Vì sao bạn bị từ chối

1. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

Cảm giác đau đớn sau khi bị từ chối là phản ứng tự nhiên của con người trước nguyên nhân tình cảm và sinh lý học thông thường. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng trải nghiệm sự từ chối bất ngờ thật sự có thể gây nên nhiều triệu chứng về thể chất: nỗi đau về mặt cảm xúc kích hoạt tế bào thần kinh trong não tương tự như khi bạn phải trải qua nỗi đau về thể chất. Thật ra, sự từ chối có thể khiến bạn cảm thấy như “con tim đang tan nát” theo đúng nghĩa đen của nó bởi vì nó kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của bạn, hệ thống này chịu trách nhiệm quản lý nhiều thứ chẳng hạn như nhịp tim của bạn.

Hãy nhớ rằng không sao cả khi bạn cảm thấy xấu hổ, thấp thỏm, chán nản về cuộc tình đổ vỡ của mình. Những người mạnh mẽ sẽ biết cách đối mặt với những vấn đề của cuộc sống. Về căn bản đây là cách tốt nhất để đối phó với những tình huống không thoải mái mà cuộc sống đem lại.

2. Tâm sự với người bạn thấy thân thiết

Sẽ rất tốt nếu tất cả những người bạn xung quanh bạn đều có thể chăm chú lắng nghe và giúp bạn tiếp thêm sức mạnh tích cực. Những người bạn mà bạn cần trong khoảng thời gian như thế này là những người bạn có thể nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề. Đây là những người bạn biết cách giúp bạn. Họ không sợ hãi khi nói cho bạn những gì bạn cần nghe. Sau tất cả, đây là những người bạn chất lượng. Họ biết rằng bất kể bạn muốn hay không, đó là lời khuyên tốt nhất cho bạn tại thời điểm này.


Ảnh minh họa

3. Cho phép bản thân cảm thấy buồn bã

Đối phó với việc bị từ chối trong tình yêu không phải là điều dễ dàng. Việc dành một hoặc hai ngày để khóc hay xem một bộ phim buồn để đối mặt với nỗi đau bị từ chối là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không dành thời gian để cảm nhận nỗi buồn và chấp nhận chúng, bạn có thể thấy mình đang sống với những suy nghĩ và cảm xúc bị dồn nén. Cho dù bạn đang trải qua cảm giác tức giận, buồn bã hay hối tiếc - bạn cần để trái tim tự thanh lọc. Điều này sẽ cho phép bạn làm những điều nên làm với một trái tim rộng mở và một trí óc minh mẫn.

4. Đưa tâm trí ra khỏi chủ đề

Học cách đối mặt với cảm giác bị từ chối có lẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách giải thoát mình ra khỏi tình huống khó khăn thì việc giải quyết vấn đề sẽ không gặp trở ngại gì lớn lao. Hãy nghĩ về một thú vui khác, đừng bận tâm quá nhiều về rắc rối của bản thân nữa. Và luôn nhớ ngay cả khi người ta không muốn hẹn hò với bạn thì không nên quá lo lắng rằng người tiếp theo cũng sẽ làm như thế.

Đánh lạc hướng bản thân khỏi suy nghĩ đau đớn và tìm cách đắm mình vào những điều khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Xem chương trình vui nhộn, nghe nhạc nhại [parody] trên podcast, hoặc đi xem phim hài tại rạp. Mặc dù niềm vui sẽ không thể hàn gắn trái tim tan vỡ của bạn ngay lập tức, nó sẽ giúp làm giảm sự tức giận và tăng cường cảm xúc tích cực của bạn.


Ảnh minh họa

5. Yêu bản thân nhiều hơn

Bạn yêu say đắm một chàng trai và cuối cùng bạn lấy hết can đảm của mình đưa ra lời đề nghị hẹn hò nhưng chàng lại từ chối. Có thể bạn nghĩ đó là điều tồi tệ nhất xảy đến trong đời mình nhưng thực sự nó sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian mà thôi. . Khi vượt qua được nỗi buồn, hãy quay trở lại là chính mình, yêu bản thân nhiều hơn vì chỉ có khi ấy bạn mới trở thành quý cô xinh đẹp nhất. Dẫu khó khăn nhưng hãy đừng quên chăm sóc bản thân mình. Bạn có thể đến tiệm spa làm đẹp, chăm sóc móng và quên đi những rắc rối đang vướng phải. Và biết đâu, chính sự tự tin này sẽ giúp đối tượng trở thành “vệ tinh” xoay quanh bạn.

6. Học hỏi từ sự từ chối

Một trong những bài học đắt giá nhất giúp vượt qua cảm giác bị từ chối là tự hỏi bản thân lý do bị từ chối. Đặt các câu hỏi như: Tại sao người ta không muốn hẹn hò với mình? Hay có điều gì đáng lẽ ra có thể làm tốt hơn? Hãy thử đặt vào tình huống của đối phương và xem thử mình sẽ phản ứng ra sao. Đôi khi việc suy nghĩ lý do tại sao bị từ chối sẽ giúp bạn nhận ra cách tránh lặp lại sai lầm cho những lần hẹn hò sau.

Bạn cần phải suy ngẫm lại mọi vấn đề. Nếu bạn bị từ chối khi đưa ra lời đề nghị hẹn hò thì hãy cố gắng rút ra những bài học bổ ích trong lần thất bại đó. Việc học và hiểu lý do tại sao người ta khước từ bạn rất quan trọng để không mắc lại sai lầm thêm một lần nào nữa./.

CTV Vũ Tuyến/VOV.VN

Thậm chí tôi đã từng mất một vài người bạn chỉ vì điều đó. Tôi có thể làm gì để cải thiện tình hình đây, chuyện này khiến tôi phát điên lên mất. Hoàng Anh [thesunlight@...] 

Trả lời:

Hoàng Anh thân mến,

Kiểu từ chối “vỗ mặt” - nhất là lại lặp đi lặp lại - hiển nhiên sẽ gây cảm giác chán nản và thất vọng, do vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể hiểu được tâm trạng không lấy gì làm vui vẻ của bạn trong lúc này. Có lẽ bạn cần đi sâu vào tâm điểm của vấn đề và cố gắng tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Theo như lời bạn nói thì có vẻ cách ứng xử của bạn đối với người khác giới vẫn luôn tỏ ra tận tình, chu đáo. Nói cách khác, bạn vẫn luôn là người đàn ông tuyệt vời, song dầu vậy thì những cô gái bạn bày tỏ sự quan tâm lại không đền đáp lại tình cảm của bạn. Thay vào đó họ lại thẳng thừng từ chối bạn, khiến bạn thấy nản lòng, thất vọng ê chề. Ngay cả bạn bè cũng đã nhận ra những thay đổi trong hành vi cư xử của bạn cơ mà.

Tuy nhiên, thay vì trút đổ mọi nguyên nhân của việc này lên đôi vai mình, bạn cũng cần tính tới khả năng có thể có những nhân tố khác có liên quan tới sự từ chối của các cô gái ấy thì sao? Chẳng hạn, biết đâu bạn bày tỏ tình cảm với cô gái bạn thích ở nơi đông người, trước mặt bạn bè cô ấy trong khi cô ấy lại cảm thấy quá bối rối và khó chịu vì điều đó. Kết quả là, có thể cô ấy sẽ phản ứng lại bằng cách từ chối phắt và không dám bộc lộ tình cảm thực trong lòng. Nếu trong trường hợp này, bạn nên rút kinh nghiệm ở lần tới. Khi bày tỏ tình cảm với một cô gái nào đó, bạn nên chọn lúc chỉ có hai người ở riêng với nhau hoặc thậm chí gọi điện thoại mời cô ấy đi chơi thay vì phải nói trực tiếp chẳng hạn.

Trường hợp nữa là cũng có thể bạn đã tỏ tình với những cô gái “không phù hợp”. Chẳng hạn, nếu bạn là người trầm tính nhưng lại có cảm tình với những cô gái ưa sự huyên náo, thích đám đông thì rất có thể họ cho rằng bạn không đủ “độ” với họ và tất nhiên sẽ từ chối bạn. Điều ngược lại có đúng không? Cũng có thể là như vậy nếu bạn là người thích vui vẻ, náo động nhưng lại muốn bày tỏ tình cảm với những cô gái dè dặt, kín đáo. Trong trường hợp này, họ sẽ thấy “ngại” bạn và có thể cũng lại nói lời từ chối. Vấn đề chúng tôi nhấn mạnh ở đây là, nếu luôn cho rằng bạn là nguyên nhân của vấn đề có thể sẽ là một nhầm lẫn lớn. Không chỉ vì điều đó thường không hẳn đã đúng mà còn vì cách nghĩ đó sẽ khiến cái “tôi” của bạn xẹp xuống nhanh hơn quả bóng bị châm kim.

Có thể sẽ là một ý tưởng không tồi nếu bạn bắt đầu tìm hiểu cô gái nào đó trong tư cách một người bạn của họ. Đôi khi tình bạn có thể phát triển thành một tình cảm khác thân thiết hơn nếu bạn dành cho nó thời gian và lòng kiên nhẫn. Một điểm lợi khác nữa là khi bắt đầu trong quan hệ tình bạn, bạn có thể xoá bỏ những rào cản về sự hồi hộp, lo lắng vốn thường xảy ra trong những cuộc hò hẹn đôi lứa. Khi là bạn bè cũng có nghĩa bạn phải dành thời gian để tìm hiểu cô ấy và tôn trọng cô ấy chứ không đơn giản chỉ coi cô ấy như một người bạn gái tương lai mà thôi. Cô ấy sẽ rất trân trọng những cố gắng tìm hiểu của bạn đồng thời bạn cũng cảm thấy áp lực với mình cũng nhỏ hơn. Với viễn cảnh này thì hầu như ai cũng có thể giành được chiến thắng.

Hoàng Anh thân mến, bạn cần hiểu rằng từ chối là “một phần tất yếu” của chuyện yêu đương. Điều đó thực sự khó chấp nhận, nó có thể khiến bạn bẽ bàng, đau đớn đôi lúc, nhưng đừng bao giờ cho rằng, khi cô gái đầu tiên từ chối bạn thì không có nghĩa cô gái sau sẽ tiếp tục thấy bạn chẳng có gì hấp dẫn. Chỉ khi nào bạn tin vào chính những giá trị tự thân và sự hấp dẫn của bản thân, cả bên trong lẫn bên ngoài thì người khác mới có cảm giác đó về bạn. Chúc bạn vui và thành công trong cuộc chinh phục tình yêu sắp tới.

Theo Đàn ông

Tiến sĩ, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Leslie Becker Phelps cho biết, trong một số trường hợp, lời từ chối thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm và lo lắng.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tại sao lời từ chối lại gây tổn thương?

Những lời từ chối thường gây cảm giác không dễ chịu, không phải vì chúng ta yếu đuối hay quá nhạy cảm. Điều này liên quan đến góc độ tiến hóa, và chúng ta rất cần người khác chấp nhận mình.

Theo nhà trị liệu tâm lý Lori Gottlieb, con người dựa vào việc sống theo nhóm để tồn tại. Do đó, khi ai đó từ chối bạn, bạn thấy mình thiếu giá trị. Thêm vào đó, nhu cầu kết nối tồn tại trong chúng ta ngay từ khi mới sinh ra. Vì vậy, một số người gặp khó khăn hơn trong việc vượt qua sự từ chối.

Trong tất cả các loại từ chối, bị người mình yêu từ chối đem lại cảm giác tồi tệ nhất bởi điều này đồng nghĩa với cảm giác bị bỏ rơi.

Tuy nhiên, trên thực tế, nói lời từ chối hoặc chấp nhận lời từ chối có thể thực sự mang lại lợi ích cho bạn. Nó có thể giúp bạn trưởng thành và kiên cường hơn trong cuộc sống.

Làm thế nào đối diện với sự từ chối?

Hãy thực hành tự chăm sóc bản thân

Tức giận và tổn thương có thể sẽ là phản ứng tức thì của bạn sau khi bị từ chối. Tuy nhiên, điều này không giúp làm giảm cảm xúc tiêu cực, thậm chí có khả năng làm tăng những xúc cảm xấu.

Trong những thời điểm này, chăm sóc bản thân thực sự quan trọng. Nên bắt đầu bằng việc tự xoa dịu bản thân, bao gồm việc xoa dịu từng giác quan trong số năm giác quan của bạn. Đó có thể bao gồm ăn ngon, uống đồ uống yêu thích, mặc đồ thoải mái, chạy bộ, tập yoga, thiền... Tất cả những điều này đều có thể giúp bạn có được trạng thái cân bằng để suy nghĩ rõ ràng hơn về tình huống thay vì suy nghĩ theo cảm xúc cá nhân.

Dành thời gian để xử lý cảm xúc của bạn

Sau khi đã dành thời gian để bình tĩnh, điều quan trọng là phải chú ý đến những gì bạn đang cảm thấy. Nên liệt kê tất cả những cảm xúc mà bạn đang cảm thấy theo đúng nghĩa đen. Theo Becker-Phelps, cảm xúc của bạn không bao giờ đúng hay sai, chỉ đơn giản đó là cảm xúc.

Tránh tự dằn vặt

Sau khi bị từ chối, chúng ta có xu hướng dằn vặt bản thân về những điều có thể khiến mình bị từ chối. Tuy nhiên, thói quen này chắc chắn khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. Tốt nhất là hãy viết ra một số điều tích cực về mình, ví dụ danh sách một số điểm mạnh và giá trị của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là cuộc sống không chỉ có một lần bị từ chối. Đừng quên rằng bạn luôn có rất nhiều người ở bên như gia đình, bạn bè... Hãy tìm tới họ để được hỗ trợ về tinh thần. Gottlieb nói, điều đó nhắc chúng ta về việc chúng ta đáng yêu như thế nào, mọi người quan tâm đến chúng ta ra sao và chúng ta xứng đáng với điều đó hay không".

Sống lành mạnh

Lời từ chối có thể khiến bạn ngủ không đủ giấc, ăn uống không tốt... Tuy nhiên, điều này chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn. Nên tập trung vào việc ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tất cả điều này giúp bạn vững vàng khi đối mặt với sự từ chối. Becker-Phelps nhấn mạnh: "Lối sống của bạn càng lành mạnh thì bạn càng có nhiều nguồn lực hơn để đối phó với những tình huống khó khăn".

Đừng chùn bước

Đừng bao giờ để những lời từ chối ngăn cản bạn nỗ lực trong tương lai. Suy cho cùng, bị từ chối là một phần tất yếu của cuộc sống. Tất cả những người thành công đều từng trải qua điều đó, lúc này hay lúc khác. Gottlieb nói: "Điều quan trọng nhất là đừng mãi chìm trong nỗi buồn của việc bị từ chối. Nên đặt ra câu hỏi: Tôi có thể học được gì từ trải nghiệm này?".

Thùy Linh [Theo Yahoo Life]

Video liên quan

Chủ Đề