Vì sao cây lược lại là kỉ vạt thiêng liêng

A. Cuộc gặp gỡ tình cờ.

⇒Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách [chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh. Nhưng chiếc lược ngà lại là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Nên tác giả không chọn nhan đề này, mà chọn nhan đề trên.

B.Câu chuyện cảm động về tình cha con.

⇒Tác giả không chọn nhan đề này vì nhan đề của tác phẩm thường bộc lộ chủ đề của truyện hoặc ít nhiều nói tới cốt truyện và do chọn nhan đề "Chiếc lược ngà", mà chiếc lược ngà lại là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

C.Tình cha con anh Sáu.

⇒Giong phần giải thích ở câu B.

Câu 2 :

-Sau khi đọc qua bài "Chiếc lược ngà" em thấy cảm động nhất là chi tiết tình cảm của bé Thu. Phút giây người cha ấy nhìn thấy con, niềm xúc động dâng trào và bằng tất cả yêu thương, bằng cả tấm lòng mình, người cha ấy gửi đến con tất cả yêu thương săn sóc. Vậy nhưng trước thái độ thờ ở của con, trước sự lạnh nhạt ấy không làm ông Sáu bận tâm mà vẫn rất mực quan tâm con với cử chỉ “gắp miếng trứng cá” và bao dung hết mực với bé Thu. Nhưng không chỉ trong nhân vật ông Sáu, ở chính bé Thu, ta cũng thấy được cô bé ấy yêu thương cha trọn vẹn. Lí do em không nhận cha chỉ vì em quá yêu người cha trong bức ảnh. Vết sẹo do chiến tranh gây nên đã làm hai cha con chẳng thể nhận nhau. Nhưng khi Thu biết được đó là cha, biết được tất cả khổ tâm của ông Sáu, em đã thể hiện tình cảm của mình rất đỗi trực tiếp. Cuộc chia tay của hai cha con xót xa, đau đớn nhưng cũng thật ấm áp, yêu thương. 

  • Viết thư tri ân năm cuối cấp trong đó có:

    -Tri ân thầy cô 

    -Tri ân cha mẹ 

    -Tri ân bạn bè

    19/05/2022 |   0 Trả lời

  • 20/05/2022 |   0 Trả lời

  • viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về niềm mơ ước và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

    Mọi người giúp mình với

    25/05/2022 |   0 Trả lời

  • 01/06/2022 |   0 Trả lời

  • 02/06/2022 |   1 Trả lời

  • Cây lược ngà ấy...Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra.Một ngày cuối năm năm mươi tám-năm đó ta chưa võ trang-trong một trận càn lớn của quân Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của mĩ bắn vào ngực...nhớ lại đôi mắt anh.

    [SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 200]

    Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn văn.

    Câu 3:Nêu nội dung của đoạn văn

    05/06/2022 |   0 Trả lời

  • Cảm nhận đoạn trích sau:

    Ngày xuân con én đưa thoi, 

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

    Cỏ non xanh tận chân trời, 

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    21/06/2022 |   0 Trả lời

  • Trong cuộc sống có quá nhiều người hay than vãn về vấn đề của họ. Tôi luôn tin rằng nếu bạn lấy một phần mười cho việc than vãn để dùng cho việc giải quyết vấn đề, thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy công việc trôi chảy.

    Tôi biết những người thật tuyệt vời không bao giờ than vãn. Một trong những người đó là Sandy Blatt, chủ nhà trọ lúc tôi học cao học. Khi ông còn là một thanh niên, một chiếc xe tải đã đè trúng ông khi ông đang xếp dỡ các thùng hàng xuống hầm chứa của tòa nhà. Ông ngã lăn xuống mấy bậc cầu thang, rớt xuống hầm. “Cú ngã có xa không?” – tôi hỏi. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Đủ xa”. Cả phần đời còn lại, ông bị liệt cả hai tay lẫn hai chân. Sandy là một vận động viên tuyệt vời, và tại thời điểm xảy ra tai nạn ông đã đính hôn. Ông không muốn trở thành gánh nặng của vị hôn thê, nên đã nói với bà, “Em không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu, nếu em muốn rút lui. Em có thể ra đi trong bình yên”. Và bà đã làm như vậy.

    Tôi gặp Sandy khi ông đang ở độ tuổi ba mươi, và ngay lập tức, ông đã chinh phục tôi bằng thái độ của ông. Ông không bao giờ than vãn về cảnh ngộ của mình. Ông làm việc rất nghiêm túc và được cấp giấy phép để hành nghề tư vấn hôn nhân. Ông đã kết hôn và nhận con nuôi. Và khi nói về tình trạng sức khỏe của mình, ông nói rất thực tế. Có lần ông giải thích với tôi, nhiệt độ thay đổi khiến người bị liệt rất khó chịu bởi họ không biết rùng mình. “Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy?” Ông chỉ nói có vậy.

    Thông điệp trong những câu chuyện của họ là: Than vãn chẳng làm được gì với tư cách một chiến lược. Tất cả chúng ta đều có hữu hạn thời gian và năng lượng. Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên. Hãy sống với thực tại và đừng than vãn. Bởi than vãn cũng chẳng thể nào làm thay đổi thực tại được.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của bạn về lời khuyên của Randy: “Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên”.

    Mọi người giúp mình nhé cám ơn

    01/07/2022 |   0 Trả lời

  • Khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch [ khoảng 12 câu ] làm rõ hình ảnh chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần [ gạch chân, chú thích rõ ]. [ khổ thơ cuối của Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính ]

    22/07/2022 |   0 Trả lời

  • Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, biên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ "nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bên dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hàng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

    a] Đoạn trích trên khắc họa cảnh tượng gì?

    b] Hình ảnh quân Thanh được tác giả tái hiện như thế nào? 

    c]Tại sao các tác giả vốn là những cựu thần của nhà Lê lại viết rất thật và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ?

    27/07/2022 |   0 Trả lời

  • Viết đoạn

    09/08/2022 |   0 Trả lời

Giải thích nhan đề Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà gồm 11 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nội dung, cảm hứng sáng tác cũng như dụng ý nghệ thuật mà Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm qua đó.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã khắc họa thành công tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Qua 11 mẫu ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn, nhanh chóng viết bài phân tích, bình giảng, giải thích nhan đề Chiếc lược ngà thật hay. Mời các em cùng tải miễn phí để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà hay nhất

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà siêu ngắn

Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian. Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà ngắn gọn

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu => chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất...

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình. Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con… Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 4

"Chiếc lược ngà" là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Nhan đề truyện ngắn này có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đối với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật đầu tiên và cũng là duy nhất của người cha để lại. Đối với anh Sáu, nó là món quà đã hứa với con, là thứ giúp anh vơi bớt nỗi ân hận vì đã đánh con. Chiếc lược ấy được làm nên bởi nỗi nhớ cùng tình yêu con tha thiết. Nó là cầu nối tình cảm giữa hai cha con. Như vậy, với việc sử dụng nhan đề là một chi tiết nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gợi mở về câu chuyện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh éo le.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà chi tiết

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.

Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.

Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.

Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm.

- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:

+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.

+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giận…

=> Với nhan đề này, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ. Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha [trong tâm khảm].

Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cả cái niềm khát khao được gặp con, ông dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận [giũa từng chiếc răng lược chau chuốt]. Dường như khi giũa từng chiếc răng như vậy, ông cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, ông lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối ông gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.

Giải thích nhan đề truyện ngắn Chiếc lược ngà

Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ra đời năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt ở chiến trường Nam bộ, truyện ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua nhân vật chính anh Sáu và bé Thu, trong đó chi tiết hình ảnh ” chiếc lược ngà” rất quan trọng, là hình ảnh trở đi trở lại trong tác phẩm, chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng mà anh Sáu dành cho con, là chứng minh cho tình cảm hai cha con, không chỉ vậy, chiếc lược ngà còn là biểu tượng cho sự hi vọng, niềm tin, là quà tặng của người đã khuất, là kỉ vật thiêng liêng. Hơn cả nó là biểu tượng độc đáo cho tình phụ tử. Vì vậy mà nhan đề ” chiếc lược ngà” vô cùng ý nghĩa, Giải thích nhan đề truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Bình giảng ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà không phải là nội dung của câu chuyện. Truyện kể về tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sỹ trong chiến tranh vừa xót xa vừa ngọt ngào xúc động của cô giao liên trẻ- tên Thu. Chiếc lược ngà chỉ là chi tiết nhỏ, nó là món quà của người cha gửi tặng cô và cũng là nhan đề của câu chuyện. Thế nhưng nó lại hàm chứa trong đó tất cả chủ đề của câu chuyện.

Chiếc lược ngà là bao công sức tỉ mỉ gọt giũa, bao nhiêu tình thương tha thiết, sâu nặng, bao nhiêu nỗi nhớ dày vò của người cha ở chiến trường mới chỉ được gặp con đúng một lần.

Chiếc lược ngà là kỷ niệm, là di vật cuối cùng của người cha đã hi sinh, nó đã minh chứng cho tình phụ tử nặng sâu, minh chứng cho tấm lòng của người cha cách mạng đối với cô con gái yêu của mình.

Chiếc lược ngà được cô gái nâng niu đón nhận như nâng niu đón nhận tất cả tấm lòng của cha, tất cả tình yêu thương của cha với sự biết ơn sâu sắc. Và vì thế, chiếc lược ngà là biểu tượng của sức sống tình người trong chiến tranh là niềm tin, niềm hi vọng. Nó biểu hiện như để khẳng định rằng: bom đạn có thể huỷ diệt chia cắt tất cả nhưng không thể huỷ diệt được tình yêu, không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của con người và hơn thế, nó còn làm cho cuộc đời này, con người của thời đại này ngày càng tươi đẹp hơn, cao thượng hơn.

Phân tích ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm kể về tình cha con vô cùng cảm động và thiêng liêng. Bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động mà ở đó tình cha con được trân trọng và đề cao.

Đặc biệt, hình ảnh chiếc lược trong tác phẩm là một đồ dùng có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với ông Sáu mà còn cả bé Thu. Chiếc lược tưởng chừng là một món đồ đơn giản gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng lại là một kỉ vật quan trọng để minh chứng tình cảm của một người cha dành cho đứa con gái bé nhỏ của mình.

Đối với bé Thu trong Chiếc lược ngà, đó là một món quà mà cô bé hết sức trân trọng vì đó là tình yêu mà trước khi chết ba đã để lại cho mình. Có lẽ, khi chiếc lược bên cạnh cô bé mỗi ngày, điều đó cũng giống như ông Sáu chẳng bao giờ đi đâu xa cả mà vẫn luôn kề cạnh cô trong từng phút từng giây.

Đó sẽ là một kỉ vật đẹp đẽ mà bé Thu sẽ không bao giờ quên được và chắc rằng chiếc lược ấy sẽ đồng hành cùng cô bé đến suốt cuộc đời.

Đối với nhân vật ông Sáu, hình ảnh chiếc lược ngà chứa đựng biết bao tình cảm thiêng liêng và yêu thương mà ông dành cho đứa con của mình. Dù những tháng ngày ở chiến khu vô cùng khốc liệt và bận rộn, nhưng ông vẫn dành thời gian của mình để tỉ mỉ làm cho bé Thu một chiếc lược đẹp đẽ.

Chiếc lược mà ông đang làm có chứa nỗi hối hận của bản thân ông vì đã đánh con của mình. Dù là ai thì chiếc lược ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao và quan trọng, là một món quà thiêng liêng của người cha dành cho con và là một kỉ vật vô giá mà người con luôn mang theo bên mình.

Chiếc lược ngà đã mang đến một thông điệp vô cùng sâu sắc về tình cha con. Đó là tình cảm đẹp đẽ của một đời người mà ai cũng nên trân trọng và biết yêu thương. Ngoài ra tác phẩm cũng đã tái hiện lại một khung cảnh chiến tranh đầy gian lao và vất vả mà ở đó con người phải chịu đựng cảnh mất mát và chia ly.

Video liên quan

Chủ Đề