Vì sao phải thường xuyên đổi mới chỉnh đốn đảng

Tiểu luận "Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới"A. MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam , Đảngcủa giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam , nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam . Hơn 75 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạonhân dân ta tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, thống nhất đất nước vàđưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đường lốiđổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một tư tưởng lớn đượchình thành ngay sau khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đườngcách mạng vô sản, nó giữ vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chỉnh đốn và đổi mớiĐảng hiện nay, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượngchính trị lãnh đạo toàn xã hội, tiếp tục dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội. Đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta, là vấnđề then chốt đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công. Để Đảng làm tròn sứ mệnh tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam , Hồ Chí Minhthường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới lại Đảng để Đảngxứng đáng là người lãnh đạo và là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Trướclúc đi xa, trong Di chúc Người căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên làchỉnh đốn lại Đảng, để làm cho mỗi đảng viên, đoàn viên, chi bộ đều ra sức làm trònnhiệm vụ Đảng giao phó, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Tìm hiểu luận điểm: “Đảngphải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới” trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Vận dụngcủa Đảng ta vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay” làm đềtài Tiểu luận của mình.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTìm hiểu luận điểm: “Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới” trong tưtưởng Hồ Chí Minh - Vận dụng của Đảng ta vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảngtrong giai đoạn hiện nay” nhằm để hiểu sâu sắc hơn và làm phong phú thêm tư tưởngHồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn và đổi mới Đảng; đồng thời, nhận thức sâu hơnvề quan điểm, phương hướng hành động của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó,củng cố niềm tin đối với Đảng, góp phần thắng lợi đường lối đổi mới toàn điện đấtnước.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời, sử dụng các phương pháp cụ thể để tiến hànhnghiên cứu đề tài: - Phương pháp lịch sử - logic - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp tư duy biện chứng - Phương pháp đối chiếu so sánhB. NỘI DUNG CHƯƠNG 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM1.1. ĐỔI MỚI, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN, LÀ QUYLUẬT TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG 1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh đổi mới, chỉnh đốn Đảng Để xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng to lớn của giai cấp và dân tộc, một đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”,một đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, Đảng phảithường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới bản thân mình. Chỉnh đốn vàđổi mới Đảng nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩmchất và năng lực trước những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Theo Hồ Chí minh thì “đổi mới” và “chỉnh đốn” là hai vấn đề có mối quan hệgắn bó, biện chứng với nhau. Người cho rằng phải trên cơ sở đổi mới mà chỉnh đốn.Tại Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ VI [01/1949] khi cuộc kháng chiến kiếnquốc của nhân dân ta chuyển sang thời kỳ mới, Người đã dùng thuật ngữ “chỉnh đốnnội bộ Đảng”. Như vậy thuật ngữ “chỉnh đốn Đảng” đã được Đảng ta sử dụng trongcuộc vận động nhằm nâng cao trình độ lý luận đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảngviên, đảm bảo cho Đảng đủ sức lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc trong thời kỳmới. Khi cách mạng chuyển mạnh sang tổng phản công [1952], Hồ Chí Minh đãnói: “chỉnh đốn Đảng là việc chính mà chúng ta phải làm ngay”. Chỉnh đốn Đảng ởđây là nhằm làm cho cán bộ, đảng viên thấm thuần đường lối cách mạng, loại trừ tưtưởng phi vô sản, những biểu hiện bi quan dao động, ỉ lại sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng:“Việc cần làm phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗiđoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàntâm, toàn ý phục vụ nhân dân” [10,503]. Như vậy đổi mới và chỉnh đốn là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Đổimới Đảng là phải xóa bỏ cái lạc hậu, lỗi thời hay sai trái để tạo ra những cái mới,đúng đắn hơn, tiến bộ. Còn chỉnh đốn Đảng là sắp xếp lại những cái đúng vốn cótrước kia đến nay vẫn còn giá trị đúng đắn nhưng đã bị làm sai lệch. Xây dựng Đảngphải tiến hành trên cả hai mặt trận đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Hai mặt này quan hệchặt chẽ với nhau, chỉnh đốn là tiền đề cho đổi mới, đổi mới để đem lại cho Đảng mộtchất lượng mới, một tầm cao mới; chỉnh đốn để tồn tại, đổi mới để phát triển. 1.1.2. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng là vấn đề sống còn của Đảng Chỉnh đốn và đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vữngmạnh. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh luôn chú trọng gắn việc xây dựng đường lốichiến lược, sách lược cho cách mạng Việt nam với việc chăm lo xây dựng, chỉnh đốnĐảng. Người coi việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế,nhất thời mà là nhiệm vụ chiến lược tất yếu và là công việc thường xuyên của Đảng.Bởi vì công cuộc đổi mới càng được đẩy mạnh, nhiều vấn đề mới lại được đặt ra,càng đòi hỏi Đảng phải vượt lên phía trước để không rơi vào tình trạng thoái trào; hơnnữa, để kịp thời ngăn chặn những thoái hóa, biến chất đã và đang xảy ra trong một bộphận cán bộ, đảng viên. Đảng phải thường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổimới bản thân mình, để làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng làmột đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn của giai cấp và dân tộc, một Đảng“vừa đạo đức, vừa văn minh”. Để làm được điều đó, Người căn dặn cán bộ, đảng viênphải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình giống như việc “rửa mặthàng ngày”. Trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi Đảng phải thườngxuyên đổi mới và chỉnh đốn lại mình. Tùy từng giai đoạn lịch sử mà Đảng cần phảiđổi mới, chỉnh đốn cho phù hợp với tầm cao của nhiệm vụ cách mạng mới. Đổi mới,chỉnh đốn Đảng, theo Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài, không chỉ khi cách mạnggặp khó khăn, hay khi cách mạng trên đà thắng lợi mà cho đến khi Đảng Cộng sản trởthành Đảng cầm quyền. Nhìn một cách tổng quát, tự đổi mới, tự chỉnh đốn đã trở thành quy luật tồn tạivà phát triển của Đảng. Thực tiễn đổi mới của đất nước ta đã chứng minh Đảng Cộngsản Việt Nam đã vận dụng và phát triển theo quy luật thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn và quy luật này cũng quy định sự vận động và phát triển của Đảng ta mãivề sau. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng là đòi hỏi khách quan trong xây dựng Đảng, kể cảtrong điều kiện Đảng đã trở thành đảng cầm quyền. 1.2. ĐẢNG PHẢI THƯỜNG XUYÊN TỰ CHỈNH ĐỐN ĐỂ NÂNG CAO SỨCCHIẾN ĐẤU VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 1.2.1. Giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủnghĩa cá nhân 1.2.1.1. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin Theo Hồ Chí Minh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chính vìvậy mà Người nói: Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làmcốt”. Người xem việc học tập, nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin là một nhiệm vụhết sức quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã ra sức truyền báchủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin được Hồ Chí Minh khẳng địnhlà một học thuyết cách mạng và khoa học, nó chỉ ra thế giới quan và phương phápluận, là kim chỉ nam đúng dắn cho giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ khácđứng lên làm cách mạng, cải tạo thế giới và giải phóng giai cấp mình ra khỏi áp bức,bóc lột, hướng tới sự phát triển toàn diện của con người. 1.2.1.2. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, từng đảng viên làchiến sĩ cách mạng tiên phong của Đảng. Toàn bộ sức mạnh của Đảng, năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo thành từ những người đảng viên, đềuphụ thuộc vào số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt,chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [11,204]. Do vậy, Người thường xuyên quantâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên về mọi mặt. Theo Hồ Chí Minh, chăm lo giáo dục phẩm chất chính trị, nâng cao kiến thứcvà năng lực cho đội ngũ đảng viên, cán bộ đảng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyêncủa các tổ chức đảng, đó là biện pháp chủ động, tích cực nhằm đảm bảo tư cách Đảngviên, bảo đảm cho mỗi Đảng viên là những chiến sĩ cộng sản có lý tưởng cách mạng,giữ vững vai trò tiên phong, gương mẫu trong nhận thức và hành động. Vì vậy, theo Người, để làm cho tất cả đảng viên xứng đáng là những chiến sĩcách mạng thì cần phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện đảng viên cả phẩm chất vànăng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Giáo dục, rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”. TrongDi chúc, chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cầnkiệm liêm chính, chí công vô tư” [1,24]. 1.2.1.3. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệpvụ cho cán bộ, đảng viên “Nhân tài kiến quốc” là một vấn đề có tầm chiến lược liên quan đến sự hưngthịnh hay suy vong của một đất nước. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến những bậctài đức, những người hiền năng. Người yêu cầu: “Các địa phương phải lập tức điều tranơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải bào cáongay cho Chính phủ biết” [5,192]. Sau khi tìm được những người tài đức thì giao côngviệc thích hợp cho họ và trong quá trình làm việc phải không ngừng nâng cao trình độchính trị, học vấn, chuyên môn và nghiệp vụ để họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề dạy dỗ cán bộ, Người yêu cầu cán bộ,đảng viên phải thường xuyên học hỏi để biết việc làm. Người cho rằng: cách mạng làmột nghề, nghề nào cũng phải học, cán bộ phải vững về chính trị, giỏi về chuyênmôn, vừa hồng vừa chuyên, phải hồng thắm chuyên sâu. Đối với cấp lãnh đạo và cáccơ quan tổ chức thì cần phải lựa chọn và sử dụng cán bộ cho đúng. Người đòi hỏi thếhệ cha anh phải sống mẫu mực, nêu gương, phải giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành thếhệ cách mạng cho đời sau. Người cho rằng muốn giáo dục người ta làm cách mạngphải cách mạng bản thân mình trước đã. 1.2.2. Đổi mới công tác cán bộ 1.2.2.1. Mục tiêu của công tác cán bộ Vấn đề công tác cán bộ là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựngĐảng, là công việc thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Vìvậy mục tiêu của công tác cán bộ là để tránh tình trạng bè phái cục bộ, địa phương; sửdụng cán bộ phù hợp với khả năng, vị trí làm việc, sở trường của từng người và cũng đểrèn luyện, thử thách cán bộ. Từ đó mới có hiệu quả cao trong việc sử dụng cán bộ. 1.2.2.2. Thực hiện những chủ trương và biện pháp đổi mới công tác cán bộ Hồ Chí Minh coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành cônghay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Thắng lợi và sự vững mạnh của cách mạng,trước hết là do đường lối chính trị đúng đắn; cán bộ có năng lực tổ chức thực hiệngiỏi. Với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng cộng sản phải biết cách tổ chức để tăngcường đoàn kết toàn dân, phát huy tính năng động, sáng tạo và tinh thần làm chủ củamọi tầng lớp nhân dân, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài nhằm huyđộng được sức mạng toàn dân vào sự nghiệp kiến thiết đất nước. Vì thế đổi mới côngtác cán bộ là hết sức cần thiết. Người nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ là: Thứ nhất, hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Muốn hiểu và đánh giá đúng cán bộphải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực,hoàn toàn công minh, khách quan. Thứ hai, khi sử dụng cán bộ, tức là đặt đúng người đúng việc, tùy tài mà dùngngười. Cần phải vì việc mà đặt người chứ không phải vì người mà định việc. Thứ ba, giải quyết quan hệ giữa cán bộ trẻ và cán bộ già. Cán bộ trẻ và cán bộgià phải đoàn kết bổ sung, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Thứ tư, phải chống bệnh địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầuóc phe phái, họ hàng. Thứ năm, phải “chiêu hiền đãi sĩ”, cầu người hiền tài, cân nhắc cán bộ. Thứ sáu, xây dựng, chỉnh đốn hệ thống nhà trường đào tạo cán bộ.Hồ Chí Minh đã khẳng định: công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém. Vì vậy, Đảng phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích chocông việc chung của chúng ta. Vì vậy, phải xây dựng chỉnh đốn hệ thống nhà trườngđể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 1.2.3. Xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng Cơ sở đảng là nơi truyền đạt, tổ chức triển khai đến từng người dân tất cả cácnghị quyết, chỉ thị của cấp trên từ trung ương xuống tận cơ sở, xuống các cấp chínhquyền, các ban ngành, đoàn thể. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đảng phải gắn bó, liên hệ chặt chẽ với quần chúng; ởđâu có quần chúng ở đó cần có sự lãnh đạo của Đảng, cho nên tổ chức Đảng phảiđược thành lập, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Người nói: “Ở mỗi xưởng máy,hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, nông thôn, đại đội có 3 đảng viêntrở lên thì lập một chi bộ” [7,242]. Tổ chức cơ sở đảng được thành lập ứng với cấphành chính Nhà nước ở cơ sở và ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp hoặc đơn vị cơ sở trongcông an nhân dân và quân đội, tổ chức kinh tế. Xét trong hệ thống tổ chức của Đảng,thì tổ chức cơ sở Đảng là “nền tảng”, là “gốc rể” của Đảng. Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng” [7,242] và “chi bộ là nền tảng của Đảng”…[7,467]. Một cây không thể thiếu gốc rễ, một ngôi nhà không thể thiếu nền móng.

Video liên quan

Chủ Đề