Vì sao dụng đồng tiền mạnh để thanh toán

Trao đổi về đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán trong kế toán kinh doanh XNK

ThS. NGUYễN THị MINH GIANG - Đại học Thương mại

08:35 18/03/2016

Đồng tiền mạnh

Khái niệm

Đồng tiền mạnh trong tiếng Anh là Hard Currency hay còn gọi là Convertible Currency.

Đồng tiền mạnh là tiền được phát hành bởi một quốc gia được coi là có chính trị và kinh tế ổn định. Đồng tiền mạnh được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ và thậm chí có thể được ưa thích hơn so với thanh toán bằng đồng nội tệ.

Một đồng tiền mạnh được dự kiến sẽ duy trì tín ổn định trong một khoảng thời gian ngắn và có tính thanh khoản cao trênthị trường ngoại hối. Các loại tiền tệ có khả năng giao dịch tốt nhất trên thế giới là đôla Mỹ [USD], euro châu Âu [EUR], yen Nhật [JPY], bảng Anh [GBP], đồng franc Thụy Sĩ [CHF], đôla Canada [CAD] và đôla Úc [AUD].

Các loại tiền tệ trên được các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế tin tưởng vì chúng thường không có bị mất giá hoặc tăng giá quá mạnh.

Đồng đôla Mỹ đặc biệt nổi bật vì nó có vị thế là đồng tiền dự trữ ngoại tệ của thế giới. Do đó, nhiều giao dịch quốc tế được thực hiện bằng đôla Mỹ. Hơn nữa, nếu tiền tệ của một quốc gia bắt đầu yếu đi, người dân nước đó sẽ bắt đầu nắm giữ đôla Mỹ và các loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác để bảo vệ của cải của họ.

Ví dụ về đồng tiền mạnh

Trong nhóm đồng tiền mạnh, đồng đôla Canada và đôla Úc rất nhạy cảm với giá cả hàng hóa nhưng chúng có khả năng chống chọi tốt hơn so với các quốc gia khác mà còn phụ thuộc vào hàng hóa nhiều hơn.

Ví dụ, sự sụt giảm mạnh của giá năng lượng trong năm 2014 làm tổn thương cả thị trường Úc và Canada, nhưng đồng rúp của Nga bị ảnh hưởng nặng hơn nhiều. Điều đó nói lên rằng sự mất giá của tiền tệ một quốc gia thường là do sự gia tăng của cung tiền hoặc mất niềm tin vào khả năng dự trữ giá trị của nó trong tương lai, vì các nguyên nhân kinh tế, tài chính hoặc chính phủ.

Một ví dụ nổi bật về một loại tiền tệ không ổn định hoặc yếu là đồng peso của Argentina. Trong năm 2015, đồng peso đã mất 34,6% giá trị so với đồng đôla Mỹ, khiến nó trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Giá trị của một loại tiền tệ chủ yếu dựa trên các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP và việc làm. Sức mạnh quốc tế của đồng đôla Mỹ phản ánh GDP của Mỹ, tính theo giá hiện tại năm 2018, đứng đầu thế giới ở mức 20,51 nghìn tỉ đô la.

Xếp hạng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt ở mức thứ 2 và thứ 7 trên toàn thế giới, nhưng cả đồng nhân dân tệ và đồng rupee của Ấn Độ đều không được coi là một loại tiền tệ mạnh.

Điều này thể hiện rằng chính sách của ngân hàng trung ương và sự ổn định trong cung tiền của một quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn đến tỉ giá hối đoái. Ngoài ra còn có sự ưa thích rõ ràng cho đồng tiền của các nước dân chủ trưởng thành có hệ thống pháp lí minh bạch.

[Theo investopedia]

Tiền tệ [Currency] là gì? Chức năng của tiền tệ

27-08-2019 Phá giá tiền tệ [Currency Devaluation] là gì? Tác động của chính sách phá giá tiền tệ

11-09-2019 Giao dịch ngoại tệ [Foreign currency transaction] là gì?

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về chấm dứt hợp đồng là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối năm 2013;
  • Thông tư 32/2013/TT-NHNN
  • Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC

2. Khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Theo quy định tại Điều 385Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với các loại hợp đồng hướng đến lợi ích vật chất thì trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về vấn đề phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền thanh toán có thể hiểu là đồng tiền sử dụng thực tế để các bên thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên còn lại.

>> Xem thêm: 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng

>>> Xem thêm:Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì ?

3. Các quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về vấn đề nào đó. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực thì phải đáp ứng những điều kiện luật định, trong đó nội dung không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Vậy nên, các bên có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng chuyển giao công nghệ…], các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một đồng tiền mạnh làm đồng tiền trung gian trong giao dịch thanh toán. Đó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu [Hợp đồng ngoại thương]

a. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là tiền Việt Nam đồng

Thông thường, đối với giao dịch trong nước, các chủ thể thường thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Việt Nam.

Điều này sẽ tạo thuận tiện cho doanh nghiệp bởi theo điểm e, khoản 2 điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: “Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam”. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt [Ví dụ: 100.000 USD sẽ ghi là một trăm nghìn đô la mỹ] đồng thời ghi số tiền quy đổi theo tỷ giá của đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng được pháp luật quy định – Nguồn ảnh minh họa: Internet

b. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại hối [ngoại tệ]

Theo Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì Ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ; Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác [bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận] của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.

Như vậy, về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương đương khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ theo Điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể các trường hợp như:

  • Các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý;
  • Các giao dịch với tổ chức tín dụng. Trong đó, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối [theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN]
  • Các trường hợp cần thiết khác được Chính phủ cho phép.

Các trường hợp sử dụng ngoại hối không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN đều sẽ bị nghiêm cấm. Do vậy, trường hợp các bên thoả thuận giá cả, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

Thực tế khi các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu,] với các đối tác nước ngoài, có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định, thường là những mặt hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ lâu, chẳng hạn như mua bán cao su, thiếc thanh toán bằng GPB; mua bán dầu hỏa thanh toán bằng USD;… Hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, EUR, JPY, GBP, …

>>> Xem thêm:Bảo đảm đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Ý nghĩa kinh tế của việc dùng NDT trong thương mại VN-TQ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việc cho phép sử dụng NDT ở bảy tỉnh biên giới của Việt Nam sẽ giúp phát triển buôn bán giữa hai nước. Vấn đề này phụ thuộc vào tính thực thi và kiểm soát luật pháp ở Việt Nam, theo TS Nguyễn Văn Phú.

Vừa qua tôi có trả lời phỏng vấn và tham gia Bàn tròn Thứ năm ngày 7/9 của BBC Việt ngữ về Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, liên quan tới việc sử dụng đồng nhân dân tệ [NDT] ở bảy tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Tôi thấy nhiều người có thể chưa rõ một số khái niệm kinh tế [mà kinh tế học là một lĩnh vực phức tạp], do đó có thể gây hiểu lầm và những tranh cãi không đáng có. Trong bài viết này, tôi muốn làm rõ hơn một số khái niệm về kinh tế, hy vọng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về khía cạnh kinh tế của vấn đề.

Lưu ý là ở đây tôi không nói tới các ý nghĩa chính trị của Thông tư 19 hay chính sách giữa hai nước vì đã có các chuyên gia khác phân tích khá rõ ràng và cảnh báo các nguy cơ.

Thông tư 19: 'Không kiểm soát được, có thể tác hại khó lường'

Quảng cáo

Thông tư 19 có tạo 'nơi trú ẩn' cho đồng nhân dân tệ?

Lưu hành đồng tiền TQ ở VN 'có vi hiến'?

Trước hết, Thông tư này đề cập việc sủ dụng đồng NDT [đồng Nguyên], vậy NDT có phải là đồng tiền thanh toán quốc tế không ?

Câu trả lời là có. Quỹ IMF đã đưa nhân dân tệ vào giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế từ năm 2016 bên cạnh đô la Mỹ, euro, bảng Anh và yên Nhật. Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới [như các Ngân hàng Trung ương châu Âu, Pháp, Đức, Malaysia, Philippines, Thái Lan, v.v.] cũng đã bắt đầu cơ cấu một phần dự trữ ngoại hối của mình bằng NDT. Dù con số còn rất khiêm tốn so với USD hay euro, ta có thể dễ dàng tìm thấy các con số chính thức về dự trữ ngoại hối bằng NDT của các nước trên mạng và trong các báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế.

Các đồng tiền thường được dùng trong thanh toán quốc tế là USD, EURO, bảng Anh, yên Nhật, đô la Canada, NDT, franc Thuỵ Sỹ, v.v.

Dự trữ ngoại hối là gì ?

Đây là tổng số tiền theo ngoại tệ [có thể là đô la Mỹ hay theo các ngoại tệ khác] mà một nước đang có. Nó được dùng để kiểm soát tỷ xuất hối đoái giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ. Nó được dùng trong thanh toán quốc tế [các hoạt động nhập khẩu và trả nợ nước ngoài theo ngoại tệ]. Ví dụ như Việt Nam nhập các máy bay Boeing theo đô la Mỹ thì phải dùng số tiền theo ngoại tệ này để trả cho Boeing.

Nguồn hình ảnh, FABRICE COFFRINI/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân xếp hàng mua Euro tại một quầy đổi tiền ở Geneve, Thụy Sỹ.

Có hay không việc sử dụng một tiền của nước khác trong lãnh thổ của một nước ?

Việc sử dụng một đồng tiền của nước ngoài trên một số địa phận [ở đây tôi nhấn mạnh là trên một số địa phận] lãnh thổ của một quốc gia đã có trên thực tế.

Ví dụ như Thụy Sỹ [đồng tiền quốc gia là Franc Thụy Sỹ] cho phép thanh toán bằng đồng euro tai một số điểm dừng chân như là dọc theo các đường cao tốc hoặc các điểm du lịch. Các nước Bắc Phi cũng chấp nhận đồng euro [dĩ nhiên là cũng tại một số địa điểm].

Tại Việt Nam trước đây và ngay cả hiện tại, ta có thể dùng đô la ở rất nhiều nơi. Việc xác định các địa phận được sử dụng đồng ngoại tệ tùy thuộc vào lợi ích kinh tế của nước sở tại.

Tuy nhiên việc sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi sẽ gây vấn đề mất chủ quyền tiền tệ, mà người ta hay gọi là đô la hóa hay euro hóa [như trường hợp của Việt Nam trước đây đối với đô la Mỹ].

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

VN dễ thiệt hại vì vấn đề 'hàng TQ tuồn sang'

5 điều cần biết về tiền Trung Quốc

Vì thế lo ngại của người dân Việt Nam về việc NDT hóa nền kinh tế Việt Nam là xác đáng. Tuy nhiên, để vấn đề này xảy ra thì phải đánh giá xem Thông tư 19 này có ảnh hưởng tới đâu, nó có ảnh hưởng lên các tỉnh các của Việt Nam hay không?

Việc cho phép sử dụng NDT ở bảy tỉnh biên giới của Việt Nam sẽ giúp phát triển buôn bán giữa hai nước. Vấn đề này phụ thuộc vào tính thực thi và kiểm soát luật pháp ở Việt Nam.

Để giảm bớt khả năng lây lan của NDT sang các khu vực khác, tôi nghĩ là Việt Nam nên giới hạn các giao dịch buôn bán qua biên giới bằng NDT ở vùng biên giới [chứ không phải tất cả bảy tỉnh] và các cửa khẩu. Việc giới hạn này chỉ khả thi với giao dịch bằng tiền mặt, khó có thể áp dụng cho giao dịch qua ngân hàng [với lượng tiền thường lớn hơn giao dịch bằng tiền mặt].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

'Nếu VN và TQ thanh toán bằng USD thì phải tính đến tỷ suất hối đoái giữa NDT và USD'.

Bản chất của giao dịch buôn bán qua biên giới bằng tiền mặt hay qua ngân hàng bằng NDT có lợi hay hại đối với Việt Nam?

Trước hết, tôi xin nhắc lại là ở đây tôi chỉ nói về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, không nói đến buôn bán trong nước [việc này chắc chắn là bằng VND]. Hiện nay, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang chiếm phần quan trọng nhất trong cán cân thương mại của Việt Nam.

Nếu cả hai nước đều dùng USD để thanh toán thì trong nhập khẩu Việt Nam phải đổi VND sang USD để trả cho phía Trung Quốc. Khi Việt Nam xuất khẩu thì Trung Quốc phải dùng NDT đổi sang USD để trả cho phía Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chịu rủi ro liên quan tới tỷ suất giữa VND và USD, chẳng hạn do phải đổi USD thu được sang VND để trả tiền công lao động, đầu tư vốn hay mua các nguyên liệu sản xuất trong nước, v.v.

Ngoài ra, khi thanh toán bằng USD thì phải tính đến tỷ suất hối đoái giữa NDT và USD. Vì sao? Vì khi Trung Quốc phá giá NDT đối với USD [nhất là trong bối cảnh có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc], các sản phẩm của Trung Quốc được nhập vào Việt Nam với giá rẻ hơn [vì ta thanh toán cho phía Trung Quốc bằng USD], trong khi các sản phẩm của Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ đắt hơn trước [cũng vì Trung Quốc phải trả cho phía Việt Nam bằng USD].

Đồng NDT còn ít sử dụng trong thanh toán quốc tế so với USD, nhưng nếu áp dụng được một phần cho thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc, sẽ góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải chuyển đổi tiền giữa VND và USD [vì tránh được rủi ro do tỷ suất và phá giá], và qua đó giúp gia tăng thông thương giữa hai nước.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thanh toán bằng đồng DNT sẽ giúp giảm tác động tiêu cực lên nhập siêu, theo TS Nguyễn Văn Phú.

Một tác động quan trọng nữa là việc này sẽ giúp giảm tác động tiêu cực lên nhập siêu [mà nhập siêu chính là chảy máu ngoại tệ] của Việt Nam đối với Trung Quốc. Con số thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất lớn, năm 2016 là hơn 28 tỷ USD còn năm 2017 là hơn 22 tỷ USD.

Trong trường hợp thanh toán bằng NDT, dù NDT có bị phá giá so với USD thì con số thâm hụt này sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, trong trường hợp thâm hụt thương mại được thanh toán bằng USD thì sự phá giá của NDT sẽ làm tăng nhập khẩu hàng Trung Quốc, giảm xuất khẩu hàng Việt Nam, và như vậy sẽ làm nhập siêu cao hơn nữa. Trong hoàn cảnh có sự phá giá của NDT như hiện nay, tôi nghĩ việc giảm nhập siêu từ Trung Quốc là vấn đề cần giải quyết gấp để giảm sức ép lên các doanh nghiệp trong nước [vì bị cạnh tranh từ hàng Trung Quốc ngày càng rẻ]. Mà phía sau các doanh nghiệp này chính là người lao động Việt Nam.

Do đó việc sử dụng NDT trong thanh toán thương mại qua biên giới là một giải pháp tình thế có thể hiểu được. Ở đây, ta nên lưu ý một lần nữa là thanh toán thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, không phải buôn bán với các nước khác trên thế giới [thông thường bằng USD], và càng không phải buôn bán trong nước [bắt buộc phải dùng VND].

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Văn Phú từ Strassbourg, Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề