Vì sao phải bảo vệ môi trường trong công nghệ

23/10/2019

Cùng với xu thế cải cách hành chính, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước… việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong quản lý, điều hành và tác nghiệp của ngành Môi trường là một yêu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý môi trường trong giai đoạn mới.

Trung tâm quan trắc tự động giám sát việc xả thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh . Ảnh: Phan Quân/TTXVN

Định hướng áp dụng đúng đắn

Công nghệ thông tin có thể nói là yếu tố rất quan trọng để triển khai Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng. Để đảm bảo điều kiện triển khai cần thiết hình thành, hoàn thiện và vận hành hạ tầng cơ bản của ngành Tài nguyên và Môi trường tuân thủ kiến trúc chính phủ điện tử ngành, bảo đảm an toàn thông tin gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ, hạ tầng tri thức.

Cơ sở dữ liệu đóng vai trò trung tâm, là tiền đề, điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.

Có thể ứng dụng các sản phẩm của công nghệ 4.0 trong các hoạt động môi trường như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố môi trường như nước thải, không khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh…, từ đó có hệ thống dữ liệu rất tốt và chính xác để phục vụ công tác quản lý.

Với đường bờ biển dài 3.260km, tổng bức xạ năng lượng mặt trời khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, 4kW/h/m2/ngày ở miền Bắc, năng lượng gió ước tính 500-1000kWh/m2/năm, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, trong đó năng lượng mặt trời được xác định là một trong các nguồn năng lượng rất dồi dào, việc khai thác và tận dụng có hiệu quả công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Công nghệ 4.0 phải được ứng dụng trong giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt trong kinh tế tuần toàn và giảm phát thải bằng không; đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong khôi phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Nhiều ứng dụng công nghệ thông minh của Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Ứng dụng chụp ảnh vệ tinh, kết hợp với hệ thống thông tin địa lý và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện

Để tham gia vào Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công nghệ, đánh giá được trình độ công nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ; đồng thời thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế đảm bảo lợi ích.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chỉ đạo xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật cho các nhà nghiên cứu và quản lý; đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường và doanh nghiệp ngành tài nguyên và môi trường.

Lĩnh vực quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý liên quan đến đa ngành. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin.

Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của Cách mạng công nghiệp 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Đến cuối năm 2018, cả nước đã có 23 tỉnh, thành phố có cơ sở dữ liệu về môi trường, trong đó có 12 tỉnh có cơ sở dữ liệu đầy đủ về chất thải rắn, nước thải và khí thải, 11 tỉnh có cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên các thông tin.

Tổng cục Môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường] đã xây dựng “Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong quản lý môi trường”. Giải pháp là cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cán bộ thuộc ngành môi trường; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao ngành Tài nguyên và Môi trường, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ tiên tiến; đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo khoa học, công nghệ tài nguyên môi trường và ngoại ngữ kết hợp với nghiên cứu, sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao đáp ứng yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên và môi trường, giảm thiểu ô nhiễm thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời, mở rộng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh đó, ngành Môi trường cần đẩy mạnh bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp luật và các cơ chế, chính sách sửa đổi bổ sung đảm bảo tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng phát triển công nghệ, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình dự án trọng điểm; xây dựng cơ chế công khai, chia sẻ thông tin trên môi trường mạng đến các cơ quan trong và ngoài ngành tài nguyên và môi trường; chia sẻ thông tin đến người dân; có chế tiếp nhận, xử lý thông tin điện tử trên môi trường mạng.

Có chính sách hỗ trợ và huy động nguồn vốn cho ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, quản lý giám sát việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho Cách mạng công nghiệp 4.0 và có các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này; xây dựng các đề án khả thi để tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài, liên kết, thuê mua và vận động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp.

Hợp tác là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 cho bảo vệ môi trường. Có thể hợp tác với nhiều hình thức như mời chuyên gia giỏi tham gia tư vấn, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, hợp tác với các hãng sản xuất công nghệ nổi tiếng trên thế giới.

Ngành triển khai xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia đồng bộ, thống nhất kết nối giữa trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn mới và trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo khai thác hiệu quả, phục vụ yêu cầu quản lý, nghiên cứu trong công tác bảo vệ môi trường.

Những công nghệ cần được phát triển về bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm, phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ. Sử dụng và phát triển các nguồn năng lượng sạch, thay thế nguồn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng sạch gồm năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh khối…

Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh, ngành Môi trường cần tăng cường hệ thống quan trắc tự động liên tục, các hệ thống camera, vệ tinh; thu nhận, xử lý và công bố số liệu quan trắc tự động chất lượng không khí xung quanh, nước ở các dòng sông, nước thải công nghiệp; phát thải khí thải của các nhà máy; số hóa các dữ liệu, số liệu quản lý; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… trong dự báo hành vi, kiểm soát ô nhiễm...

Minh Nguyệt [TTXVN]

 Trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường - ETM chuyên tư vấn các giải pháp xử lý chất thải, thiết kế hệ thống xử lý chất thải [khí thải, nước thải, chất thải rắn], đánh giá tác động môi trường ĐTM, hãy liên hệ SĐT: 028 3733 2121 , để được tư vấn miễn phí và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Hiện nay việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà nó trở thành vấn đề mang tính quốc gia, vô cùng cấp thiết. Những năm trở lại đây, hoạt động hưởng ứng giờ Trái Đất ngày càng được nhiều người tham gia. Vậy có bao giờ bạn hỏi “Tại sao phải bảo vệ môi trường?”, việc bảo vệ môi trường mang lại lợi ích gì cho chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu ngay về vấn đề này trong phần nội dung bài viết của chúng tôi.

Trái Đất – mái nhà chung của chúng ta                              

Tìm hiểu về khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường

Chắc hẳn đây cũng là mối quan tâm và thắc mắc chung của nhiều người. Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi sẽ nêu rõ vai trò của môi trường với con người, từ đó có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Môi trường là gì?

Là tổng thể không gian sống tự nhiên bao quanh chúng ta, bao gồm giới sinh vật như động vật, thực vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái như đất, nước, không khí, khí hậu. Có thể nói môi trường sống của con người, động thực vật và cả các vi sinh vật đều sống chung dưới một bầu khí quyển.

Môi trường sống là nơi con người và các sinh vật cùng chung sống         

Vậy môi trường tự nhiên là gì? Nó bao gồm các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất, là không gian sống cung cấp cho con người và các loại động thực vật không khí để thở, cung cấp tài nguyên khoáng sản, đất để trồng. Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính: Thạch quyển; thủy quyển; khí quyển và sinh quyển.

Bảo vệ môi trường là gì?

Người ta thường ví bầu khí quyển, môi trường tự nhiên và cả Trái đất này chính là “Mẹ thiên nhiên” mang lại sự sống cho tất cả các sinh vật. Việc bảo vệ môi trường sống chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Mục đích của việc bảo vệ môi trường là giữ gìn bầu không khí trong lành, sạch đẹp. Bảo vệ môi trường còn góp phần làm cân bằng hệ sinh thái  và cải thiện môi trường.

Vậy tại sao chúng ta  phải bảo vệ môi trường?

Những năm gần đây, chắc hẳn các bạn đều cảm nhận được môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Sự ô nhiễm không dừng tại một hình thái môi trường nào mà nó diễn ra ở tất cả các hệ sinh thái như đất, nước, không khí,…

Theo thống kê của các chuyên gia dự đoán khí tượng, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên, nhiệt độ trung bình năm chạm ngưỡng gần 400 C so với kỷ băng hà. Dựa vào  đánh giá mới nhất của các chuyên gia, nhiệt độ năm đang tăng ít nhất từ 1,2-1,30 C so với thời kỳ tiền thời đại công nghiệp và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng từ 1,4 – 5,80 C.
Hiện tượng Trái Đất nóng lên đã có tác động rất lớn đến với môi trường- xã hội. Nhiệt độ năm tăng dẫn đến việc băng tan làm mực nước biển cũng sẽ tăng theo, hình thành nên nhiều mắt bão có cường độ rất mạnh, suy giảm tầng ozon,…
Hiện tượng “ô nhiễm môi trường” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều lần trong mọi diễn đàn bàn về môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất,… đều được đặt ở mức báo động đỏ.

Xử lý rác thải nhựa- là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia               

Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, năm 2018 lượng nước thải được thải ra môi trường tự nhiên lên tới 80%. Còn tại Việt Nam hơn 70% lượng nước thải đến từ chất thải công nghiệp, cùng với đó môi trường không khí bị tác động nghiêm trọng. Năm 2020, chính là năm của những kỷ lục về biến đổi khí hậu, lũ lụt, động đất, sóng thần, cháy rừng xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên Trái Đất. Cháy rừng ở Úc; động đất Nhật Bản; nắng nóng kéo dài ở Châu Âu; lũ lụt ở các quốc gia châu Á; băng tan ở Bắc Cực,…. Con người chính là đối tượng bị tác động trực tiếp từ việc ô nhiễm môi trường, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, động thực vật dần bị tuyệt chủng gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Lũ lụt tại miền Trung Việt Nam                                      

Chính vì vậy, việc cấp thiết là cần bảo vệ môi trường và cải thiện để môi trường sản xuất và sinh hoạt. Bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình quốc gia của tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường

Có lẽ có 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là tác động từ môi trường tự nhiên [ngoại lực] và tác động từ con người [nội lực]. Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân từ chúng nhé!

  • Tác động của tự nhiên: Các yếu tố từ tự nhiên hình thành lên các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng,…đều xuất phát từ nguyên nhân từ vỏ Trái Đất và hoạt động của các dòng nước tạo nên các hiện tượng trên.

    Bang tan tại Nam Cực                                           

  • Tác động của con người: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường chính là từ những tác động của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Con người có thể nói chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái tự nhiên. Cụ thể như hành động xả rác bừa bãi, phá rừng lấy gỗ, xây dựng nhà máy công nghiệp với khâu xử lý nước thải và chất thải kém chất lượng,… đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề với môi trường.
    Ảnh hưởng từ việc sản xuất, lượng khí CO2 khổng lồ, rừng bị phá dẫn đến việc ô nhiễm không khí trầm trọng. Đồng thời các hình thái thời tiết cực đoan như xoáy, lốc, hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất liên tục xảy ra. Với môi trường tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, hiện tượng cháy rừng,… dẫn đến các sinh vật dần bị tuyệt chủng.

    Cần có biện pháp xử lý rác thải công nghiệp                        

Biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường

Có lẽ ai trong chúng ta khi đã thấy được sự biến đổi đến mức chóng mặt của khí hậu, chất lượng không khí trong những năm gần đây đều cần có ý thức về việc bảo vệ môi trường. Một số biện pháp dưới đây giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường như:

  • Hạn chế  sử dụng những vật liệu được làm từ nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon để giúp giảm lượng rác ra môi trường tự nhiên vì những chất này rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.
  • Trong sản xuất nông nghiệp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật- đây là những chất hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất.
  • Về công nghiệp: Cần xử lý mạnh tay với những doanh nghiệp không tuân thủ biện pháp về bảo vệ môi trường. Cần có sự đầu tư trong sản xuất hướng tới môi trường như xử lý rác thải, khói công nghiệp,…
  • Không chặt phá rừng, trồng nhiều cây xanh giúp không khí trong lành và hạn chế hiện tượng lũ ống lũ quét.
    ….

Và còn rất nhiều các biện pháp để bạn chung tay bảo vệ môi trường, bạn có thể tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường như giờ Trái Đất, các hội bảo vệ môi trường tái chế rác trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twist,..
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò quan trọng của môi trường. Giờ đây câu hỏi “Tại sao phải bảo vệ môi trường?” đã có lời giải đáp, hy vọng không chỉ bạn mà tất cả mọi người đều ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia chung sức bảo vệ mái nhà này. Đừng quên chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn về thông điệp “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” nhé.

Video liên quan

Chủ Đề