Bệnh giấu dốt là gì

Khi bạn giả vờ như bạn biết tất cả mọi thứ, bạn đang bỏ qua cơ hội để học hỏi. Người đối diện sẽ nghĩ rằng bạn biết rồi, không phải nói thêm nữa và nghiễm nhiên, bạn lại một lần bỏ nhỡ cơ hội để mở mang kiến thức.

Dù bạn là nhân viên hay giữ vị trí quản lý, công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau đôi khi khiến bạn không thể "thông thạo" mọi thứ. Nhiều người tìm cách "giấu dốt", cố tỏ ra hiểu biết vì sợ người khác chê cười nhưng rốt cuộc, họ lại mắc phải những sai lầm đáng tiếc hơn.

- Mất cơ hội

Khi bạn giả vờ như bạn biết tất cả mọi thứ, bạn đang bỏ qua cơ hội để học hỏi. Người đối diện sẽ nghĩ rằng bạn biết rồi, không phải nói thêm nữa và nghiễm nhiên, bạn lại một lần bỏ nhỡ cơ hội để mở mang kiến thức. Có thể bạn giữ vai trò quản lý, vượt trội hơn so với nhân viên nhưng nếu cứ cố tỏ ra "biết tuốt" thì chỉ khiến bạn ngày càng tụt hậu mà thôi. Với vị trí nhân viên, nhiều người lo lắng nếu nói mình không biết sẽ bị sếp la mắng. Nhưng thực tế, sếp rất ít khi mắng mỏ nặng lời với những nhân viên dám nhìn nhận hạn chế của bản thân, thậm chí họ còn nhiệt tình chỉ bảo cho bạn từng li từng tí.

Khi bạn giả vờ như bạn biết tất cả mọi thứ, bạn đang bỏ qua cơ hội để học hỏi - [Ảnh mimh họa]

Không ai hoàn hảo cả và cũng chẳng ai biết hết mọi thứ, bởi như người ta vẫn thường nói "kiến thức như rừng xanh còn mình chỉ như con chim chiền chiện". Nếu bạn công nhận mình chưa biết, chỉ một lần này thôi, bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng tương tự khi gặp vấn đề này trong những lần sau nữa. Có người đã đúc kết rằng "thà dốt một phút còn hơn ngu cả đời" cũng là từ đó. Thậm chí, bạn có thể tư vấn cho người khác khi bạn đã hiểu rõ lĩnh vực này. Vì vậy, dù là sếp, bạn cũng nên khiêm tốn, học hỏi những kiến thức mình chưa có.

- Mất lòng tin

Nếu cứ cố gắng che giấu sự thiếu hiểu biết hoặc lỗi lầm do mình gây ra, dần dần, bạn sẽ đánh mất lòng tin từ mọi người. Trong khi đó, lòng tin lại là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo lập các mối quan hệ, giải quyết mọi công việc một cách hiệu quả. Niềm tin là nền tảng tạo uy tín cho bạn cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng của bạn đến mọi người xung quanh. Vì thế, khi bạn cứ giả vờ hiểu biết, vẽ vời trên chuyên môn của người khác thì chẳng khác nào "múa rìu qua mắt thợ". Những yếu kém, thiếu sót của bạn sẽ nhanh chóng bị lộ tẩy và thử hỏi, mấy ai còn tin tưởng vào một đồng nghiệp như thế.

Ở vị trí nhân viên hay quản lý, bạn cũng nên thừa nhận những hạn chế, sai lầm của mình - [Ảnh minh họa]

Hơn nữa, nếu cứ giả vờ tỏ ra hiểu biết, rất có thể bạn sẽ mắc sai lầm trong công việc vì sự thiếu hiểu biết của mình. Khi đó, mọi điều che dấu giống như "cái kim trong bọc lâu ngày cùng thòi ra", uy tín của bạn giảm sút nghiêm trọng.

Bởi vậy, dù ở vị trí nhân viên hay quản lý, bạn cũng nên thừa nhận những hạn chế, sai lầm của mình. Bạn sẽ thấy ở những người khác thái độ thân thiện, tôn trọng dành cho bạn và khi cần, người ta đều sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kiến thức với bạn.

Đừng nghĩ rằng nếu thừa nhận mình không biết nhiều về vấn đề nào đó, người ta sẽ coi thường, nhất là khi bạn ở vị trí quản lý. Bạn nên nhìn vào hiệu quả công việc cuối cùng để đánh giá chứ đừng vì một chút sĩ diện ngay tức thời.

Hải Như

Theo Women24/Bưu Điện Việt Nam

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: ĐỌC VĂN BẢN SAU RỒI THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI CÁCH VƯỢT QUA BỆNH GIẤU DỐT Đây là câu chuyện của bạn khi còn học phổ thông. Thầy giáo đang giảng bài với những công thức cực kì phức tạp và rối răm; cuối bài , thầy hỏi ‘ cả lớp hiểu chưa’, mọi người đồng thanh ‘ rồi ạ!’, và có bạn bắt đầu chột dạ. Có gì bất ổn, sao nhỉ mình chỉ là chưa hiểu. Một cơ hội nữa cho bạn, mà thành ra là thách thức bạn. ‘Có em chưa hiểu bài không, giơ tay lên thầy giảng lại’. Bạn ngẩn người, và quyết định……ngồi im. Không ít người đã trải qua tình huống đó thời đi học. Điều gì khiến bạn ko đủ can đảm giơ tay lên lúc đó. Đó là sự giấu dốt! Ta thường tránh đụng tới những thứ mà ta không biết. Và nếu phải đối diện với những điều đó, ngay lập tức ta đưa mình về thế bị động, bối rối, thậm chí là sợ hãi. Làm gì để vượt qua căn bệnh giấu dốt này? CÂU 1: PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH CỦA VĂN BẢN TRÊN LÀ GÌ? CÂU 2: ĐOẠN TRÍCH SAU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI NÀO? ” THẦY GIÁO NGỒI IM ……………………………….NGỒI IM” CÂU 3: THEO EM HIỂU BỆNH GIẤU DỐT LÀ GÌ?

CÂU 4: EM ĐÃ LẦN NÀO MẮC PHẢI CĂN BỆNH GIẤU DỐT NÀY CHƯA? CÓ NÊN CHỮA BỆNH KHỎI KHÔNG? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

PHẦN ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

CÁCH VƯỢT QUA BỆNH GIẤU DỐT

Đây là câu chuyện của bạn khi còn học phổ thông. Thầy giáo đang giảng đề bài với những công thức cực kì phức tạp và rối rắm; cuối bài, thầy hỏi “cả lớp hiểu chưa?”, mọi người đồng thanh “rồi ạ!”, và bạn bắt đầu chột dạ. Có gì đó bất ổn, sao chỉ mình là chưa hiểu. Một cơ hội nữa cho bạn, mà thật ra là thách thức bạn. ”CÓ em nào chưa hiểu bài không, giơ tay lên thầy giảng lại”. Bạn ngần ngừ, và quyết định… ngồi im.

Không ít người đã trải qua tình huống đó thời đi học. Điều gì khiến bạn không đủ can đảm giơ tay lên lúc đó. Đó là sự giấu dốt!

Ta thường tránh đụng tới những thứ mà ta không biết. Và nếu phải đối diện với những điêu đó, ngay lập tức ta đưa mình về thế bị động, bối rối, thậm chí là sợ hãi. Làm gì để vượt qua căn bệnh giấu dốt này?

[Trích Kỹ năng sống, nghệ thuật sống]

Câu 1. [0.5 điểm] Văn bản trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. [0.5 điểm] Liên quan đến phương châm hội thoại nào trong đoạn trích sau:

“Thầy giáo đang giảng bài với những công thức cực kì phức tạp và rối rắm; cuối bài, thầy hỏi “cả lớp hiểu chưa?’’, mọi người đồng thanh “rồi ạ!’’, và bạn bắt đầu chột dạ. Có gì đó bất ổn, sao chỉ mình là chưa hiểu. Một cơ hội nữa cho bạn, mà thật ra là thách thức bạn. “Có em nào chưa hiểu bài không, giơ tay lên thầy giảng lại”. Bạn ngần ngừ, và quyết định… ngồi im.”

Câu 3. [1.0 điểm] Theo em hiểu bệnh giấu dốt là gì?

Câu 4. [1.0 điểm] Em đã lần nào mắc phải căn bệnh giấu dốt này chưa? Có nên chữa khỏi bệnh không?

II. TẬP LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm] Em hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bàn về căn bệnh giấu dốt

Câu 2. [5.0 diêm] Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dân đường đến xứ sở của cái đẹp. Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐẺ 75

PhẩnCâuNội dungĐiểm
I.ĐỌCHIỀU1Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận0.5
2Liên quan đến phương châm hội thoại: Phương châm về chất: nói dối0.5
3Bệnh giấu dốt: Là sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình.1.0
4HS tự trả lời theo quan điểm chủ quan1.0
II.TẬPLẨMVĂN1Em hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bàn về căn bệnh giấu dốt.2.0
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.• Có thể viết bài văn theo định hướng sau:‘‘Bất kì một kẻ ngốc nào cũng có che đậy và hầu hết mọi kẻ ngóc đều làm thế” [Đắc nhân tâm]. Quả thế, khuyết điểm không ngoại trừ bất ki ai, không ai có thể mạnh dạn tuyên xưng: tôi là người hoàn hảo! Giấu dốt – một hiện tượng ngày nay đã và đang phổ biến ở đại đa số học sinh, thể hiện qua sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình. Khuyết điểm, kém cỏi hầu hết phát sinh từ ý thức và khả năng vươn lên của mỗi con người và “giấu dốt” có thể khiến chúng ta ngày càng lún sâu trong cái vỏ của sự uyên bác giả tạo. Những hành vi giấu dốt do chính chúng ta tạo nên, nếu đối mặt với thực tại mà xua tay cho qua, nghĩ rằng sẽ không ai biết đến, ta sẽ tiếp tục sống dưới ngôi nhà học thức giả. Nếu chẳng may có ai đó biết được, chỉ rõ mà ta chống chế, phủ nhận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không nhưng ta không vươn lên được mà đem đến hậu quả khôn lường, càng khiến cho tri thức càng hạn hẹp, uy tín bị suy thoái, mất niềm tin nơi1.0
mọi người. Hắn ai cũng biết đến anh chàng tự kiêu – giấu dốt trong “Tam đại con gà”, anh đã đem đến cho chúng ta những tràng cười thư giãn mà hơn hết đó là bài học cho những kẻ giấu dốt và là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta tránh tình trạng che đậy sự kém cỏi, khuyết điểm của mình, bởi “che dấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng lên nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp0.25
2Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua một tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài: Triển khai được vấn đề.Kết bài: Khái quát được vấn đề.0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận0.25
c. Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:Mở bài:Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.Trích dẫn nhận định.Giới hạn vấn đề: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế.Thân bài:b1] Giải thích ngắn gọn:Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của-mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người – Xứ sở của cái đẹp:+ Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấu mà nhà văn mang tới cho người đọc. [Cái đẹp của nội dung tác phẩm]+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động. Cái đẹp về nội dung và nghệ4.0
thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mỹ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.b2] Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành LongCái đẹp về nội dungTác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây Bắc rộng lớn, thơ mộng:Vẻ đẹp của những con người nơi đây: cống hiến, thầm lặng:Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên [trọng tâm]: trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.Cái đẹp về nghệ thuật của truyện:Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề: [Giải thích ý nghĩa nhan đề].Cốt truyện: đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của một nhân vậtNhân vật không được đặt tên [ý nghĩa], nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ => Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn – người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp.Kết bài: Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp0.25
TÔNG ĐIỂM10

Tags: đề thi vào lớp 10lớp 9ôn thi vào cấp 3

Video liên quan

Chủ Đề