Vì sao bị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa ngày càng trở nên phổ biến và gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Để không sớm mắc phải bệnh lý này, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

1. Tìm hiểu chung về bệnh đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa trải dọc từ phần thắt lưng kéo xuống tận ngón chân và đây được coi là dây thần kinh dài nhất cơ thể con người. Mỗi bên có một dây thần kinh tọa giữ vai trò chi phối, đem lại cảm giác vận động và hỗ trợ nuôi dưỡng những vùng mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa thường hay xảy ra ở một bên trong độ tuổi lao động từ 30 - 50 tuổi. Sau viêm khớp dạng thấp thì đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến thứ 2 cần được điều trị tại viện. Những vị trí thường bị đau thần kinh tọa nhất đó là xương cột sống phần trên, hoặc khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống khiến dây thần kinh bị chèn ép một phần dẫn tới bên chân bị ảnh hưởng có cảm giác tê bì, đau và viêm.

Sau tuổi 30 rất nhiều người bị đau thần kinh tọa

Tuy đau thần kinh tọa có thể khiến người bệnh đau nhiều nhưng phần lớn đều điều trị khỏi trong vài tuần bằng phương pháp nội khoa không cần phẫu thuật. Những trường hợp đau thần kinh tọa nghiêm trọng chủ yếu là do bệnh lý liên quan đến bàng quang hoặc ruột làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa và cần phải thực hiện phẫu thuật để cải thiện triệu chứng đau.

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng đau thần kinh tọa có thể khiến các chi bị suy yếu, nặng hơn là tàn phế làm suy giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Do đó khi phát hiện bệnh sớm thì cần điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

2. Các nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • 80% người bệnh bị đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị đĩa đệm cột sống lồi ra đè vào. Đĩa đệm có chức năng giảm ma sát và giảm sốc cho các đốt sống. Nếu những chiếc đĩa đệm bị thoát vị thì sẽ chèn vào các dây thần kinh xung quanh;

  • Có khối cơ, khối u, nhiễm trùng, xuất huyết trong, mang thai, chấn thương, gãy xương chậu chèn lên dây thần kinh tọa;

  • Nguyên nhân khác: do bị viêm khớp thoái hóa, tổn thương thân đốt sống [do nhiễm vi khuẩn, lao], viêm đĩa đệm đốt sống,...

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau thần kinh tọa

Những yếu tố sau cũng khiến người bệnh có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa:

  • Thừa cân, béo phì: cân nặng quá khổ sẽ gây áp lực lớn lên cột sống chèn vào dây thần kinh tọa;

  • Tuổi tác: tuổi đời càng lớn thì tuổi cột sống, xương khớp cũng lớn theo nên dễ dẫn đến các bệnh như gai xương hay thoát vị đĩa đệm. Đây là 2 nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau thần kinh tọa;

  • Ngồi lâu: giữ tư thế ngồi trong thời gian dài hoặc duy trì một lối sống thiếu vận động cũng làm gia tăng nguy cơ đau thần kinh tọa hơn so với việc chăm chỉ tập luyện vận động mỗi ngày;

  • Bị tiểu đường: các dây thần kinh dễ bị tổn thương ở những người đái tháo đường hơn so với người bình thường.

3. Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa

Một người bị đau thần kinh tọa nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Cơn đau men theo những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua, đau ở cột sống thắt lưng rồi lan sang phía ngoài má đùi, mắt cá ngoài, mông, bắp chân, mặt trước của cẳng chân và các ngón chân. Hướng lan của các cơn đau sẽ khác nhau dựa trên vị trí tổn thương nằm ở chỗ nào;

  • Cơn đau có thể ở mức độ khác nhau như đau âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội, đau giật và tăng mạnh khi ho, ngồi lâu, hắt hơi,...;

  • Cơ chân cũng bị ảnh hưởng với các biểu hiện như ngứa ran, tê cứng ở cẳng chân hoặc bàn chân.

4. Chữa đau thần kinh tọa bằng nhiều biện pháp khác nhau

4.1. Phương pháp nội khoa không phẫu thuật

Người bệnh cần được nghỉ ngơi thư giãn, tránh áp lực lên dây thần kinh tọa bằng cách nằm giường cứng, không ngồi quá lâu, không mang vác vật nặng,...

Đối với những cơn đau cấp tính, có thể dùng các loại thuốc để giảm triệu chứng:

  • Thuốc giảm đau: nhóm NSAIDs, paracetamol. Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ về tiêu hóa, gan, tim, thận,... nên cần dùng kết hợp với thuốc giảm tiết acid hoặc thuộc giúp bảo vệ dạ dày để tối thiểu hóa nguy cơ phát sinh bệnh viêm loét dạ dày.

  • Thuốc giãn cơ;

  • Thuốc vitamin nhóm B;

  • Chế phẩm morphin nếu đau nhiều;

  • Tiêm corticosteroid: tiến hành tiêm ngoài màng cứng để giảm đau.

Lưu ý: các thuốc trên cần được dùng theo toa kê đơn, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Ngoài dùng thuốc và khi đã kiểm soát được triệu chứng đau, người bệnh sẽ cần tham gia vào các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng các chi và phòng ngừa chấn thương sau này:

  • Mát xa;

  • Tập các động tác kéo giãn cột sống, treo người trên xà đơn, tập bơi, tập cơ lưng củng cố sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống;

  • Sử dụng đai lưng hỗ trợ để giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống.

4.2. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả hoặc dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng [hẹp ống sống, hội chứng đuôi ngựa, liệt chi dưới, teo cơ,...].

Người bệnh có thể tập các động tác kéo giãn cột sống để cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

Dựa trên tình trạng khối u, thoát vị, trượt đốt sống và điều kiện kỹ thuật sẵn có mà lựa chọn phương án phẫu thuật sao cho phù hợp, phổ biến nhất là 2 phương pháp sau:

  • Mổ cắt cung sau đốt sống: áp dụng cho những trường hợp đau thần kinh tọa do nguyên nhân hẹp ống sống. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm đó là làm mất vững cột sống, nguy cơ tái phát cao;

  • Mổ lấy nhân đệm: chỉ định thực hiện nếu điều trị nội khoa sau 3 tháng không có kết quả. Đĩa đệm bị thoát vị ở phần nào thì sẽ được cắt bỏ để giải thoát cho dây thần kinh bị chèn ép. Nếu người bệnh đã bị biến chứng rối loạn cảm giác hoặc hạn chế vận động thì cần mổ sớm hơn;

  • Dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng do trượt đốt sống: nẹp vít cột sống và làm cứng đốt sống để cố định chấn thương.

4.3. Phương pháp điều trị khác

Đau thần kinh tọa còn có thể được điều trị bằng các biện pháp khác như sau:

  • Nắn khớp xương: đây là một hình thức điều chỉnh cột sống được áp dụng để giảm đau, cải thiện chức năng và khôi phục khả năng chuyển động của cột sống;

  • Châm cứu: người bệnh cần thực hiện châm cứu ở những nơi uy tín, có chứng chỉ hành nghề. Phương pháp này cũng ghi nhận những trường hợp đã giảm đau lưng sau một thời gian điều trị;

  • Điều trị hỗ trợ:

  • Chườm nóng: có thể là miếng sưởi, đèn nhiệt hoặc túi chườm nóng cho khu vực đang bị tổn thương. Không nên áp quá lâu với nhiệt độ quá nóng vì dễ khiến da bị bỏng;

  • Chườm lạnh: đặt túi chườm lạnh khoảng 20 phút/lần, mỗi ngày vài lần.

Quý bạn đọc nếu muốn được tư vấn thêm các vấn đề khác cần điều trị, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 và tổng đài viên của MEDLATEC sẵn sàng phục vụ quý khách.

I. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới. Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

Đau thần kinh tọa, đau lan xong quanh hông

II. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.

  • Do thoát vị đĩa đệm: Cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, khi các đốt sống bị lão hóa và yếu dần đi. Khi các bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến cho các nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí. Cuối cùng sẽ chèn ép vào rễ thần kinh tọa, gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh.
  • Hẹp ống sống: Nguyên nhân này thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Khi các đốt sống bị mài mòn theo thời gian và tạo ra nhiều áp lực cho rễ thần kinh tọa.
  • Trượt đốt sống: Khi các đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Sẽ làm tổn thương tới vùng xung quanh trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Do các khối u trong cột sống: Do hậu quả của các khối u đang phát triển ở bên trong cột sống. Hoặc phát triển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các khối u này sẽ chèn ép và tăng áp lực tới dây thần kinh tọa.

  • Chấn thương gây đau thần kinh tọa: Như là bị các tai nạn xe, tai nạn nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp. Các chấn thương này không được điều trị dứt điểm, để lại nhiều biến chứng lên dây thần kinh tọa.
  • Bị đau thần kinh tọa do viêm cột sống: Khi cột sống bị tổn thương sẽ tạo ra nhiều gai cột sống. Những gai này khi phát triển mạnh sẽ chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Gây ra nhiều cơn đau khó chịu cho người bệnh.

III. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dưới đây sẽ là một số triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến nhất:

  • Các cơn đau thần kinh tọa lan rộng đến các khu vực sống lưng xung quanh, phần tay chân và vùng hông.
  • Các cơn đau với mức độ tăng dần. Là những cơn đau âm ỉ, đau nhẹ, đau dữ dội xảy ra thường xuyên. Đặc biệt các cơn đau sẽ xảy ra dữ dội khi người bệnh ngồi Đặc biệt các cơn đau sẽ xảy ra dữ dội khi người bệnh ngồi lâu hoặc hắt xì hơi, ho,..
  • Đau mất ngủ trong thời gian dài. Diễn ra vào mỗi đêm, sẽ rất khó để đi vào giấc ngủ, thường xuyên ngủ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, bị tỉnh dậy giữa đêm,…

  • Xuất hiện các triệu chứng bị tê nhức, ngứa. Đặc biệt, người bệnh cảm thấy khả năng vận động trở nên suy yếu, tình trạng phù nề cũng xuất hiện ở chân và các bộ phận khác như bắp đùi, lưng,..
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress,..
  • Sụt giảm cân, người xanh xao, thiếu sức sống, có một số trường hợp xuất hiện triệu chứng nôn mửa, chán ăn, không muốn ăn.
  • Khả năng tuần hoàn của ruột và chức năng bàng quang bị suy giảm, có thể xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà sẽ có cách điều trị đau thần kinh tọa khác nhau. Do đó, lời khuyên cho người bệnh đó là nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau.

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định cho người bệnh thần kinh tọa. Một số thuốc các bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Sử dụng thuốc giãn cơ: Eperisone
  • Vitamin nhóm B
  • Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.

Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng thuốc. Không lạm dụng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp:

  • Thể liệt và teo cơ: chỉ định phẫu thuật sớm, tránh tàn phế cho bệnh nhân.
  • Thể ngoan cố đặc biệt là loại đau dữ dội: Sau điều trị tích cực nhiều tháng tình trạng vẫn không tiến triển.
  • Thể tái phát nhiều lần và tần suất liên tục, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân.

Thể phức tạp như kèm hội chứng chùm đuôi ngựa.

Khi cơn đau được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định điều trị vật lý trị liệu và các liệu pháp khác. Cụ thể:

  • Chườm nóng
  • Chiếu tiêu hồng ngoại
  • Chiếu laser
  • Điện châm
  • Tắm nhiệt, tắm suối khoáng
  • Kéo giãn cột sống cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm
  • Dùng máy điện xung hoặc siêu âm

Máy siêu âm kết hợp điện xung điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả

– Sóng siêu âm thường được sử dụng trong điều trị viêm gân, đau cổ, lưng

– Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”. Sự thay đổi áp lực giúp tạo nên các hiệu ứng:

  • Thay đổi thể tích tế bào.
  • Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá. 
  • Thay đổi tính thấm màng tế bào.
  • Tăng chuyển hóa.

  • Có thể xách tay phù hợp cho công việc cần di chuyển nhiều như các nhà vật lý trị liệu tập bệnh tại nhà, điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần tại nhà hoặc cho bệnh nhân dùng điều trị tại nhà để điều trị các bệnh lý đau nhức mỏi tay chân xơ xương khớp.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài tập giúp điều chỉnh tư thế. Đồng thời, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường bắp hỗ trợ lưng.

V. Hỗ trợ giảm đau cho 1 số các bệnh lý liên quan như:

  • Viêm gân
  • Viêm khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm gân duỗi ngón tay cái
  • Viêm quanh khớp vai
  • Đau lưng
  • Thái hóa xương khớp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương tủy sống
  • Đám rối thần kinh cánh tay
  • Co thắt cơ
  • Tê bì tay chân
  • Đau mỏi vai gáy

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT

✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 0762688999
Website 🌐: congngheykhoa.com
Website 🌐: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage 🔗: dieutrivatlytrilieumdt

Video liên quan

Chủ Đề