Vì sao phải phòng tránh đuối nước

          8. Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

Thứ hai - 25/01/2021 19:40

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ ..vv. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Ngạt nước khiến nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong.
Nhiều trường hợp bị ngạt nước được sơ cứu kịp thời nhưng không đúng cách còn để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lời nói và sự phát triển của trẻ.


Chủ động phòng chống đuối nước, không chủ quan ngay cả khi biết bơi
Đối với trẻ nhỏ
Để chủ động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Làm cửa chắn và rào chắn quanh nhà nếu nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ…
2. Làm rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước.
3. Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước [hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy…].
4. Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước [lu nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…]
5. Giám sát kỹ trẻ khi đến khu vực có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm.
6. Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.
7. Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức.
8. Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy [tàu, xuồng, thuyền, đò,…].
9. Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối.
Đối với trẻ lớn và người lớn
– Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
– Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
– Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
– Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
Nếu chẳng may thấy có nạn nhân bị đuối nước, chúng ta cần thực hiện các kỹ năng sơ cứu đuối nước càng nhanh càng tốt trong lúc đợi xe cấp cứu đến đưa nạn nhân vào bệnh viện để cứu sống kịp thời.
Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, nếu đuối nước, đặc biệt ở nơi sông ngòi hồ ao, sau khi cấp cứu ban đầu, kể cả thở được dứt khoát phải đưa đến cơ sở y tế vì phù phổi cấp tổn thương nó sẽ xảy ra ngay sau đó khoảng vài giờ.
Nếu đến bệnh viện, chụp phổi sẽ phát hiện ra phù phổi để điều trị kịp thời. Phù phổi tiến triển rất nhanh, như “nước thủy triều dâng”, vì vậy hết sức nguy hiểm, không được chủ quan.

Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em ở các vùng nông thôn. Hàng năm, có không ít câu chuyện thương tâm về tai nạn sông hồ xảy ra, gây nên biết bao sự bàng hoàng trong dư luận. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với bậc phụ huynh và những người có trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh và trang bị kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tử vong vì tai nạn đuối nước ở Việt Nam cao gấp 10 lần so với những quốc gia khác. Trong đó, phần lớn là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do xảy ra tai nạn khi tắm sông, hồ và chơi gần ao hồ, sông suối mà không có sự quản lý của người lớn. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần làm gì để phòng tránh đuối nước?

1. Trang bị kỹ năng bơi lội

Dù cho bạn sống ở thành thị hay nông thôn, miền núi thì tai nạn đuối nước vẫn có thể xảy ra. Do đó, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải được trang bị các kỹ năng bơi lội cũng như cách thoát khỏi đuối nước, nhất là với trẻ em. Đa phần, việc dạy bơi cho trẻ nhỏ đều là tự phát. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho bé đến các trung tâm học bơi chuyên nghiệp để được dạy về: cách khởi động, cách xử lý tình huống khi bị chuột rút, cách xử lý khi bơi vào vùng nước xoáy,….Song, bạn cũng cần tìm hiểu xem thể trạng của bé có thích hợp cho việc tham gia hoạt động bơi lội hay không vì không phải trẻ nhỏ nào cũng có sức khỏe đủ tốt để học bơi.

2. Cảnh báo về nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ

Người lớn cần ý thức và cảnh báo cho trẻ nhỏ nguy cơ bị đuối nước khi tắm ở suối, sông, hồ,....Tốt hơn hết là nên đưa những kỹ năng phòng tránh đuối nước thành một môn học bắt buộc ở trường. Bên cạnh đó, phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ tắm sông hay chơi đùa ở gần khu vực bờ sông để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn và chỉ cho bé đến các hồ bơi được trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ, có nhân viên trông coi.

3. Chấp hành quy định khi tham gia giao thông đường thủy

Khi chúng ta tham gia bất cứ các hoạt động đường thủy nào cũng phải mặc áo phao. Ngoài ra, trên tàu thuyền cũng phải được trang bị đủ số lượng các thiết bị cứu hộ đảm bảo tiêu chuẩn để sử dụng khi có tai nạn xảy ra.

4. Mặc áo phao và tắm gần bờ

Khi tắm sông hay tắm biển, bất cứ người biết bơi hay không cũng phải mặc áo phao và chỉ nên tắm ở gần bờ để đảm bảo an toàn vì tai nạn đuối nước luôn rình rập, đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Khi tắm biển, không nên nằm trên phao thả trôi vì bạn sẽ dễ bị sóng cuốn ra xa rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nên tìm hiểu rõ về vùng biển trước khi tắm để không chọn nhầm nơi nước động, nước xoáy hay xuất hiện dòng chảy xa bờ.

5. Đậy kín bể chứa nước

Với những gia đình có trẻ nhỏ, các bể chứa nước dự trữ phải luôn được đậy kín, đảm bảo trẻ không thể mở ra để tránh trường hợp trẻ bị ngã vào bể, dẫn đến ngạt nước.

6. Vùng lũ lụt cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền

Đối với các đồng bào miền núi hay vùng bị ảnh hưởng của lũ quét, cần phải chấp hành đúng hướng dẫn sơ tán của chính quyền địa phương trước khi lũ xảy ra. Tuyệt đối không được bơi trong dòng nước lũ và trẻ em phải luôn được trông coi cẩn thận.

7. Trang bị kỹ năng cứu người đuối nước

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần được trang bị các kỹ năng cứu hộ, sơ cứu người bị đuối nước. Cụ thể, nếu phát hiện người đang bị đuối nước nhưng bạn lại không biết bơi, phải hết sức bình tĩnh và hô hoán, nhờ đến sự trợ giúp của nhiều người. Đồng thời, tìm những nhánh cây dài cho nạn nhân bám vào để kéo vào bờ. Sau khi đã đưa được nạn nhân lên bờ, ngay lập tức thực hiện các thao tác sơ cứu. Để tìm hiểu rõ hơn cách thực hiện thao tác này như thế nào, mời bạn tham khảo thêm tại bài viết: Các kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập Phương Nam 24h, bạn đã biết cách phòng chống đuối nước ở trẻ em và cả người lớn là gì. Từ đó, quan tâm hơn đến vấn đề trang bị kỹ năng bơi lội, sơ cứu người bị ngạt nước và luôn để mắt đến trẻ khi ở gần sông, hồ, phòng tránh xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Làm sao để tránh bị đuối nước?

8 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè.
Cho trẻ học bơi sớm. ... .
Luôn cho trẻ mang phao cứu sinh khi bơi vùng nước sâu. ... .
Trang bị kỹ năng cấp cứu người đuối nước. ... .
Chọn phương tiện di chuyển qua sông, biển an toàn. ... .
Luôn để trong tầm mắt. ... .
Cho trẻ khởi động trước khi bơi. ... .
Cho trẻ bơi ở hồ nước cạn..

Tại sao lại bị đuối nước?

- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút ...

Tai nạn đuối nước thường xảy ra khi não?

Đuối nước xảy ra chủ yếu vào những tháng học sinh nghỉ hè. Đuối nước có thể gặp bất cứ đối tượng nào, kể cả những người bơi thành thạo cũng có thể bị đuối nước. Nếu không được cấp cứu kịp thời, xử lý đúng cách có thể để lại các tổn thương nặng nề lên tim, phổi, thần kinh, thậm chí gây ngừng tim, ngừng thở và tử vong.

Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ít nhất 4 việc?

Trang bị kỹ năng bơi lội. Dù cho bạn sống ở thành thị hay nông thôn, miền núi thì tai nạn đuối nước vẫn có thể xảy ra. ... .
Cảnh báo về nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ ... .
Chấp hành quy định khi tham gia giao thông đường thủy. ... .
Mặc áo phao và tắm gần bờ ... .
Đậy kín bể chứa nước. ... .
Trang bị kỹ năng cứu người đuối nước..

Chủ Đề