Vì sao nga sáp nhập crimea

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang tập trung vào một quốc gia, vốn là tâm điểm đối đầu giữa hai bên trong những năm gần đây, đó là Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ Normandy ở cung điện Elysee, Pháp. Ảnh: Tass

Tuần này, một loạt cuộc gặp cấp cao giữa Nga và các quan chức phương Tây đã được tiến hành nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Moscow và Kiev.

Một vấn đề hiện được đặt ra là liệu một ngày nào đó Ukraine có trở thành một thành viên của NATO hay không. Đây sẽ là một khả năng mà chắc chắn Nga sẽ phản đối mạnh mẽ.

Tại sao Ukraine là tâm điểm tranh cãi giữa Nga và phương Tây?

Mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đã lao xuống mức thấp vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.

Tuy nhiên nếu như trước đó căng thẳng ở miền đông Ukraine giữa lực lượng chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai vẫn ở mức thấp thì tình hình đã leo thang trong những tháng gần đây. Ngoài ra, việc quân đội Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine cũng khiến phương Tây dấy lên mối lo ngại rằng, Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.

Nga đã nhiều lần phủ nhận kế hoạch trên trong khi Mỹ, EU và NATO cảnh báo, các nước này sẽ "phản ứng quyết liệt" nếu Nga tấn công Ukraine. Dù vậy, việc phương Tây sẽ đi xa đến đâu để bảo vệ Ukraine vẫn là một câu hỏi lớn.

Nga muốn gì?

Tháng trước, Nga đã đưa ra một số yêu cầu với phương Tây liên quan đến Ukraine cùng với những vấn đề an ninh khác trong một dự thảo đề xuất an ninh. Trong tài liệu này, phía Moscow yêu cầu Washington phải ngăn chặn NATO mở rộng về phía đông và không cho phép những nước từng thuộc Liên Xô tham gia vào liên minh này.

Cũng trong dự thảo đề xuất trên, Nga yêu cầu Mỹ "không thành lập căn cứ quân sự" ở những nước từng thuộc Liên Xô, hiện vẫn chưa là thành viên NATO, và cũng không được "sử dụng các cơ sở hạ tầng cho bất kỳ hành động quân sự nào hoặc tăng cường hợp tác quân sự song phương với những nước này".

Mặc dù không đề cập cụ thể trong dự thảo trên nhưng rõ ràng Ukraine là mục tiêu mà Nga muốn nhắc đến. Nga thường bày tỏ thái độ không hài lòng với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania thuộc Đông Âu, cũng như việc NATO tăng cường sự hiện diện của các "lực lượng sẵn sàng tác chiến" tại các nước vùng Baltic và Ba Lan.

Hình ảnh vệ tinh ngày 5/12/2021 do Maxar Technologies công bố cho thấy quân đội Nga triển khai lực lượng ở Novo-Ozernoye, Crimea ngày 18/10/2021. Ảnh: Maxar Technologies

Về phần mình, Mỹ và NATO cũng khẳng định các đề nghị như Ukraine không được gia nhập NATO hay việc thu hẹp quy mô triển khai lực lượng của NATO ở Đông Âu là những kế hoạch không có triển vọng thành công, theo như nhận định của Thứ trưởng Mỹ Wendy Sherrman, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc trao đổi với các quan chức Nga ở Geneva ngày 10/1.

Trong khi Thứ trưởng Sherman cho biết, Mỹ đã bác bỏ những đề xuất an ninh từ phía Nga thì Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đánh giá, các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn, đồng thời cho thấy Moscow sẽ không thay đổi các yêu cầu của mình.

Ông Sergei Ryabkov tuyên bố: "Việc đảm bảo Ukraine không bao giờ trở thành thành viên NATO là một yêu cầu hoàn toàn bắt buộc".

Mặc dù không có tiến triển rõ ràng nào đạt được trong các cuộc trao đổi ngày 10/1 giữa Nga và Mỹ nhưng những cuộc trao đổi giữa Nga và NATO tại Brussels ngày 11/1 cùng với những cuộc thảo luận ngày 12/1 tại Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu ở Vienna vẫn nuôi hy vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa các bên.

VOV.VN - Các quan chức Mỹ sẽ lên đường tới châu Âu vào tuần này để thực hiện các cuộc đàm phán và một loạt các cam kết nhằm xoa dịu căng thẳng với Nga về vấn đề Ukraine.

Nga đang tính toán điều gì?

Ukraine có vai trò đặc biệt quan trọng với Nga khi xét tới vị trí của nước này, vốn được coi là bức tường thành giữa Nga và các nước Đông Âu, cũng như có tầm quan trọng mang tính lịch sử và biểu tượng. Ukraine thường được ví như "viên đá quý" trên chiếc "vương miện" của Liên Xô.

Tổng thống Putin từng nhận định Ukraine có mối quan hệ về kinh tế, ngôn ngữ và văn hóa chặt chẽ với Nga, đồng thời miêu tả người dân Nga và người dân Ukraine là "một dân tộc". Nhà lãnh đạo Nga thậm chí đã viết một bài phân tích về chủ đề này với tiêu đề "Sự thống nhất về lịch sử của người dân Nga và người dân Ukraine".

Dù vậy, dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine lại hướng về phương Tây để nhận được sự hỗ trợ kinh tế và vị thế địa chính trị, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Ukraine cũng nhiều lần thể hiện mong muốn gia nhập EU và NATO.

Nhiều chiến lược gia và các nhà quan sát chính trị Nga của phương Tây cho rằng Nga không chỉ đang tìm cách ngăn Ukraine gia nhập NATO mà còn muốn tách Kiev khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của phương Tây.

"Tư cách thành viên trong NATO có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt và Nga sẽ không chấp nhận việc phương Tây mở rộng sự ủng hộ quân sự đáng kể cho Ukraine", Maximilian Hess, học giả tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nhận định với CNBC.

Nga sẽ đi xa đến đâu?

Một trong những câu hỏi lớn nhất mà các quan chức phương Tây đang đối mặt là Nga sẵn sàng đi xa tới đâu để ngăn Ukraine ngả về châu Âu và phương Tây, cũng như tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của mình tại quốc gia này.

Trong các cuộc trao đổi ngày 10/1, phái đoàn Nga khẳng định nước này không có kế hoạch tấn công Ukraine. Dù vậy nhà quan sát Angela Stent thuộc Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown đánh giá, một cuộc xung đột ở Ukraine vẫn có khả năng xảy ra.

"Tôi cho rằng khả năng này là 50 - 50 ở thời điểm hiện tại", nhà phân tích này nhận định, đồng thời cho biết đó sẽ là một cuộc tấn công hạn chế thay vì một cuộc tấn công trên quy mô lớn. "Nguy hiểm vẫn tiềm ẩn ở đây".

Nhà quan sát Maximilian Hess cũng nhất trí với nhận định này khi cho rằng Nga đang chuẩn bị chiến tranh nhưng theo chuyên gia này, điện Kremlin không muốn một cuộc chiến vượt ngoài những mặt trận hiện nay. Theo nhà phân tích Maximilian Hess, đây sẽ “quân bài” đóng vai trò quan trọng để Nga thương lượng với Mỹ trên bàn đàm phán.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Anh tại Nga Tony Brenton thì cho rằng cả Nga và Mỹ đều muốn tránh xung đột quân sự và những hành động của Nga cho thấy nước này chỉ muốn những lợi ích của mình được "xem xét"./.

Ngày 18 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo Crimea ký kết thỏa thuận Crimea gia nhập Nga

Ngày 16 tháng 3 năm 2014, Crimea và Sevastopol đã tổ chức trưng cầu dân ý toàn dân về vấn đề địa vị của họ, kết quả trưng cầu dân ý cho biết, 96,77% cử tri tham gia bỏ phiếu tán thành Crimea gia nhập Liên bang Nga.

Ngày 17 tháng 3, Crimea tuyên bố sẽ độc lập trở thành quốc gia có chủ quyền, đồng thời chuẩn bị gia nhập Liên bang Nga với tư cách là một chủ thể tự trị mới.

Ngày 18 tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng đại diện Crimea và Sevastopol đã ký Hiệp ước, cho phép Crimea và Sevastopol gia nhập Liên bang Nga với tư cách chủ thể liên bang.

Vì sao Nga bất chấp sức ép gia tăng trừng phạt của phương Tây và nhanh chóng sáp nhập Crimea? Hành động này của Nga sẽ gây ảnh hưởng gì tới cục diện thế giới, sẽ gây ra một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới?

Nhà nghiên cứu Phùng Ngọc Quân, Trưởng phòng nghiên cứu Nga, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí đã đưa ra các quan điểm về những vấn đề này.

Cờ Nga tại tòa nhà Quốc hội Crimea

Ba nguyên nhân quan trọng thúc đẩy Nga khẩn cấp kết nạp Crimea

Trong tình hình phương Tây chỉ trích Nga "xâm lược Ukraine" và vung cây gậy lớn "trừng phạt", Nga vẫn nhanh chóng kết nạp Crimea như vậy, lý do là gì? Phùng Ngọc Quân cho rằng, cần phải đi từ góc độ của Nga, dùng tư duy của người Nga để nhìn nhận vấn đề.

Theo ông, đối với Nga, ý nghĩa địa-chiến lược của Crimea rất quan trọng, rất khó bỏ qua. Bán đảo Crimea nằm ở phía bắc biển Đen, phía nam Ukraine, đối diện với eo biển Kerch, có cảng tốt tự nhiên, một năm có bốn mùa đều đi lại thuận lợi.

Vì vậy, đây là cảng quan trọng mà Nga không thể để bị mất được. Mấy chục năm qua, Hạm đội Biển Đen Nga luôn đồn trú ở Sevastopol, tây nam bán đảo này; nếu Nga để mất sự kiểm soát đối với Crimea, sự hiện diện của Hạm đội Biển Đen tại đây sẽ không thể bảo đảm.

Nga đưa ra quyết định sáp nhập Crimea cũng xuất phát từ sự cân nhắc an ninh thực tế và tâm lý an ninh truyền thống. Hơn 20 năm qua, từ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, phương Tây luôn thông qua các phương thức như mở rộng NATO về phía đông, EU mở rộng về phía đông, dồn nén không gian an ninh của Nga. Trong bối cảnh này, Nga chắc chắn không thể chấp nhận tiếp tục để mất đi Crimea.

Người dân cầm cờ Nga và Hải quân Nga tại bến cảng Sevastopol, Crimea

Ngoài ra, đây cũng là nhu cầu chính trị trong nước của Nga. Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế của Nga đối mặt với "mất tốc độ" [tròng trành], tỷ lệ ủng hộ Putin giảm xuống trong thời gian trước.

Xét tới tình hình này, ông Putin thông qua kết nạp Crimea vào Liên bang Nga, có thể làm phấn chấn rất lớn tinh thần dân tộc, tỷ lệ ủng hộ đối với ông theo đó lên cao, vị thế cầm quyền có thể được củng cố vững chắc.

Thu lợi chiến lược lớn hơn tổn thất kinh tế

Nếu phải cân nhắc lợi hại, Nga tiếp nhận Crimea có những lợi hại gì? Đối với vấn đề này, Phùng Ngọc Quân cho rằng, rất khó đơn thuần dùng "hại lớn hơn lợi" hay "lợi lớn hơn hại" để cân đo được sự việc.

"Nga kết nạp Crimea chắc chắn sẽ làm xấu đi rất lớn quan hệ giữa Nga và Ukraine, tiếp tục đẩy nhanh các bước dựa sát vào phương Tây của Ukraine. Nhưng, mặt khác, Nga vẫn có biện pháp gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới Ukraine, bao gồm mối liên hệ lịch sử với miền đông Ukraine, bao gồm ảnh hưởng về mặt chiến lược kinh tế thực tế.

Nếu Ukraine thực hiện chính sách chống Nga, Nga cũng sẽ có biện pháp tiếp tục kiềm chế Ukraine" - Phùng Ngọc Quân nhận định.

Tuy nhiên, Nga tiếp nhận Crimea cũng sẽ phải mang cho mình gánh nặng tài chính nhất định. Theo trang mạng rusnews ngày 19 tháng 3, Tổng thống Nga Putin đã giao trách nhiệm cho Bộ Lao động Nga trong thời gian ngắn đưa quỹ lương hưu của Crimea lên mức của Nga.

Nga còn cam kết một loạt viện trợ tài chính cho Crimea và ưu đãi về mặt phát triển các ngành nghề, chắc chắn sẽ tăng thêm một số sức ép cho Nga về mặt tài chính.

Hải quân Nga

Phùng Ngọc Quân cho rằng: "So với lợi ích chiến lược mà Nga thu được, sức ép về kinh tế là không đáng kể gì. Tổn thất về kinh tế đứng vị trí thứ hai đối với người Nga".

Trên thực tế, khi cân nhắc được mất, bản thân ông Putin cũng từng tỏ rõ thái độ. Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 18 tháng 3, ông Putin cho biết, do hành động có liên quan đến vấn đề Crimea, Nga trong tương lai sẽ đối mặt với "xung đột ngoại giao", "nhưng chúng ta phải đưa ra quyết định, là nên bảo vệ lợi ích quốc gia hay để mất đi lợi ích mà thờ ơ tiến bước!".

Nga ứng phó với trừng phạt của phương Tây như thế nào?

Nga kết nạp Crimea khiến cho các nước phương Tây phản ứng mạnh mẽ. Ngày 18 tháng 3, EU và Mỹ đã khởi động các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhóm người thứ nhất khoảng hơn 20 quan chức Chính phủ và Quân đội Nga, cùng với những người như cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych bị xếp vào danh sách trừng phạt.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18 tháng 3 cũng chỉ trích hành động của Nga ở Crimea là "chiếm đoạt lãnh thổ", đồng thời cho rằng Mỹ và châu Âu thực hiện trừng phạt tiếp theo đối với Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết đoán trong vấn đề Crimea

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18 tháng 3 cũng kêu gọi thảo luận vấn đề Crimea tại Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo Âu-Mỹ-Nhật cũng đã ra tuyên bố chung tại La Hay.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Catherine Haydn thì cho biết: "Mỹ và các thành viên khác của nhóm G7 đã tạm dừng công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi [Nga]".

Tổng thống Pháp Hollande ngày 18 tháng 3 kêu gọi EU áp dụng phản ứng "cứng rắn và hài hòa" đối với hành động sáp nhập Crimea của Nga, đồng thời cho biết Pháp không thừa nhận Crimea sáp nhập vào Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Haig cho biết, Anh sẽ đình chỉ hợp tác quân sự với Nga.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 18 tháng 3 cũng tuyên bố thực hiện trừng phạt đối với Nga.

Chuyên gia Phùng Ngọc Quân cho rằng, biện pháp tiếp tục trừng phạt Nga của phương Tây gồm có: về chính trị, tiếp tục cô lập, bài xích Nga, chống lại tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi, thậm chí "đá" Nga ra khỏi nhóm G8; về kinh tế, cũng sẽ áp dụng một loạt biện pháp như đóng băng tài sản tài chính, "hạn chế xuất khẩu dầu khí" để trừng phạt Nga.

Eo biển Kerch nối Nga với Crimea, ông Putin ra lệnh xây cầu nối với Crimea

Đối mặt với trừng phạt của phương Tây, Nga dự định sẽ thực hiện chống trừng phạt đối với phương Tây. Phùng Ngọc Quân phân tích cho rằng: "Nếu như phương Tây tịch thu tài sản nước ngoài của các công ty Nga, Nga cũng có khả năng tịch thu tài sản của phương Tây tại Nga.

Nếu như phương Tây tiến hành hạn chế đối với xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga, Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm tăng xuất khẩu cho phương Đông. Nga còn có thể thông qua tiếp tục tăng cường phạm vi hợp tác đối ngoại để ứng phó với trừng phạt của phương Tây, gồm tăng cường hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc và Ấn Độ, tăng cường hợp tác với các nước BRICS".

Sẽ không gây ra "Chiến tranh Lạnh mới"

Sự đối đầu căng thẳng giữa phương Tây và Nga gây ra bởi tình hình Crimea gia nhập Nga đã dẫn đến sự liên tưởng của rất nhiều người về khả năng nổ ra cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" giữa Nga và phương Tây. Đối với vấn đề này, Phùng Ngọc Quân hoàn toàn không tán thành.

Ông ta cho rằng: "'Chiến tranh Lạnh' có hàm nghĩa đặc biệt, là chỉ sự đối lập gay gắt về ý thức hệ giữa hai phe trên phạm vi toàn thế giới, tiến hành đối đầu quyết liệt về quân sự, cô lập lẫn nhau về kinh tế.

Hiện nay, trong bối cảnh lớn toàn cầu hóa và trong tình hình phương Tây chiếm vị thế mạnh, Nga và phương Tây không có nhiều khả năng lắm triển khai cuộc 'Chiến tranh Lạnh' mới. Nhưng, chắc chắn, quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ xấu đi nhanh chóng trong 5 năm tới".

Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga

Còn ảnh hưởng từ việc “Crimea gia nhập Nga” đối với Trung Quốc, Phùng Ngọc Quân cho rằng: "Ở cấp độ chính trị quốc tế, ảnh hưởng của bản thân vấn đề Crimea đối với Trung Quốc không lớn.

Nhưng, sự biến động và điều chỉnh của cục diện chiến lược quốc tế do nó gây ra có ảnh hưởng rất quan trọng đối với Trung Quốc, cũng là vấn đề quan trọng mà Trung Quốc cần nghiên cứu.

Về đầu tư kinh tế, hiện nay, dự án hợp tác đầu tư của Trung Quốc ở Crimea chỉ là một sự khởi đầu, còn chưa đầu tư quy mô lớn. Sau khi Crimea gia nhập Liên bang Nga, những dự án này có thế đối mặt với việc đánh giá lại".

Đông Bình

Video liên quan

Chủ Đề