Vì sao gout không ăn hải sản

Bệnh gút thường xảy ra với nam giới trung niên [tuổi 40-50] chiếm 95%. Những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút.Gút là một dạng của viêm khớp, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout gồm có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

- Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.

- Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.

- Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gout [viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn].

- Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

Bệnh gút gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khổ sở cho người bị bệnh, do đó chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý để bệnh không nặng thêm đồng thời những người bị bệnh gút nên tránh xa các loại hải sản sau:

1-Sò

Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn sò vì chúng chứa nhiều purine.

Những người bị bệnh gút nên hạn chế ăn nhiều hải sản đặc biệt là sò, lươn, ốc ếch…bởi trong những loại thực phẩm này có chứa nhiều purine và chúng dễ dàng chuyển thành axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Nếu ăn quá nhiều sò và hải sản, bạn sẽ bị đau nhức liên hồi và cực kỳ khó chịu, do đó người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn hải sản để hạn chế các triệu chứng bệnh.

2-Cá trích và cá cơm

Các loại cá trích, cá cơm…là những nguyên nhân làm cho bệnh gút thêm nặng bởi trong những loại cá này có nhiều chất đạm và mỡ khiến cho cơ thể người bệnh không kịp phản ứng lại với các loại chất này. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ liên tục bị đau nhức cơ, khớp và không thể làm bất cứ việc gì.

3- Cá ngừ

Cá ngừ cũng chứa nhiều purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy người mắc bệnh gút nên tránh ăn các thực phẩm này. Người chưa bị gút thì nên ăn ít hơn 120 g hải sản một ngày.

Ngoài ra bạn cần biết đến Những thực phẩm có lợi cho người bị gút

Nhiều người bị gút phải kiêng cử đủ thứ khiến họ cảm thấy món ăn nào cũng cần phải tránh và hạn chế, rất ức chế. Sự thật thì ngoài một số món có thể ăn hay hạn chế đã nêu trên,vẫn còn 1 số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn nên thường xuyển dùng vì nó có tác dụng ngăn chặn bệnh gút như : sữa không béo, cà phê, các loại trái cây đặc biệt là trái cây họ cam quýt ].

Hải sản giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức hải sản một cách tùy tiện, người dùng sẽ phải đối mặt với những mối nguy về sức khỏe.

Dưới đây là một số sai lầm khi ăn hải sản:

Ăn hải sản chưa chín

Theo Livestrong, đa số hải sản đều có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Hơn nữa, môi trường nước, nơi các loại hải sản sinh sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến, hải sản cũng có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài.

Vì vậy, loại thực phẩm này nên được nấu trong nước sôi khoảng 4-5 phút mới có thể được sát trùng hoàn toàn, tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị mọi người không nên ăn các loại hải sản sống hay hải sản ngâm rượu, tẩm ướp, chế biến chưa chín. Có một số loài hải sản mang nhiều độc tố gây ngộ độc cho người ăn, thậm chí có thể tử vong.

Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu

Vừa ăn hải sản vừa uống rượu bia dễ gây ra bệnh gout - một trongnhững dạng viêm khớp gây đau đớn nhất.

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc lan cho biết, nhiều người thường có thói quen dùng các loại hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Trên thực tế, các loại tôm, cua, cá... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe.

Ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản

Trên thực tế, nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì đừng ăn hoa quả vội. Bởi những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà... Hơn nữa, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Luộc hấp hải sản đông lạnh

Khác với các loại thịt, trong hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy, bất kỳ loại hải sản nào cũng nên được chế biến ở trạng thái tươi ngon.

Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.

Nên chế biến bằng phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, rán. Hải sản không những có được hương vị thơm ngon mà còn tiêu trừ được các loại vi khuẩn.

Theo các chuyên gia, tốt nhất vẫn nên chế biến và thưởng thức trong vòng một ngày từ khi mua về, không nên bảo quản trong thời gian quá lâu.

Lưu ý khi ăn hải sản:

Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản.Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn bình thường. Tuyệt đối không cho bé thử những loại lạ. Ngay cả với những loại thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít quen dần.

Không nên tùy tiện ăn hải sản lạ bởi một số có hàm lượng độc tố rất cao. Nếu ăn, không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc thường tập trung ở những bộ phận này.

Không được ăn các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, cua biển... Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu hay các biện pháp chế biến thông thường. Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.

Thúy Quỳnh

Chế độ ăn uống của người bệnh gút đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình dưỡng bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng. Trong đó, “bệnh gút có ăn được hải sản không” là một trong những từ khóa mà phần đông đối tượng đang mắc phải căn bệnh này đang quan tâm và tìm kiếm câu trả lời chính xác. Để giải đáp thắc mắc này, đội ngũ chuyên gia trang thuocdantoc.vn sẽ hỗ trợ bạn trong việc làm rõ vấn đề này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

“Bệnh gút có ăn được hải sản không?” là một trong những từ khóa được khá nhiều người bệnh tra cứu và đi tìm lời giải đáp chính xác nhất

Trong những ngày gần đây, hộp thư điện tử thuocdantoc.vn nhận khá nhiều câu hỏi từ nhiều bạn đọc giả cùng có thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống của người mắc bệnh gút. Một trong số đó là của bạn Nguyễn Chiêu Đan Anh với nội dung như sau:

“Thưa bác sĩ. Ba của cháu đã sống chung với căn bệnh gút hơn một năm nay. Trong suốt thời gian qua, ông luôn cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho không để bệnh trở nặng, đồng thời, kiêng cữ một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bia rượu. Tuy nhiên, ba của cháu rất thích ăn hải sản nhưng mẹ cháu không cho bởi bà lo sợ hàm lượng đạm có trong loại thực phẩm này khiến bệnh tình trở nặng hơn. Vậy, người bệnh bị gút có nhất thiết phải kiêng cữ hải sản? Mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ.”

[Nguyễn Chiêu Đan Anh, 23 tuổi, Sóc Trăng]

Câu hỏi của bạn Đan Anh cũng chính là thắc mắc của phần đông người mắc bệnh gút. Câu trả lời sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây:

Để trả lời câu hỏi “Bị bệnh gút có ăn được hải sản không?“, trước hết, bạn Đan Anh cũng như các bệnh nhân khác cần nắm rõ một số thông tin cơ bản của bệnh gút cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Gout [gút] là một trong những bệnh lý được gắn liền với tên gọi “bệnh của nhà giàu”. Đây là tình trạng viêm khớp mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới với độ tuổi trên 30. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ, kèm theo đó là cảm giác đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần, chúng thường tập trung ở ngón tay, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân,…

Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Lượng axit uric này được tạo ra bên trong cơ thể do quá trình phân hủy thực phẩm có chứa nhân purin. Khi đó, các tinh thể dư thừa bị ứ đọng tại các khớp và hình thành nên tình trạng viêm.

Thông thường, lượng axit uric sẽ được hòa tan trong máu và bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện. Nếu lượng axit này chiếm quá nhiều sẽ gây ra không ít khó khăn trong việc đào thải tất cả ra ngoài. Chính vì thế, chúng bị ứ đọng tại các khớp khiến khớp bị viêm, lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy và sinh ra bệnh gút.

Cơn đau gút thường trở nên dữ đội và có cảm giác như kim châm vào các khớp

Trở lại với vấn đề “Người mắc bệnh gút có được ăn hải sản không?”. Theo các chuyên gia, hải sản là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Một số dưỡng chất điển hình như: canxi, kẽm, sắt, kali, đồng,… Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều chất đạm, khoáng chất, vitamin khác, đặc biệt chứa rất ít chất béo no và axit béo không no.

Mặt khác, hàm lượng purin có trong hải sản lại chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này sẽ không hề tốt cho sức khỏe của các đối tượng bị bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn hải sản những chỉ cần hạn chế và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, chất đạm đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận hành hoạt động của cơ thể. Do đó, cơ thể không thể thiếu hụt dưỡng chất này bằng việc kiêng cữ không phù hợp. Đối với người mắc bệnh gút thì chỉ nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày 1 gram chất đạm cho 1 kg cân nặng và tuyệt đối không được vượt quá tiêu chuẩn này. Ngược lại, nếu người bị gút dung nạp vào cơ thể vượt mức tiêu chuẩn thì có khả năng cao cơn đau nhức sẽ hoành hành nhiều khi về đêm hoặc khi trở trời.

Từ những lý lẽ cho thấy, người bị gút không nhất thiết phải loại bỏ hải sản ra khỏi thực đơn mỗi ngày. Những đối tượng này hoàn toàn có thể ăn được hải sản nhưng cần ăn vừa đủ, ăn đúng cách để kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng.

Người bệnh gút có thể ăn được các loại hải sản nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ

Như vừa được đề cập, người bị gút hoàn toàn ăn được hải sản nhưng cần phải biết cách ăn như thế nào là tốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh gút cần ghi nhớ trong việc điều chỉnh chế độ ăn hải sản sao cho phù hợp:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng tránh tình trạng bệnh gút trở nặng, các đối tượng này chỉ nên ăn 1gram chất đạm trên 1kg cân nặng. Nói theo cách dễ hiểu hơn, nếu trọng lượng cơ thể là 60kg thì bạn chỉ được ăn 60gr chất đạm có trong hải sản mỗi ngày.

Bên cạnh đó, thay vì nướng hay chiên cùng với nhiều dầu mỡ, người bị gút nên ăn hải sản ở dạng luộc, hấp hoặc nấu ở dạng cạnh, soup. Bởi lượng dầu mỡ cũng có thể tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

Ngoài việc ăn hải sản, người bị gút có thể ăn các loại cá sống hay các thực phẩm chứa ít nhân purin khác để tránh sự nhàm chán cũng như phòng ngừa tình trạng gia tăng nồng độ axit uric có trong máu. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích người bệnh gút sử dụng như: một số loại rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc,…

Đồng thời, cần hạn chế tối đa việc dung nạp vào cơ thể các thức ăn chứa nhiều purin như: thịt đỏ [thịt chó, thịt dê, thịt bò,…], nội tạng động vật, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại rau củ [măng chua, đậu Hà Lan, giá đỗ,…], dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, trái cây chua,…

Người bệnh gút tuyệt đối không được ăn hải sản liên tục trong nhiều ngày liền, điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn

Hàm lượng purin có trong mỗi thực phẩm là khác nhau. Do đó, người bệnh gút cần cân nhắc trong việc lựa chọn thực phẩm để sử dụng, đặc biệt là các loại hải sản giàu hàm lượng purin như:

  • Sò: Vì hàm lượng purin có trong sò chiếm rất cao nên khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể khiến cơn đau tăng cao, thậm chí còn có khả năng gây nên những cơn đau nhức liên hồi và cực kỳ khó chịu;
  • Cá ngừ: Trong cá ngừ có chứa nhiều purin nên khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, từ đó hình thành nên cơn đau dữ dội ở các khớp;
  • Cá cơm, cá trích: Những loại cá này chứa nhiều chất đạm và mỡ. Việc lạm dụng sẽ khiến cơ thể người bệnh không kịp phản ứng với các dưỡng chất này.

Khi ăn đồng thời hải sản và các thực phẩm chứa nhiều canxi cùng một lúc sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng hấp thụ protein. Mặt khác, hàm lượng canxi trong hải sản khi kết hợp với lượng tanin trong hoa quả sẽ tạo thành phức hợp canxi khó hòa tan. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe và sự động của dạ dày, đường ruột. Nhiều trường hợp khác có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.

Một số loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh gút cần tránh ăn cùng lúc với hải sản như: khoai lang, sữa, các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, cam, hạt hạnh nhân, các loại đậu non còn nguyên vỏ,…

Nhâm nhi một ít bia khi ăn hải sản là một ý tưởng tuyệt vời và dần trở thành thói quen thường thấy ở rất nhiều người. Riêng với người mắc bệnh gút thì điều này là không nên. Bởi việc uống bia trong khi ăn hải sản càng khiến cho nồng độ axit uric có trong máu cao hơn, từ đó có thể khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác cũng chính là “thủ phạm” có khả năng gây nên bệnh gút.

Mặt khác, nếu lượng axit uric không được đào thải hết ra khỏi cơ thể không chỉ khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn mà còn có khả năng sinh bệnh sỏi thận.

Nếu trong quá trình ăn hải sản được các chuyên gia khuyên uống rượu bia thì sau bữa ăn người bị gút cũng cần kiêng uống trà. Bởi trong trà có chứa lượng tanin tương đối lớn. Loại chất này sẽ kết hợp với hàm lượng canxi có trong hải sản hình thành phức hợp canxi khó hòa tan. Chính vì vậy, người bệnh gút nói riêng và người có sức khỏe bình thường nói chung không nên uống nước trà ngay sau khi ăn hải sản. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên uống trà cách giờ ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Tuyệt đối không nên uống nước trà ngay sau khi ăn hải sản và chỉ được dùng cách giờ ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ

Tóm lại, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được hải sản nhưng chỉ ăn với liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ uống cho hợp lý sao cho việc ăn uống không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Đồng thời, tăng cường bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, đặc biệt hơn, giúp rút ngắn thời gian khôi phục bệnh.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Video liên quan

Chủ Đề