Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

2. Giáo dục mẫu giáo

Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này. 

Phương pháp dùng tình cảm

Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi  cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

Phương pháp thực hành

Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

Nêu tình huống: 

Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

Phương pháp luyện tập: 

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc. 

Trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

Dùng lời nói:

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý  tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề