Vì sao nữ người nga có tuổi thọ cao hơn nam

Vì sao nữ sống lâu hơn nam?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phụ nữ sông lâu hơn đàn ông và sự chênh lệch này không thu hẹp [Ảnh: Getty Images]

Trên khắp thế giới phụ nữ hưởng thọ hơn nam giới. David Robson tìm hiểu lý do vì sao và xem liệu đàn ông có thể làm gì đó để khắc phục thực trạng này.

Vừa được sinh ra là tôi đã phải chịu số phận chết sớm hơn một nửa số trẻ em trong cùng khoa sản phụ, một tai họa bất khả kháng. Lý do là vì tôi là nam giới, Tôi có thể phải chết khoảng 3 năm sớm hơn một phụ nữ sinh cùng ngày.

Có phải là đàn ông là tôi phải chết sớm hơn phụ nữ quanh tôi không? Liệu tôi có thể khắc phục số phận mình được không? Mặc dù sự phân chia khó hiểu này đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ mới gần đây người ta mới bắt đầu vỡ lẽ phần nào.

Ý kiến ban đầu là đàn ông làm việc quần quật nên chết sớm. Dù làm việc ở hầm mỏ hoặc cày ruộng, đàn ông gắng hết sức và tích tụ những tổn thương có tác hại cho sức khỏe sau này. Nhưng nếu đúng như vậy thì sự chênh lệch tuổi thọ sẽ thu hẹp vì cả đàn ông và phụ nữ ngày càng làm những nghề giống nhau là ngồi văn phòng là chính.

Quảng cáo

Trên thực tế sự chênh lệch tuổi thọ vẫn ổn định ngay cả trong suốt quá trình chuyển biến lớn của xã hội. Hãy xét trường hợp của Thụy Điển là nước có số liệu theo dõi đáng tin cậy. Năm 1800, tuổi thọ tính từ khi sinh là 33 năm với phụ nữ và 31 năm với đàn ông; ngày nay là 83,5 năm với phụ nữ và 79,5 năm cho đàn ông. Trong cả 2 trường hợp, phụ nữ sống lâu hơn đàn ông 5%.

Như một bài báo gần đây có nói: “Lợi thế sinh tồn đặc biệt kiên định của phụ nữ so với đàn ông, khi còn nhỏ, khi trưởng thành, và tính cho cả đời được thấy rõ ở tất cả các nước, ở các năm nếu tồn tại số liệu ghi chép sinh-tử đáng tin cậy. Trong sinh vật học của loài người có lẽ không có mẫu hình nào là chặt chẽ hơn.”

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu lối sống là thủ phạm thì cũng khó để kết luận dứt khoát [Ảnh: Getty Images]

Cũng như không dễ dàng gì để chứng minh rằng đàn ông phí phạm sức lực mình nhiều hơn. Những yếu tố như hút thuốc, uống rượu, ăn thái quá chỉ có thể giải thích phần nào vì sao mức chênh tuổi thọ nam/nữ giữa các nước lại lớn đến thế. Thí dụ đàn ông Nga thường chết sớm hơn phụ nữ Nga 13 năm một phần vì họ uống rượu và hút thuốc rất nhiều. Nhưng thực tế là những con cái các loài khỉ tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và khỉ mõm chó luôn luôn sống lâu hơn các con đực trong đàn, và ta không trông thấy con khỉ đực hoặc khỉ cái nào ngậm thuốc lá hoặc cầm vại bia.

Thay vì thế, có lẽ rằng câu trả lời là ở sự tiến hóa của chúng ta. “Tất nhiên những yếu tố xã hội và lối sống chắc hẳn có liên quan, nhưng hình như có cái gì đó sâu xa trong hệ sinh học của chúng ta,” Tom Kirkwood nói, ông nghiên cứu cơ sở sinh vật học của việc lão hóa tại Trường Đại Học Newcastle ở Anh.

Có nhiều cơ cấu khả dĩ ảnh hưởng, khởi đầu từ bó DNA là các chromosome trong từng tế bào. Các chromosome tạo thành cặp, trong khi mà phụ nữ có hai chromosome X thì đàn ông có một chromosome X và một chromosome Y.

Sự khác biệt đó có thể làm thay đổi nhỏ đối với cách mà tế bào lão hóa. Với hai chromosome, phụ nữ có hai bản sao cho mỗi gen, nghĩa là có một để dự phòng nếu gen kia bị lỗi. Đàn ông không có cái dự phòng này. Kết quả là theo thời gian thì nhiều tế bào có thể bắt đầu hoạt động sai lệch làm cho đàn ông chịu rủi ro mang bệnh nhiều hơn.

Trong các cách giải thích khác có giả thuyết “tim phụ nữ chạy thể dục” nghĩa là nhịp đập của tim phụ nữ tăng trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tạo lợi ích như tập thể dục đều đặn. Do vậy nguy cơ bệnh tim mạch xuất hiện muộn hơn. Hoặc cũng có thể đơn giản là do kích thước. Những người cao hơn thì có nhiều tế bào trong cơ thể hơn, có nghĩa là họ dễ có những biến dị có hại hơn; cơ thể lớn hơn thì tiêu hao nhiều năng lượng hơn và các mô tế bào sẽ mòn mỏi nhiều. Do đàn ông thường cao hơn phụ nữ nên họ phải chịu những hư hại dài hạn hơn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khác biệt về chromosome giữa nam và nữ có thể ảnh hưởng đến sự lão hóa tế bào [Ảnh: Getty Images]

Nhưng có lẽ nguyên nhân thực sự lại ở chất testosterone mà nó tạo ra phần lớn những nét đặc trưng của nam giới, từ giọng nói trầm, ngực có lông cho đến hói đầu. Bằng chứng được lấy từ một địa điểm không ngờ là Triều Đình Hoàng Đế của Triều Đại Chosun ở Triều Tiên. Nhà khoa học Triều Tiên Han-Nam Park mới đây đã phân tích hồ sơ chi tiết của cuộc sống triều đình từ thế kỷ 19, gồm cả thông tin về 81 hoạn quan bị hoạn trước khi dậy thì. Phân tích cho thấy các hoạn quan thọ khoảng 70 tuổi so với tuổi thọ trung bình chỉ là 50 tuổi của những người đàn ông khác trong triều. Xét tổng quát, họ dễ được mừng thọ 100 tuổi hơn 130 lần so với người đàn ông trung bình sống ở Triều Tiên thời ấy. Ngay cả các vị vua là những người được chiều chuộng nhất trong lâu đài cũng không thể thọ được như vậy.

Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu về những người bị hoạn khác đều chứng minh sự khác biệt rõ nét này, nhưng nhìn chung những người [hay súc vật] không có tinh hoàn sống có lâu hơn.

Nguyên nhân chính xác thì không rõ nhưng David Gem ở Trường Đại Học London phỏng đoán rằng sự hư hại có thể xảy ra vào cuối thời kỳ dậy thì. Để lấy bằng chứng, ông nêu những trường hợp đáng buồn của các bệnh nhân thần kinh được đưa vào cơ sở từ thiện ở Mỹ đầu thế kỷ 20. Theo một phần của cách “điều trị”, một số buộc phải bị hoạn.

Cũng như những quan hoạn Triều Tiên, họ cũng sống lâu hơn bệnh nhân trung bình, nhưng chỉ nếu họ bị hoạn trước 15 tuổi. Chất testosterone có thể làm cho cơ thể chúng ta khỏe hơn trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi đó cũng dễ làm ta mắc bệnh đau tim, nhiễm trùng và ung thư vào cuối đời. “Thí dụ testosterone có thể làm tăng việc tạo tinh dịch nhưng lại làm ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, hoặc nó có thể thay đổi chức năng tim mạch theo hướng gia tăng hiệu suất làm việc khi ta trẻ nhưng nó dẫn đến bệnh áp huyết cao và sơ cứng động mạch sau này,” David Gem nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khác biệt tuổi thọ có thể do testosterone [Ảnh: Getty Images]

Phụ nữ không những thoát hiểm họa testosterone mà họ còn có thể được hưởng cái lợi từ chính “thần dược của tuổi trẻ” của họ để chống sự tàn phá của thời gian. Chất oestrogen giới tính của phụ nữ là một “chất chống oxy hóa”, nó khử sạch các hóa chất độc hại cho tế bào. Ở thí nghiệm đối với súc vật thì những con cái thiếu oestrogen sống không lâu bằng những con đủ oestrogen, đó là điều hoàn toàn ngược lại so với đàn ông bị hoạn. “Nếu ta cắt bỏ buồng trứng của một con chuột thì các tế bào sẽ không sửa chữa tốt được nữa đối với những hư hại ở cấp nguyên tử,” Kirkwood nói.

Cả Kirkwood và Gem đều nghĩ rằng điều nói trên là một kiểu phần thưởng tiến hóa tạo cơ hội tốt nhất cho cả nam giới và nữ giới để di truyền gen. Trong giao hợp phụ nữ có xu thế tìm đàn ông mạnh mẽ nhất tràn đầy testosterone. Nhưng một khi đứa trẻ ra đời, đàn ông ít được cần đến hơn, Kirkwood nói. “Sự nuôi dưỡng tốt lành cho con cái liên quan mật thiết với sự tốt lành của cơ thể người mẹ. Kết quả là đối với trẻ nhỏ thì điều quan trọng hơn là cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh, hơn là cơ thể người bố.”

Đó là sự an ủi ít ỏi cho nam giới ngày nay. Như thông thường, các nhà khoa học thừa nhận rằng chúng ta phải tiếp tục tìm cho ra câu trả lời dứt khoát. “Chúng ta thực sự phải có tư duy mở về mức chênh lệch tuổi thọ có thể được giải thích bằng sự khác biệt hooc môn là bao nhiêu và các yếu tố khác là bao nhiêu,” Kirkwood nói. Nhưng hy vọng là cuối cùng thì tri thức sẽ cho tất cả chúng ta một vài lời khuyên để sống lâu hơn chút nữa.

Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future

Lý giải vì sao phụ nữ sống thọ hơn đàn ông?

Mặc dù phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự bất bình đẳng, nhưng họ lại sống thọ hơn nam giới. Đây là một thực tế xảy ra [ngoại trừ phụ nữ độc thân] ở tất cả các quốc gia.

Ở Mỹ, năm 2015, nữ giới làm việc toàn thời gian chỉ kiếm được 80% thu nhập so với nam giới, nhưng tuổi thọ trung bình của nữ giới là 81,2 so với nam giới là 76,4. Thậm chí ở một số quốc gia mà thu nhập của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới hoặc gặp phải tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng, phụ nữ vẫn sống thọ hơn nam giới.

Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra lời giải đáp dựa vào những yếu tố nền tảng sinh học cơ bản. Giới tính liên quan đến vấn đề sinh học, mà sinh học có ảnh hưởng nhất định đến tuổi thọ của con người. Và phụ nữ có những lợi thế về sinh học giúp họ sống lâu hơn.

Cụ thể etrogen ở phụ nữ giúp làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng cholesterol có lợi, từ đó làm giảm nguy cơ tim mạch. Mặt khác, testosterone ở nam giới lại làm tăng lượng cholesterol có hại trong máu và giảm lượng cholesterol có lợi. Làm cho nam giới có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh về tim mạch, huyết áp và đột quỵ.

Phụ nữ thường mắc phải các bệnh mãn tính nhiều hơn nam giới, nhưng bệnh mãn tính ở nam và nữ cũng có sự khác biệt. Các căn bệnh mãn tính ở phụ nữ ít nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, trong khi bệnh mãn tính ở nam lại dễ dẫn đến tử vong hơn.

Bên cạnh đó, phụ nữ có ý thức về sức khỏe hơn nam giới, họ nhận thức được sức khỏe thể chất và tinh thần của mình rõ hơn. Điều này mang lại cho phụ nữ một lối sống lành mạnh và sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn nam giới. Khi thăm khám, phụ nữ cũng giao tiếp tốt hơn về các vấn đề sức khỏe của họ, giúp chẩn đoán bệnh tật chính xác hơn.

Còn đối với nam giới, họ luôn tận dụng mọi lý do để trì hoãn điều trị và ít tuân thủ quá trình điều trị hơn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một chi tiết khác: Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đàn ông tự tử nhiều hơn phụ nữ. Tại Mỹ, số đàn ông tự tử gấp 3,5 lần phụ nữ. Lý do đằng sau tỷ lệ tự tử cao ở nam giới là do các rối loạn về tâm lý khi nam giới gặp phải áp lực. Vì vậy mà khi đàn ông gặp phải áp lực cũng đồng nghĩa họ gặp phải các nguy cơ cao hơn về sức khỏe, phần lớn là do họ không thể nói về cảm xúc của mình và không tìm kiếm sự giúp đỡ. Xu hướng né tránh việc chăm sóc sức khỏe tâm thần liên quan trực tiếp đến nam tính, giới tính và kỳ vọng xã hội đối với đàn ông.

TheoMột thế giới

Các tin khác

  • Hội thảo chuyên đề công tác DS-KHHGĐ 2017: Nhìn thẳng vào thách thức, chủ động vượt khó khăn
  • Sức ép có con trai khiến phụ nữ mắc nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi
  • Nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
  • Cung cấp phương tiện tránh thai cho người dân: Địa phương cùng vào cuộc
  • HUYỆN HÓC MÔN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH ĐỢT 2 NĂM 2017
  • Quận 3: Sinh hoạt Điểm tư vấn Sức khỏe sinh sản – Tiền hôn nhân tháng 9 năm 2017
  • Quận 3 nỗ lực làm tốt công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
  • THÔNG TIN BÁO CHÍ Ngày Tránh thai Thế giới 2017. Chủ đề: Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta.
  • Phường 8 Quận Phú Nhuận tổ chức truyền thông chuyên đề Giảm thiểu Mất cân bằng giới tính khi sinh
  • Phòng Y tế Quận 11 làm việc với Đoàn công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Cùng ăn uống, ngủ nghỉ và sinh sống trong một gia đình, nhưng đàn ông vẫn thường có tuổi thọ ngắn hơn so với vợ của mình? Câu trả lời chắc chắn khiến bạn phải gật gù đồng ý.

  • 5 thói quen cực tốt nên làm khi thức dậy, uống nước ấm chỉ đứng thứ 3, điều đầu tiên không ai ngờ, duy trì thì cơ thể sẽ khỏe và sống thọ
  • Người sống thọ thường có 5 bộ phận này trên cơ thể luôn "to", nếu bạn có đủ tất cả thì thật sự vô cùng may mắn
  • Phụ nữ cần "3 ấm", đàn ông cần "3 lạnh" để cơ thể khỏe mạnh và sống thọ

Tuy phụ nữ có sức khỏe thể chất yếu hơn nhưng lại sống thọ hơn nam giới. Điều đó là sự thật.

Vào năm 2019, WHO công bố báo cáo “Thống kê y tế thế giới” và chỉ ra: Tuổi thọ trung bình của người phụ nữ trên toàn cầu là 74,2 trong khi con số này ở nam giới chỉ là 69,8. Điều đó có nghĩa tuổi thọ trung bình của một người phụ nữ nhiều hơn nam giới là 4,4 tuổi.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học người Anh đã thực hiện một cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 180.000 người đến từ 28 quốc gia khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã giải đáp được câu hỏi “Tại sao phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông?”. Dưới đây là những lý giải của các nhà khoa học về lý do tại sao phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới.

TTO - Ăn kiêng lành mạnh, ít làm việc nặng nhọc hay thường xuyên được chăm sóc sức khỏe là lý do khiến phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới?

  • Đười ươi Sumatra sống thọ nhất thế giới qua đời ở tuổi 62
  • 5 thói quen giúp tăng tuổi thọ thêm 10 năm

Ảnh: Featured

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới. Điều này cũng xuất hiện ở nhiều loài động vật có vú, con cái thường có tuổi thọ cao hơn con đực.

Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào chỉ ra nguyên nhân giải thích chính xác tại sao lại như vậy, nhưng một nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Đại học California, San Francisco [UCSF] đăng trên tạp chí Aging Cell có thể phần nào giải đáp điều này.

Theo các nhà khoa học, về mặt di truyền, hầu hết phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X [XX] và đàn ông có một nhiễm sắc thể X, một nhiễm sắc thể Y [XY]. Nhiễm sắc thể X chứa hàng trăm gen mã hóa protein, trong khi nhiễm sắc thể Y chứa gen SRY dẫn đến sự phát triển tinh hoàn, cùng với các biểu hiện giới tính đực khác.

Một điều đặc biệt là cặp nhiễm sắc thể XX chứa cả gen di truyền có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng nó lại chỉ xuất hiện khi có các hormone tương ứng mà buồng trứng tiết ra. Có nghĩa là nhiễm sắc thể X trong cặp nhiễm sắc thể XY có loại gen này nhưng lại trở nên "vô tác dụng" vì không có X thứ hai.

Tiến sĩ Dena Dubal, phó giáo sư về thần kinh học tại UCSF cho biết: "Vì sao nữ giới có tuổi thọ cao hơn là câu hỏi được đưa ra từ lâu. Chúng ta có thể tưởng tượng nó như một "cái gì đó rất tự nhiên" mà thiên nhiên tạo ra để giống cái thực hiện trọn vẹn thiên chức làm mẹ của mình. Giống cái sống lâu hơn sẽ đảm bảo sự an lành cho con và thậm chí là cháu của mình".

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã biến đổi gen chuột để tạo ra những con chuột mang nhiễm sắc thể khác biệt. Nhóm chuột thứ nhất có nhiễm sắc thể XX và buồng trứng phát triển; nhóm thứ hai có nhiễm sắc thể XY và tinh hoàn phát triển; nhóm thứ 3 có nhiễm sắc thể XX và tinh hoàn; nhóm 4 có nhiễm sắc thể XY và buồng trứng.

Kết quả, các nhà khoa học phát hiện tất cả những con chuột có cặp nhiễm sắc thể XX có xu hướng sống lâu hơn những con có nhiễm sắc thể XY, bất kể chúng có buồng trứng hay tinh hoàn. Tuy nhiên, chỉ những con chuột có cả nhiễm sắc thể XX và buồng trứng mới có cuộc sống lâu nhất.

Điều này ngụ ý rằng cả cấu trúc di truyền và nội tiết tố đều đóng một vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được rõ ràng cách thức nhiễm sắc thể X thứ hai làm tăng tuổi thọ. "Chúng tôi sẽ tìm ra câu trả lời rõ ràng trong những nghiên cứu tương lai", tiến sĩ Dena Dubal cho biết.

Đi bộ nhanh hơn, bạn sẽ sống thọ hơn

TTO - Bạn muốn kéo dài cuộc sống của mình? Hãy thêm một ít năng lượng trong bước chân của bạn, theo một nghiên cứu mới đây.

TTCT - Đàn ông Nga có tuổi thọ thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước công nghiệp. Theo điều tra thống kê năm 2011, tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga là 64,3 tuổi, so với 77 tuổi ở Mỹ và 79 tuổi ở Úc.

Một nghiên cứu mới công bố trên tập san y khoa Lancet tháng vừa qua [1] cho thấy 25% đàn ông Nga chết trước tuổi 55, và con số này làm cả thế giới y khoa sốc.

Minh họa: La Khuê

Một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của đàn ông Nga là rượu. Nói chính xác hơn là lạm dụng rượu, đặc biệt là rượu Vodka. Người Nga thường đùa rằng Vodka là kẻ thù của họ nên họ phải đốt cháy kẻ thù! Quả thật, người Nga nổi tiếng uống rượu Vodka như uống... nước lã.

Nghiên cứu công bố trên Lancet ước tính mỗi năm số đàn ông Nga chết vì rượu và ngộ độc rượu chiếm 20% tổng số tử vong, và con số này cao gấp 3,5 lần so với tỉ trọng trung bình trên thế giới.

Trông người phải nghĩ đến ta: tình hình lạm dụng rượu bia ở Việt Nam có thể nói cũng rất nghiêm trọng. Đi bất cứ nơi nào trên khắp các vùng đất nước, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng có quán nhậu và tiệc nhậu với rượu bia. Ở TP.HCM và Hà Nội, dù kinh tế có lúc khó khăn nhưng các quán nhậu vẫn rất đông thực khách, bất kể sáng trưa chiều tối, nhậu bất cứ lúc nào, bất cứ dịp nào, bất cứ ở đâu.

Một nghiên cứu cộng đồng mới đây ở phía Bắc [2] cho thấy vài con số phản ánh tình trạng đó: 86% đàn ông Việt Nam uống rượu bia, trong số này 31% uống rượu một cách nguy hiểm cho sức khỏe. Vẫn theo kết quả nghiên cứu này, trong vòng tuần lễ qua, tính trung bình mỗi nam thanh niên Việt Nam uống từ 34-53mg alcohol. Con số này cao gần gấp hai lần so với Mỹ.

Một nghiên cứu khác trên 1.500 nam và nữ tuổi từ 18-60 [3] cũng cho ra kết quả tương tự: gần 70% nam có thói quen uống rượu bia. Tính trung bình mỗi tháng, số tiền các hộ gia đình chi cho bia rượu là 3,5 USD [khoảng 70.000 đồng], chiếm 4,6% tổng chi tiêu cho thực phẩm, hay 1,8% tổng thu nhập [3].

Đặc biệt quan tâm là sinh viên cũng tìm đến rượu bia. Một nghiên cứu trên 619 sinh viên y khoa ở Hà Nội [4] cho thấy 65% sinh viên [phần lớn là nam] uống bia. Trong số này 12% được đánh giá là có khả năng nghiện hay “có vấn đề về bia rượu”.

Vấn đề không chỉ là số người thường xuyên uống bia rượu quá lớn, mà còn là chất lượng rượu. Rượu giả và bia dỏm từ Trung Quốc và được sản xuất nội địa tràn ngập thị trường Việt Nam. Một ước tính cho biết khoảng 70% lượng rượu lưu hành trong thị trường là rượu lậu hoặc giả.

Một nghiên cứu công bố trên một tập san về môi trường học vào năm 2009 cho thấy rượu đế làm ở nhà có nồng độ alcohol dao động 45-50%, cao hơn mẫu rượu được sản xuất từ công ty [5]. Những loại rượu sản xuất ở nhà rất khó kiểm soát về chất lượng. Những “tai nạn” liên quan đến rượu đế vẫn thường xuất hiện trên báo chí. Có thể nói không ngoa rằng rượu dỏm, rượu độc hại đã và đang hủy hoại sức khỏe, thậm chí giết chết người Việt Nam.

Có nhiều lý do khiến người ta tìm đến rượu bia, kể cả ngoại giao và lễ hội, nhưng “một trong những nguyên nhân chính là người tìm đến rượu thường để giải khuây và tạo cho mình một căn cước tính mới. Trong môi trường căng thẳng và những khó khăn trong cuộc sống, người ta tìm đến rượu bia như là một phương tiện thực tế nhất để giải sầu, để... quên đời trong một thời gian ngắn, để có thể biến thành một người khác”. Ngoài ra, nghiên cứu di truyền học còn cho thấy một số người tìm đến rượu bia thường xuyên là do gen.

Cần phải nói rằng nếu sử dụng ở liều lượng an toàn và điều độ thì rượu bia không hẳn là xấu. Rượu là “thủy hỏa” [fire water], là chất có thể cung cấp năng lượng nồng nàn, có thể khai thông kinh mạch và ức chế các tà khí như phong, hàn, thấp. Rượu trong lễ hội tăng tính trang trọng và uy nghi.

Rượu trong tiệc cưới làm buổi tiệc vui vẻ và rộn ràng. Nhưng lạm dụng rượu thường đi kèm nhiều biến chứng nghiêm trọng. Có trên 60 bệnh lý liên quan đến rượu hoặc do rượu bia gây ra. Những biến chứng như suy thoái hệ thần kinh, viêm gan, xơ gan, cao huyết áp, suy tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì...

Danh sách các bệnh liên quan đến rượu hay do rượu gây ra có thể viết thành hai trang giấy! Tính chung, khoảng 4% các ca tử vong trong dân số là do lạm dụng rượu bia. Đó là chưa kể những tác động của rượu bia đến gia đình và xã hội.

Vậy thế nào là mức độ an toàn cho việc uống rượu bia? Trong thực tế không có mức độ alcohol an toàn tuyệt đối, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng đàn ông không nên uống quá 40g alcohol và đàn bà uống không quá 20g alcohol mỗi ngày. Một lon bia 375ml như Heineken chứa khoảng 15g alcohol, do đó mỗi ngày không nên uống quá ba lon bia [đàn ông] hay quá hai lon bia [phụ nữ].

Nhưng cần phải làm gì để hạn chế tiêu thụ rượu bia quá đà ở Việt Nam? Đây là một câu hỏi lớn vì liên quan đến vấn đề chính sách và cần nhiều nghiên cứu. Kinh nghiệm từ Úc cho thấy chính phủ dùng thuế [và tăng giá!] như một phương tiện để kiểm soát việc tiêu thụ bia rượu. Song song với biện pháp thuế, chính phủ ra quy định về độ tuổi tối thiểu mà đối tượng có thể tiêu thụ và mua bia rượu, cấp giấy phép cho các cửa hàng mua bán và quy định giờ buôn bán bia rượu.

Ngoài ra, cần phải có những nhãn hiệu ghi rõ nồng độ alcohol và những tác hại đến sức khỏe trên các sản phẩm bia rượu. Những kinh nghiệm đó rất cần được nghiên cứu và nếu được triển khai sao cho thích hợp.

Tuổi thọ trung bình ở đàn ông Việt Nam hiện nay là 69 tuổi. Tuổi thọ này chưa phải là cao, nhưng vẫn cao hơn tuổi thọ trung bình ở đàn ông Nga. Tuy nhiên, nếu không có chính sách kiểm soát tình trạng tiêu thụ rượu bia và lạm dụng rượu bia như hiện nay, tôi e rằng tuổi thọ ở người Việt sẽ không tăng như dự kiến.

Tham khảo:

1. Zaridze D, et al. Alcohol and mortality in Russia: prospective observational study of 151 000 adults. Lancet 31/1/2014

2. Trần Hữu Bích và cộng sự. Patterns of alcohol consumption in diverse rural populations in the Asian region. Global Health Action Supplement 1, 2009.

3. Giang KB, et al. Alcohol consumption and household expenditure on alcohol in a rural district in Vietnam. Global Health Action 2013; 6:18937

4. Diep Pham, et al. Alcohol consumption and alcohol-related problems among Vietnamese medical students. Drug and Alcohol Reviews 2010; 29:219-226.

5. Lachenmeier DW, et al. The Quality of Alcohol Products in Vietnam and Its Implications for Public Health. Int. J. Environ. Res. Public Health 2009, 6:2090-2101.

Video liên quan

Chủ Đề