Vì sao camera ip k hien khẩu độ

Tiêu chí chọn lựa camera điện thoại phù hợp. Nguồn: OnePlus.

Ảnh minh họa iPhone 13.

Về cơ bản, kích thước cảm biến xác định lượng ánh sáng cần có để tạo nên 1 bức ảnh. Mặc dù độ phân giải đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo chi tiết, nhưng lượng ánh sáng thu được sẽ quyết định các yếu tố như độ cân bằng sáng, dải tương phản rộng và thậm chí là cả độ sắc nét.

Đây là lý do tại sao các máy ảnh DSLR chỉ có độ phân giải 16 MP hay 20 MP, vẫn chụp đẹp hơn so với camera smartphone 108 MP.

Ảnh minh họa Pixel 6.

Những mẫu điện thoại có cảm biến hình ảnh lớn đang dần trở nên phổ biến trong năm 2022. Điều này đặc biệt đúng ở phân khúc flagship cao cấp.

Vào năm 2021, Pixel 6 đã chuyển sang cảm biến chính 1/1,31 inch, nhảy vọt so với các đối thủ. Trong khi đó, iPhone 13 đã chuyển sang cảm biến 1/1,9 inch, lớn hơn đáng kể so với cảm biến 1/2,55 inch của các thế hệ iPhone trước.

Ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng của Pixel 6 [bên trái] và iPhone 13 [bên phải]. Nguồn: Tom’s Guide.

Với cùng một thông số về tốc độ màn chụp, ISO và khẩu độ, cảm biến nào có kích thước lớn hơn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, từ đó chi tiết sẽ được nổi trội hơn.

Hơn nữa, kích thước cảm biến càng lớn sẽ cho ra các điểm nhạy sáng [photosite] nhiều hơn làm giảm hiện tượng nhiễu hạt cũng như làm giảm dải tương phải động của ảnh.

Ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng trong nhà của Pixel 6 [bên trái] và iPhone 13 [bên phải]. Nguồn: Tom’s Guide.

Dù vậy, một chiếc smartphone có cảm biến hình ảnh lớn hơn sẽ phải đánh đổi với việc cụm camera sẽ trông hơi lồi và một vài vấn đề khác, ví dụ như kích thước của camera trên dòng iPhone 13 vẫn còn lồi lên khá nhiều ảnh hưởng tới nét thẩm mỹ của sản phẩm.

Hi vọng thế hệ iPhone 2022 sắp tới sẽ có một thiết kế phù hợp để che lấp điểm trừ trên.

Ống kính cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc chọn lựa camera. nguồn: Engadget.

Lựa chọn chiếc smartphone có cảm biến camera tốt là điều nên làm. Cảm biến lớn thì hiệu năng chụp ảnh sẽ tốt hơn cảm biến nhỏ nhiều và dải động sẽ được cải thiện. 

Dù vậy, ngoài kích thước cảm biến thì chất lượng ống kính, bộ xử lý ảnh và phần mềm cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng ảnh chụp từ camera trên smartphone.

Thuật toán xử lý – Mỗi nhà phát triễn mỗi khác!

Thuật toán xử lý đóng vai trò như một người chỉnh sửa để sửa chữa các chi tiết của tấm ảnh.

Các thuật toán xử lý phổ biến hiện nay là HDR, Night Mode, chế độ chân dung, chế độ xóa phông, nhiếp ảnh điện toán, thuật toán AI,…Chính là những công cụ vô cùng chuyên nghiệp nhưng cũng vô cùng dễ sử dụng, giúp cho trải nghiệm chụp hình được tối ưu hóa hơn.

Chẳng hạn như tính năng AI, đây là một thuật ngữ mới xuất hiện trong những chiếc điện thoại trong nhiều năm trở lại đây. Nhờ vào AI mà camera trên điện thoại có khả năng phán đoán vật thể sắp được chụp để điều chỉnh sẵn thông số camera cho người chụp như: màu sắc, khẩu độ, ánh sáng,…

Ảnh chụp selfie của Pixel 6 [bên trái] và iPhone 13 [bên phải]. Nguồn: Tom’s Guide.

Camera AI càng tỏ ra lợi hại nhất khi bạn chụp selfie, camera sẽ điều chỉnh giúp người dùng có đôi mắt to hơn, xoá mờ những nếp nhăn và mụn trên mặt, nên rất được nhiều người ưa thích, đặc biệt là phái nữ.

Tuy nhiên, một số dòng máy dùng Camera AI lại đẩy màu sắc lên quá gắt, khiến bức hình thiếu tính trung thực.

Camera trên iPhone 13 còn được trang bị công nghệ Cinematic Mode mới. Nguồn: Techradar.

Cùng với xu hướng hiện nay, các nhà sản xuất dần tích hợp thêm rất nhiều tính năng hay ho để giúp chúng ta chụp ảnh đẹp hơn như Night Mode để giúp chụp đêm tốt hơn, một số khác lại là tính năng quay phim Cinematic giúp quay video nhìn trông điện ảnh hơn.

Hình minh hoạ [Nguồn: Macrumors].

Ngoài ra, thuật toán tối ưu ảnh chụp còn đến từ con chip đến từ nhà sản xuất, Apple luôn cho ra các đời chip với hiệu năng luôn vượt trội, đi kèm chính là thuật toán vô cùng thông minh.

Thay vì dùng cảm biến cỡ lớn, Apple đã dùng một chiếc nhỏ hơn rồi đem lồng ghép lại thành một bức tranh nhiều chi tiết, sánh ngang với các cảm biến lớn hơn gấp 4 lần.

Công nghệ ổn định hình ảnh – Tính năng cao cấp đang dần được phổ biến

Các camera trên điện thoại thường tích hợp hai công nghệ là chống rung quang học OIS và chống rung điện tử EIS, gần đây nhất thì Samsung mới giới thiệu lên thị trường công nghệ VDIS.

Các công nghệ ổn định hình ảnh này giúp ổn định khung hình, giảm thiểu những vệt mờ, nhoè khi chụp hình, quay phim. ảnh chụp từ camera mượt mà và sắc nét hơn. Thậm chí, nếu bạn quay phim, từng mảng hình ảnh cũng trở nên ổn định hơn giảm đi sự mờ nhòe khi di chuyển.

Moto G82 có camera 50 MP hỗ trợ chống rung OIS.

Tính năng này được tích hợp bên trong camera của các thiết bị di động và đóng vai trò vô cùng quang trọng. Bởi thông qua OIS, hình ảnh có được sẽ ít bị rung nhòe và đặc biệt khi quay phim sẽ không có hiện tượng rung lắc, giúp cải thiện đáng kể chất lượng video.

Ảnh minh họa [nguồn: Gizmochina].

Chẳng hạn, khi bạn vừa di chuyển vừa chụp ảnh, hoặc chụp những cảnh chuyển động nhanh thì dù đã hết sức cẩn thận cũng khó tránh được việc rung tay khiến khung hình không ổn định và bị nhoè đi. Lúc này, công nghệ chống rung quang học sẽ phát huy công dụng và giúp hình đẹp, mịn và mượt mà hơn.

Ảnh minh họa Samsung Galaxy S22 Ultra.

Đây là một tính năng từng chỉ xuất hiện trên những chiếc điện thoại cao cấp.

Tuy nhiên, xuôi theo dòng chảy công nghệ thì giờ đây các hãng sản xuất đang dần phổ cập tính năng này xuống các dòng smartphone phân khúc thấp hơn, có giá hợp lý hơn để người dùng có thể tiếp cận được.

Công nghệ lấy nét – Thứ nên có trên mọi mẫu điện thoại

Đây là công nghệ camera thiết thực nên có trên mọi điện thoại. Công nghệ lấy nét sẽ tự động lấy nét, mang lại tốc độ bắt nét nhanh chóng và cho hình ảnh hiển thị sắc nét hơn.

Từ đó, bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều thời gian căn chỉnh và giữ vững tư thế để cho ra một bức ảnh đẹp.

Camera selfie trên iPhone 14 sẽ có khả năng lấy nét tự động [Nguồn: Dxomark].

Hiện đại và có lẽ là được tin dùng nhất phải kể đến công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel, với cảm biến này sẽ giúp cho các điểm ảnh sắc nét và tốc độ lấy nét chính xác hơn nhiều. Công nghệ này giúp cho bạn chụp rõ những vật thể đang di chuyển với tốc độ cao, và tất nhiên việc chụp ảnh trong lúc bạn di chuyển cũng đáp ứng rất tốt.  

Ngoài ra, độ sáng của ảnh khi chụp bởi Dual Pixel cũng tăng thêm 25% và thực sự chất lượng ảnh đầu ra của thiết bị sở hữu công nghệ này sẽ không thua các máy ảnh chuyên nghiệp tầm cỡ.

Tính năng Focus Peaking trên Xiaomi Redmi Note 11 Pro.

Cùng với đó là công nghệ gộp điểm ảnh sẽ giúp tăng độ phân giải ảnh chụp lên rất nhiều. Ví dụ, khi bạn chụp một tấm ảnh từ camera độ phân giải 12 MP, công nghệ gộp điểm ảnh sẽ giúp ảnh chụp có độ phân giải tới 48 MP.

Hình ảnh minh họa.

Những tấm ảnh qua công nghệ gộp điểm ảnh có kích thước lớn gấp 4 lần thông thường. Nếu bạn thấy camera điện thoại có chế độ Ultra HD hay Ultra Pixel thì đó chính là thuật toán gộp điểm ảnh.

Độ phân giải Megapixel – Không phải cứ cao là tốt nhất!

Hiện nay, cảm biến trên smartphone đã đạt tới độ phân giải cực lớn [hơn 100 MP], có thể chụp ra được những bức ảnh có độ chi tiết cực khủng nếu đủ sáng.

Vì vậy, việc giữ cho kích thước điểm ảnh phù hợp để tối ưu hóa tiềm năng của độ phân giải lớn 48 MP, 64 MP hay 108 MP là một điều cần thiết.

Ảnh minh họa. nguồn: Internet.

Số Megapixel càng cao thì khi bạn zoom vào chi tiết bức ảnh sẽ ít bị vỡ hay mất nét, điều này khá phù hợp với những người làm đồ họa với các tác vụ chỉnh sửa ảnh, cắt ảnh.

Tuy nhiên, nếu ống kính hay kích thước cảm biến camera của điện thoại không tốt, không thu được nhiều chi tiết trong bức hình thì dù có zoom vào bức hình MP cao, thì bạn cũng chất lượng ảnh cho ra cũng sẽ không như bạn mong đợi.

Nguồn ảnh: GSMArena.

Ngoài ra, Megapixel cao nghĩa là nhiều điểm ảnh trong một không gian nhỏ hơn, khiến các điểm ảnh bị bé hơn dẫn đến việc bắt sáng kém đi và tạo nhiễu nhiều hơn. Vì vậy, camera có số chấm Megapixel thấp không phải là điều quá tệ, việc chọn lựa thông số MP còn phù thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng của các bạn.

Ảnh chụp từ iPhone 13 Pro Max [nguồn: ToddH].

iPhone chính là một ví dụ điển hình, khi mà phiên bản cao cấp nhất hiện tại của nhà Apple chính là iPhone 13 Pro Max chỉ trang bị camera chính độ phân giải 12MP nhưng vẫn cho ra những bức ảnh vô cùng sắc nét

Thông qua, cách lồng ghép lại thành một bức tranh nhiều chi tiết giúp độ sắc nét được cải thiện nhiều, đi kèm là màu sắc cũng chân thật hơn dù trong môi trường thiếu sáng.

Tạm kết: Tiêu chí chọn lựa camera điện thoại phù hợp

Nguồn: YouTube Front Page Tech.

Với những tiêu chí chọn lựa camera điện thoại phù hợp mà mình đã đề cập đến thì bạn còn có những kinh nghiệm gì khác để chọn một chiếc smartphone không?

Video liên quan

Chủ Đề