Vì sao ăn mặn ta có cảm giác khát nước

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

Vì sao ta có cảm giác khát nước?

Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?

Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

Albumin có tác dụng như một hệ đệm:

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mỗi lần khi ăn thức ăn chứa nhiều muối và nhanh chóng sau đó là cảm giác khát nước vô cùng không? Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà chúng ta hay gặp, nhưng liệu có ai biết rõ nguyên nhân tại sao không? Tại sao khi ăn mặn lại khát nước?

Sau khi dung nạp một lượng lớn muối, lượng muối này sẽ di chuyển qua thành ruột non khiến lượng muối trong máu tăng lên. Áp suất thẩm thấu tăng cao do chất lỏng xung quanh tế bào giàu Natri hơn. Tế bào dần mất nước do áp suất này kéo nước tứ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào khiến cho cơ thể cảm thấy mất cân bằng.

Khi đó, não nhận được tính hiệu từ cơ thể tạo ra cảnh báo nồng độ muối tăng cao quá mức.

Vùng dưới đồi [hypothalamus] là trung tâm cảm nhận cơn khát có chức năng điều hòa giấc ngủ, cảm giác thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Sau khi tiếp nhận thông tin, vùng dưới đồi sẽ gửi đi tính hiệu khát nước, tạo cảm giác khát nước để chúng ta bổ sung lượng nước cần thiết mà cơ thể đang bị thiếu hụt.

Lưu ý: khả năng cảm nhận cơn khát của một người bị ức chế chủ yếu do tuổi tác và bệnh tật. Đây là tình trạng nguy hiểm vì cơ thể người luôn cần đủ nước để mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể diễn ra bình thường.

Chia sẻ

Ăn mặn khát nước?

Theo quan niệm trước đây, việc ăn mặn sẽ khiến chúng ta trở nên khát nước hơn. Điều này có thể lý giải là do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên trong khoảng gian bào và làm tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến nước được hút ra khỏi tế bào. Quá trình này làm nước bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và khát.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng: ăn mặn không khiến cơ thể mất nước, tức là không khiến chúng ta khát, mà khiến chúng ta đói.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và được đăng tải trên tạp chí Journal of Clinical Investigation đã tiến hành theo dõi chế độ ăn của các phi hành gia trong một môi trường giả định mô phỏng chuyến bay tới sao Hỏa. Kết quả cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm mặn, cụ thể là nhiều muối khiến các phi hành gia ít khát hơn và uống ít nước hơn.

Cơ chế điều hòa nước của cơ thể

Theo các chuyên gia, không có mối tương quan nào giữa lượng muối tăng và lượng nước tiểu tăng, dù muối tìm thấy trong nước tiểu có tăng lên. Cơ chế được giải thích là natri được kéo ra khỏi tế bào và đào thải ra theo đường nước tiểu, nhưng chỉ có natri được đào thải, trong khi lượng nước vẫn được thận điều chỉnh và quay lại chu trình tuần hoàn của cơ thể.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy, ure được tích tụ trong thận và ngăn cản nước bị hút bởi natri và clorua. Điều này ngăn cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến một hiện tượng là những con chuột này lại đói hơn và ăn nhiều hơn. Khi đánh giá trên các phi hành gia, họ cũng than phiền cảm giác đói nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, nghiên cứu cho thấy ure không chỉ là một sản phẩm thải mà còn là một hợp chất osmolyte – chất liên kết nước và giúp vận chuyển nước rất quan trọng. Ure giúp giữ nước cho cơ thể, nhất là khi chúng ta bài thải muối. Đây được coi là cách bảo tồn nước tự nhiên của cơ thể trong trường hợp cơ thể đang dư thừa lượng muối.

Cảm giác khát nước có thể do nhiều lý do

Theo các chuyên gia, việc có cảm giác khát nước sau khi ăn mặn gặp phải ở nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải do quá trình mất nước của cơ thể. Lý giải có thể đến từ trải nghiệm của việc tiêu thụ thức ăn, như một phản ứng nhất thời nào đó do thức ăn tinh bột khô gây kích ứng cổ họng chẳng hạn. Bản thân lượng muối không kéo theo nước đào thải theo đường nước tiểu, do vậy cơ thể không bị mất nước.

Bổ sung nước cho cơ thể là cần thiết, đặc biệt với các đồ ăn công nghiệp

Một nghiên cứu gần đây có tựa đề Mối liên hệ giữa tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và tổng lượng nước tiêu thụ tại Mỹ đã nghiên cứu trên hơn 24.000 người tham gia và so sánh tổng lượng nước tiêu thụ với việc ăn các thực phẩm đã qua chế biến. Thực phẩm siêu chế biến ở đây được định nghĩa là thực phẩm có thời hạn sử dụng dài, có hương vị ổn định lâu, thường giá cả phải chăng. Những loại thực phẩm này bao gồm kem, bánh quy, bánh mì, đồ uống có ga, hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng và cái gọi là các sản phẩm thịt hoàn nguyên như xúc xích… và thông thường, các thực phẩm chế biến sẵn này cũng có hàm lượng muối cao. Kết quả cho thấy: những người tham gia mất nước nhanh hơn với các thực phẩm chế biến sẵn.

Theo các nhà khoa học, những người ăn càng ăn nhiều các loại thực phẩm siêu chế biến thì sẽ càng mất nhiều nước, đặc biệt nếu ăn và uống kèm các loại đồ uống có đường. Điều đáng lo ngại hơn nữa là thực phẩm siêu chế biến có thể có hàm lượng nước rất thấp – có nghĩa là việc hydrat hóa khi tiêu thụ những thực phẩm này thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, đa phần mọi người có xu hướng làm ngược lại. Ví dụ: một cá nhân có thể tránh được việc thiếu nước do uống ít nước nếu người đó ăn thực phẩm có hàm lượng nước từ trung bình đến cao như rau và trái cây. Tuy nhiên, khi ăn thực phẩm chế biến sẵn, người này sẽ có nguy cơ bị mất nước nhanh hơn nhiều và khi nước được thay thế bằng đồ uống có đường thì nguy cơ mất nước càng cao hơn nữa.

Tổng kết

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn mặn không gây ra khát nước mà thay vào đó, nó gây tình trạng đói nhiều hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt khi đi kèm với các loại đồ uống ngọt cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước của cơ thể. Nước là thành phần không thể thiếu của sự sống, do vậy các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên bổ sung nước đầy đủ, uống nước đều đặn không cần để đến khi có cảm giác khát.

Tham khảo thêm thông tin tại: Uống nước nhiều đến mức nước tiểu trong suốt có tốt không?

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Câu hỏi:Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Lời giải:

Đáp ánđúng: A.Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…→ thận tăng cường tái hấp thu nước, đồng thời động vật có cảm giác khát nước

Cùng Top lời giải tìm hiểu về một chủ đề liên quan đến câu hỏi - Cân bằng nội môi trong cơ thể nhé!

I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố lí hóa.

- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

- Ví dụ: Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1% ; duy trì thân nhiệt người ở 36,7oC…

- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong [máu, bạch huyết và dịch mô] biến động và không duy trì được sự ổn định [mất cân bằng nội môi], sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

- Rất nhiều bệnh của người của động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi.Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao [do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên] gây ra bệnh cao huyết áp.

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì

- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường [trong, ngoài] và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển: Là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện: Là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn [hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn] để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường.

Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược.

III. Vai trò của thân và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

1. Vai trò của thận

- Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất chất hòa tan trong máu, đặc biệt là phụ thuộc vào nồng độ Na+ [NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu].

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng [do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…] →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước →uống nước vào →giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm →thận tăng thải nước →duy trì áp suất thẩm thấu.

- Thận còn thải các chất thải như: Urê, crêatin…

2. Vai trò của gan

- Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Ví dụ: Gan điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu

- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định.

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ →nồng độ glucôzơ trong máu giảm →tuyến tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu →nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.

IV. Vai trò của hệ đệm trong cần bằng pH nội môi

- Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Những biến động của pH nội môi đều có thể gây ra những thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan, thậm chí gây tử vong cho động vật và người.

- Ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 – 7,45. Các hoạt động của tế bào của các cơ quan luôn sản sinh ra các chất [CO2, axit lactic…] có thể làm thay đổi pH máu. Mặc dù vậy, pH của máu vẫn duy trì ở mức ổn định nhờ có hệ đệm [trong máu] và một số cơ quan khác.

- Hệ đệm có khả năng lấy điH+hoặcOH−khi các ion này xuất hiện trong máu →Duy trì pHtrong máu ổn định.

- Có 3 loại hệ đệm trong máu:

+ Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3.

+ Hệ đệm phôtphat:NaH2PO4/NaHPO4−.

+ Hệ đệm prôtêinat [prôtêin].

⇒ Trong các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất.

- Ngoài hệ đệm, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng pHnội môi.

+ Phổi điều hòapHmáu bằng cách thải CO2, vì khí CO2tăng sẽ làm tăng H+

+ Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thảiNH3… →điều hòa pH.

Video liên quan

Chủ Đề