Vì sao Nhật chọn con đường quân phiệt hóa

Giải bài tập 2 trang 78 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 76, 77 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Đặc điểm:

+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nuớc diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong xuất thập kỉ 30.

Quân phiệt là [Tình trạng quân nhân] dựa vào lực lượng quân đội cậy thế lực chiếm quyền binh trong nước đàn áp dân thường.

Bạn đang xem: Vì sao nhật bản là nước đế quốc quân phiệt


1. Chủ nghĩa quân phiệt là gì?

Quân phiệt là [Tình trạng quân nhân] dựa vào lực lượng quân đội cậy thế lực chiếm quyền binh trong nước đàn áp dân thường.

Quân phiệt còn được hiểu là chủ nghĩa quân phiệt, là trào lưu tư tưởng chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị về quân sự, do giới cầm quyền các nước đế quốc chủ nghĩa thi hành nhằm gây chiến tranh xâm lược, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp các cuộc đấu tranh giai cấp của người lao động trong nước. Những đặc điểm vốn có của chủ nghĩa quân phiệt là chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự - chính trị xâm lược, tăng cường ảnh hưởng của tổ hợp quân sự - công nghiệp đối với nền kinh tế và đường lối chính trị của Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền có tính chất sôvanh. Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiện đại là chính sách chống cộng. Việc quân phiệt hoá nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa dẫn đến làm giảm sút mạnh những khoản chỉ cho các nhu cầu xã hội, làm tăng thuế, nạn lạm phát, làm cho đời sống vật chất của người lao động xấu đi. Do đó, khi chủ nghĩa quân phiệt hoành hành ở một nước, các mâu thuẫn kinh tế, xã hội và chính trị trở lên gay gắt.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt

Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa quân phiệt:

– Mặc đồng phục, tuân lời và phân biệt cấp bậc rõ ràng

– Huy chương, huyền thoại, sùng bái anh hùng

– Say mê quyền lực và tính ưu việt

+ Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí

+ Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất

Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là sẽ có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ quân đội.

Con người được mài dũa phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung thích hợp với xã hội đó. Lãnh tụ được hình tượng hóa. Người ta chấp nhận cái chế độ đó không xét lại.

Sự trao dồi về quân sự với mục đích là để luyện cho binh lính tuân lệnh, không đắn đo khi phải giết người khác. Con người bị ảnh hưởng của tập thể phải từ bỏ cá tính riêng của mình. Những hệ thống như vậy được duy trì nhờ sự kiểm soát, tội lỗi, sợ bị phạt.

Một mặt khác những phần thưởng như tăng lương, tăng chức và các gương mẫu chiêu dụ người ta làm theo.

3. Con đường của Nhật Bản tiến tới chủ nghĩa quân phiệt

3.1 Hâm mộ chủ nghĩa đế quốc kiểu phương Tây

Các nhà lãnh tụ Minh Trị tìm kiếm con đường để làm cho Nhật trở thành một quốc gia thượng hạng, bao gồm thế lực và sức mạnh nhờ chiếm đóng lãnh thổ ngoại bang. Trong thế kỷ 19, những cường quốc phương Tây như Anh quốc, Đức, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nga và Ý chiếm được rất nhiều lãnh thổ bằng những phương tiện quân sự. Do biết rất rõ lịch sử lâu đời của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, mà đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, những nhà lãnh đạo thời Minh Trị muốn tham dự với những cường quốc phương Tây để đòi hỏi quyền lợi và những ưu tiên tại các nước châu Á khác. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo này biết rằng quốc gia họ cần hiện đại hóa và gây sức mạnh cho quân đội trước khi họ bắt đầu đặt điều kiện với các nước phương Tây.Ngay cả sau khi Nhật đã bỏ công xây dựng quân đội trong nhiều năm, các nhà lãnh tụ Nhật hiểu rằng vào năm 1895 họ vẫn chưa được ngang hàng với các đế quốc phương Tây khác. Mặc dù, Nhật thắng trận trong cuộc chiến tranh Hoa–Nhật vào năm 1894–1895, và nhờ vậy chiếm được Đài Loan và đã đòi được Trung Hoa bồi thường cho một số tiền lớn, Nhật không thể chống cự lại các thế lực phương Tây khác khi Nga, Đức, và Pháp đòi Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông mà họ đã chiếm được trong chiến tranh. Việc này đã dẫn tới sự phát triển quân sự nhanh chóng giữ năm 1895 và 1904.Những khuynh hướng về quân phiệt càng phát triển mạnh khi các nhà lãnh đạo trong chính phủ nhận thấy sự cần thiết để bảo vệ quốc gia chống lại Nga và các cường quốc phương Tây khác. Quan sát những tiến bộ về kỹ thuật và sự vượt trội về sức mạnh quân sự nói chung và hải quân nói riêng của phương Tây, Nhật đã sợ là sẽ bị xâm chiếm bởi một nước phương Tây như là Nga. Và với một nước Trung Hoa đã suy yếu về quân sự và kinh tế vào cuối thế kỷ thứ 19, các nhà lãnh đạo Nhật sợ rằng, khi các thế lực phương Tây tranh giành lẫn nhau có thể làm chính thể Trung Hoa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và như vậy có thể gây ảnh hưởng nặng tới sự an ninh của Nhật Bản. Yamagata Aritomo, được xem như là cha đẻ của quân đội Nhật cấp tiến cổ võ cho sự bành trướng lãnh thổ vì lý do an ninh hơn là muốn chế ngự.Kiểm soát lãnh thổ của Hàn Quốc tiêu biểu một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ Nhật chống lại các nước phương Tây, bởi vì Hàn Quốc có cả biên giới với Nga và Trung Hoa. Nhật không nhận ra rằng, họ phải kiểm soát cả bán đảo Liêu Đông nằm phía nam của Mãn Châu để đảm bảo cho việc phòng thủ Hàn Quốc. Mặc dù Nhật đã chiếm được bán đảo Liêu Đông trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, sự can thiệp của Nga, Đức, và Pháp vào năm 1895 buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo này. Nga chiếm cảng Arthur ở đỉnh của bán đảo Liêu Đông vào năm 1898, làm gia tăng cái cảm tưởng không được an ninh của Nhật. Mặc dù liên hiệp quân sự với Anh vào năm 1902 đã cho Nhật một đồng minh trong trường hợp bị tấn công, những tranh chấp liên tục với Nga đã dẫn tới cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904 - 1905.Vào cuối thế kỷ thứ 19, nhiều nhà lãnh tụ Nhật tin tưởng là nước họ có một "vận mạng hiển nhiên" để giải thoát các nước châu Á khác thoát khỏi vòng kìm tỏa của các nước đế quốc phương Tây và để dẫn dắt các quốc gia này tới một sức mạnh và thịnh vượng tập thể. Fukuzawa Yukichi và các nhà văn khác vào cuối thế kỷ 19 ủng hộ sự bành trướng của Nhật ra hải ngoại và chính sách xã hội Darwin, mà đã đề xướng sự sinh tồn của những nền văn hóa mạnh nhất qua một quá trình chọn lọc tự nhiên.Vào năm 1905, Nhật trở thành quốc gia châu Á đầu tiên mà đã đánh bại một cường quốc phương Tây, đó là Nga trong cuộc chiến tranh Nga–Nhật 1904–1905, đã làm vững lòng tin của Nhật trong sứ mạng của họ dẫn dắt các nước châu Á và khuyến khích các vị lãnh đạo của các quốc gia châu Á khác là họ có khả năng đứng lên chống lại các mưu đồ của các nước đế quốc phương Tây.Nhiều nhóm và các nhà văn quốc gia quá khích, chẳng hạn như nhóm đảng Hắc Long và Kita Ikki, giành được sự cảm tình càng ngày càng tăng với quan điểm của họ rằng Nhật nên lãnh đạo châu Á để đuổi các thế lực ngoại bang bằng một cuộc chiến tranh chính nghĩa nếu cần thiết. Nhiều nhóm quốc gia quá khích này tin tưởng rằng đạo đức trong sáng của dòng giống Yamato và dòng giống đặc biệt của Nhật Bản là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu cho quyền người Nhật đóng vai trò lãnh đạo tại châu Á.Một loạt các hành động ép buộc, khiêu khích bởi các đế quốc phương Tây từ thập niên 1850 - 1930 gây ra những sự bực tức giữa những người dân Nhật. Nhật đã phải ký những hòa ước không bình đẳng với Mỹ, Pháp, Hà Lan, và Nga vào năm 1858 hạn chế chủ quyền của Nhật, như nhường đất ngay trên lãnh thổ của mình. Nó có nghĩa là người ngoại quốc ở Nhật không phải bị xử theo luật pháp của Nhật. Hòa ước hải quân tại hội nghị Washington 1921 - 1922 buộc Nhật phải chấp nhận tỷ lệ về số tàu chiến không có lợi là 5:5:3 theo thứ tự cho Mỹ, Anh và Nhật, và các thế lực phương Tây lại bắt buộc Nhật tại hội nghị Hải quân London chấp nhận với cùng tỷ lệ cho các Tàu tuần dương hạng nặng

Những thành kiến kỳ thị chủng tộc nặng nề đối với người Nhật, thêm vào đối với những người Hoa và những người châu Á khác, đã dẫn tới những việc xô xát nghiêm trọng đối với người Nhật. Vào năm 1919 tại hội nghị hòa bình Paris, các nước phương Tây đã từ chối một lời yêu cầu đơn giản của Nhật chỉ thêm một câu về sự bình đẳng của các chủng tộc trong hiến chương của Hội Quốc Liên. Năm 1905 California đã ban hành luật lệ kỳ thị người Nhật [anti-Japanese legislation]. Năm sau đó, hội đồng giáo dục tại San Francisco ra lệnh cho trẻ em Nhật và các nước châu Á khác phải học những trường riêng biệt. Năm 1924, Mỹ ra luật Japanese Exclusion Act để ngăn ngừa không cho dân Nhật di cư tới Mỹ. Hàng loạt những sự lăng mạ quốc tế tới sự tự hào và địa vị của người Nhật đã châm dầu vào những tư tưởng quân phiệt và đế quốc của các lãnh tụ chính quyền và các phần tử quốc gia quá khích Nhật.

Xem thêm: Nền Kinh Tế Tri Thức Là Gì ? Kinh Tế Tri Thức [Knowledge Economy] Là Gì

Bởi vì Nhật lệ thuộc rất nặng về thương mại quốc tế, nên tình trạng kinh tế suy thoái trên thế giới đã bắt đầu vào năm 1929 đã gây ra nhiều thử thách kinh tế lớn lao đối với người dân Nhật. Sự suy thoái lớn lao và lan rộng trên khắp thế giới lại xảy ra ngay sau cuộc động đất Kantô vào năm 1923 gây nhiều thiệt hại và đã làm cho nền kinh tế trì trệ suốt thập niên 1920, đã gây nhiều gian khổ cho nông dân và những người làm việc cho những hãng nhỏ. Bước vào thập niên 1930 những động cơ kinh tế cho đế quốc Nhật trở nên rất mạnh để bảo đảm những thương mại quốc tế được tiếp tục.Kinh tế phát triển đòi hỏi một thị trường xuất khẩu mạnh cho vải vóc của Nhật cùng các thứ hàng hóa khác. Các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã cung cấp những cơ hội thị trường tốt đẹp nhất cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật. Bởi vậy chính phủ Nhật cần phải đảm bảo là nền thương mại này sẽ không bị gián đoạn bằng cách đạt được các quyền về thương mại và chuyên chở tại Trung Quốc. Kinh tế Nhật cũng đòi hỏi sự nhập khẩu các nguyên liệu để cung cấp cho các hãng xưởng của nền kỹ nghệ.Những đất đai rộng rãi và những nguồn tài nguyên dồi dào tại Mãn Châu như là sắt và than đá cung cấp một lời giải cho khó khăn của nước Nhật vì quá đông dân và nhu cầu về nguyên liệu cho các kỹ nghệ nặng, mà tập trung vào việc xây dựng những dụng cụ quân sự. Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931. Nhật sau đó xâm lấn tới những quốc gia khác tại Nam Á để bảo đảm có đầy đủ tài nguyên để duy trì sự tự túc. Thí dụ: Nhật cần dầu hỏa từ công ty Dutch East Indies để cung cấp cho nền kỹ nghệ và quân sự của nó.Ngay từ thập niên 1880, triều đình Minh Trị đã xúc tiến xây dựng một quân đội hùng mạnh nhằm mục tiêu phát động các cuộc chiến tranh xâm lược với lân bang, cụ thể mục tiêu trước mắt chính là Trung Quốc thời nhà Thanh. Tháng 11 năm 1880, Bộ trưởng Bộ Tổng tham mưu Yamagata Aritomo [Sơn Huyện Hữu Bằng] trình lên cho Thiên hoàng Minh Trị bản "Lân bang binh bị lược". Đến năm 1882, "Trình báo về tài chính để tăng cường lục quân và hải quân" được xuất bản, chủ trương gấp rút tăng cường quân bị dù phải chấp nhận hy sinh tất cả. Thiên hoàng Minh Trị tỏ ý hài lòng và cho tiến hành thực thi. Cùng năm đó ông triệu kiến tất cả các Trưởng quan tại các địa phương và ra Thánh chỉ với nội dung: "Các khanh đều là quan địa phương, vậy tất nhiên phải hiểu ý muốn của Trẫm, đảm bảo chấp hành quán triệt những ý muốn đó".Dưới triều đại của mình, Thiên hoàng Minh Trị luôn kiên trì chính sách kiêm lục hợp [gồm thu bốn bể] và yểm bác hoành [gồm thu toàn cầu], tức chính sách bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Có lần ông đích thân tham gia diễn tập quân sự và thường cho gọi các binh sĩ đến để tuyên dương, khuyến khích "oai nước", đề cao "vận nước" của Nhật Bản.Theo Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản là quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến, Thiên hoàng và tập đoàn quân phiệt nắm giữ mọi quyền hành. Theo Hiến pháp, Thiên hoàng có quyền hành "thiêng liêng bất khả xâm phạm", là Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên". Như vậy bản Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng của Thiên hoàng trong việc triều chính, góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.

Trả lời:

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt


Trả lời:

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thị hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng. Quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

+ Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

+ Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi [vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc] lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.


Trả lời:

- Thời gian:trong những năm 30 của thế kỉ XX.

- Lãnh đạo:Đảng Cộng sản

- Hình thức:diễn ra dưới nhiều hình thức, biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền, phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân

- Thành phần:tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

- Kết quả, ý nghĩa:cuộc đấu tranh của nhân dân góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

Video liên quan

Chủ Đề