Vì sao giáo dục là quốc sách hàng đầu của nhất bản

Quốc sách [National policy] là gì? Quốc sách tiếng Anh là gì? Quốc sách hàng đầu là gì? Quốc sách hàng đầu tiếng Anh là gì? Vì sao nói giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu?


Mỗi quốc gia luôn đặt ra những Quốc sách trong việc định hướng và phát triển đất nước.Trong từng giai đoạn, nhà nước lại đặt ra những quốc sách mang tính ưu tiên, tập trung nhân lực, vật lực. Từ xưa đến nay, giáo dục luôn được coi là vấn đề quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt đối với Quốc gia có truyền thống hiếu học như nước ta.

Bạn đang xem: Tại sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu

Căn cứ pháp lý:

Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1959

Hiến pháp 1980

Hiến pháp 1992

Hiến pháp 2013

Luật giáo dục 2019

Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

1. Quốc sách là gì?

Quốc sách là chính sách lớn, quan trọng của Nhà nước.

2. Quốc sách tiếng Anh là gì?

Quốc sách tiếng Anh là National policy.

3. Quốc sách hàng đầu là gì?

Quốc sách hàng đầu:lànhững chínhsáchtrọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành được sự ưu tiênhàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chínhsách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngânsáchchi cho chínhsách đó.

4. Quốc sách hàng đầu tiếng Anh là gì?

Quốc sách hàng đầu tiếng Anh là: Top national policy.

5. Vì sao nói giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu?

5.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.

Chính sách giáo dục: Là các chính sách do Đảng đặt ra nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi:

Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

Để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.

Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Xem thêm: Vivo V19 Giá Bao Nhiêu - Mua Vivo V19 Chính Hãng Giảm Ngay 1

Chỉ số phát triển con người [Human Development Index- HDI] là một trong những chỉ tiêu kinh tế- xã hội tổng hợp, là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia, được dùng làm căn cứ để đánh giá, so sánh trình độ phát triển với các quốc gia khác.

HDI được đánh giá qua 3 tiêu chí:

Sức khỏe [đo bằng tuổi thọ trung bình]

Giáo dục [đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục]

Thu nhập [mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người].

Trong ba chỉ số thành phần của HDI, chỉ số giáo dục phản ánh năng lực phát triển con người về mặt trí lực, nền tảng để con người có khả năng tiếp cận được cơ hội việc làm có thu nhập tốt hơn, từ đó có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Như vậy rõ ràng, giáo dục là chỉ số cơ bản và tiên quyết giúp con người đạt được các chỉ số còn lại, tiến tới nâng cao chỉ số phát triển con người.

Từ 3 lý do đó, ta thấy rõ ràng tầm ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục tới kinh tế và chính trị- 2 lĩnh vực trọng tâm và then chốt của quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Từ đó càng khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm chỉ đạo của Đảng.

5.2. Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp

Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản. Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong Hiến pháp một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và nghĩa vụ của người công dân.

Hiến pháp 1946

Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời thì giáo dục đã được nhắc đến như một vấn đề quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Ngay sau CMT8-1945 thành công cùng với nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Chủ thịch Hồ Chí Minh đã chú tâm ngay đến giặc dốt. Trong Hiến pháp 1946, vấn đề GD-ĐT đã được đề cập đến trong Điều 15:

Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiếu số có quyền học bằng tiến của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước.

Hiến pháp 1959

Trong Hiến pháp 1959 đã có một điều luật cụ thể giành cho giáo dục là Điều 33:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường đại học và cơ quan văn hóa phát triển hình thức giáo dục bổ túc văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.

Hiến pháp 1980

Đến Hiến pháp 1980 giáo dục bắt đầu được tách riêng ra và đưa vào trong một chế định cụ thể, những quy định về giáo dục cùng cụ thể và hoàn thiện hơn, thể hiện trong điều 40 và 41.

Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.

Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hóa, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp của toàn dân.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Video liên quan

Chủ Đề