Kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu đã hết sức phổ biến. Do đó, khái niệm nhập khẩu, xuất khẩu chắc hẳn đã không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, khái niệm tạm nhập tái xuất là gì lại chưa được nhiều người hiểu rõ. Và tạm xuất tái nhập được hiểu như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan để hiểu rõ hơn về tạm nhập tái xuất là gì. Mời các bạn cùng theo dõi.

Tạm nhập tái xuất là gì

Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 [sửa đổi, bổ sung 2019] thì “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” và “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, tạm nhập, tái xuất là một trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế. Hình thức tạm nhập tái xuất được hiểu là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Hiểu một cách đơn giản, tạm nhập tái xuất là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu.

Ngược lại, tạm xuất, tái nhập hàng hóa được hiểu là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, các hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:

  • Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh;
  • Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;
  • Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài;
  • Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
  • Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.

Đặc điểm của hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:

  • Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được gia công, chế biến tại nơi tái xuất;
  • Mục đích của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu;
  • Giao dịch có sự tham gia của ba bên;
  • Hàng hóa thường là những mặt hàng có cung cầu lớn và biến động thường xuyên;
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất thường được hưởng ưu đãi về thuế quan;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu tạm nhập tái xuất là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Tại Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định về mua bán hàng hoá quốc tế như sau: “1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy tạm nhập, tái xuất được xem là một hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy cụ thể kinh doanh tạm nhập, tái xuất là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam [theo Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005].

Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương như sau:

+ Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 của Luật Quản lý ngoại thương.

Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 như sau:

+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

+ Trường hợp hàng hóa không thuộc các quy định trên đây, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật Quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Quy định về hàng tạm nhập, tái xuất có lẽ băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế, vậy các vấn đề liên quan hàng TẠM NHẬP, TÁI XUẤT như hình thức, thủ tục hải quan được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ các quy định về hàng tạm nhập, tái xuất.

Hàng tạm nhập, tái xuất trong pháp luật Việt Nam

Hàng tạm nhập, tái xuất là gì?

Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hoá nào đó ở nước ngoài trong một thời gian ngắn trên lãnh thổ một quốc gia bất kì. Hàng tạm nhập không nhằm mục đích lưu thông trên lãnh thổ quốc gia đó, hàng này sẽ được lưu ở lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định sau đó sẽ được chuyển sang nước thứ ba.

Tái xuất là hành vi được thực hiện sau khi thực hiện tạm nhập. Sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia thì hàng hoá này được xuất khẩu sang một nước thứ ba, hành vi xuất khẩu sang nước thứ ba này gọi là tái xuất.

Hình thức tạm nhập, tái xuất

Doanh nghiệp thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá, các hình thức tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp phải tuân theo tùy thuộc vào loại hàng hoá kinh doanh:

  • Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá có quy định cấp phép, thương nhân phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
  • Đối với các loại hàng hoá khác, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
  • Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế

Hình thức tạm nhập, tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập. tái xuất

Địa điểm thực hiện thủ tục

  • Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải [khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014].
  • Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Hồ sơ thực hiện thủ tục

Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm [trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm]: 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.

Vai trò của thủ tục hải quan

  • Thủ tục hải quan là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý hành chính đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ quốc gia.
  • Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia.
  • Thủ tục hải quan là công cụ để thống kê hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ.
  • Thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

>>> Xem thêm: Thủ tục khai báo hải quan khi mua bán hàng hoá nhập khẩu cho doanh nghiệp

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất

Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

  • Hàng hoá tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập;
  • Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
  • Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ.

Tạm nhập, tái xuất là hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau, nhưng nếu hành vi này được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định pháp luật tại Việt Nam. Như vậy, để thực hiện các thủ tục hải quan một cách nhanh chóng thì cần có những cố vấn pháp luật nhiều kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện thủ tục, với đội ngũ Luật sư uy tín tại Công ty Luật Long Phan, Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quy định về hàng tạm nhập, tái xuất. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua số hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn Luật doanh nghiệp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề