Vì sao quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan một cách nhanh chóng

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

BP - Mờ sáng 1-9-1939, Hitler ra lệnh tấn công xâm lược Ba Lan. Chiến dịch quân sự này đã mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đầy khốc liệt và gây tổn thất lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Để thực hiện chiến dịch này, Đức huy động 1,5 triệu lính cùng 2.750 xe tăng, 2.315 máy bay và 9.000 khẩu pháo. Ba Lan có trên 950.000 lính, 210 xe tăng, 400 máy bay và 4.300 khẩu pháo.

Theo lệnh của Hitler, quân Đức từ các hướng nhằm thẳng thủ đô Warsaw. Đồng thời, kích động công dân Đức sống ở Ba Lan phá hoại hạ tầng cơ sở, gây hoảng loạn cho dân chúng. Về phía Ba Lan, trước năm 1939, họ đã nhận ra mối đe dọa từ Đức nhưng không nắm được kế hoạch nên chỉ bố trí ít quân phòng thủ ở biên giới mà chủ yếu cầu cứu sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Tuy nhiên, sau hội nghị Munich, Ba Lan đã bị đồng minh bán đứng nên nước này buộc phải ra lệnh tổng động viên. Sau khi máy bay, xe tăng Đức vượt qua biên giới, quân Ba Lan chống trả yếu ớt và lui dần vào nội địa. Học thuyết chiến tranh của Ba Lan là sử dụng chiến hào, tấn công bằng bộ binh như thời thế chiến thứ nhất. Còn quân Đức lại triển khai học thuyết “Chiến tranh chớp nhoáng” với sức mạnh vượt trội về không quân, pháo binh và đột kích bằng các sư đoàn xe tăng, còn bộ binh là lực lượng sau cùng nên việc lập phòng tuyến bằng chiến hào của Ba Lan liên tục bị thất bại. Sau 5 ngày chiến tranh, Đức đã đánh bại 2 sư đoàn, 1 lữ đoàn kỵ binh. Mấy ngày sau đó, Anh - Pháp tuyên chiến với Đức nhưng vẫn án binh bất động để chờ một thỏa hiệp mới.

Ngày 14-9, quân Đức đã tiến sâu vào đất Ba Lan. Quân Ba Lan lui về bảo vệ thủ đô Warsaw. Không quân Đức làm chủ hoàn toàn bầu trời Ba Lan sau khi phá hủy gần 300 máy bay của nước này. Tại trận Bzura, 225.000 quân Ba Lan đã bị Đức đánh bại trong 10 ngày chiến đấu. Ngày 28-9, xe tăng và bộ binh Đức bắt đầu tiến vào thủ đô Warsaw. Chính phủ Ba Lan bỏ thủ đô và lệnh cho quân đội rút phía Đông Nam, phía sau các con sông Vistla và San. Ngày 6-10, Đức hoàn thành cuộc xâm lược Ba Lan. Chính phủ Ba Lan chạy sang Anh lập chính phủ lưu vong. Trong nước, nhân dân Ba Lan bắt đầu hình thành các tổ chức chiến tranh du kích chống lại quân Đức. Nhưng hầu hết các cuộc khởi nghĩa này đều bị phát xít Đức dìm trong biển máu cho đến khi được Hồng quân Liên Xô tiến vào trợ giúp giải phóng đất nước.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, cuộc xâm lược của Đức vào Ba Lan đã làm cho thế giới phải bàng hoàng trước chiến thắng chóng vánh của Đức. Chiến thắng này cũng giúp Đức dễ dàng tấn công vào các nước khác và đánh khụy nước Pháp sau đó không lâu. Đặc biệt, Đức đã xây dựng và vận dụng thành công học thuyết quân sự “Chiến tranh chớp nhoáng”. 

T.P

                           [Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử]

Trùm phát xít Hitler đã đề ra nhiều kế hoạch lớn, trong đó có việc bành trướng về phía đông, cụ thể là Ba Lan và Liên Xô.

Trước tình thế này, Ba Lan chủ trương liên minh với Pháp để chống lại Đức, thế nhưng Pháp lại tỏ ra thờ ơ.

Đây là lí do khiến Thủ tướng Ba Lan Jozef Pilsudski quyết định đàm phán với Đức, và ngày 26/1/1934, hai nước ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau; Ba Lan trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập liên minh với nhà nước Đức Quốc xã. Bản Hiệp ước được coi là đã góp phần mở đường cho những bước đi tiếp theo của Hitler.

Quân Đức tấn công thủ đô Warsaw, Ba Lan năm 1939. Ảnh: Wikipedia

Năm 1938, sau khi ký với Anh-Pháp Hiệp ước Munich, Đức đem quân chiếm đóng Tiệp Khắc. Ngay sau đó, Ba Lan cũng đem quân vào vùng Teschen của Tiệp Khắc, vùng lãnh thổ mà họ đã có tranh chấp với Tiệp Khắc năm 1919. Đây là vùng lãnh thổ rộng gần 1.700km2 với 228.000 dân, trong đó có 133.000 người Séc.

Tuy nhiên sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi, nhất là khi sức mạnh quân sự của Đức ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường biên giới mới với Ba Lan nhằm đưa vùng Đông Phổ trở lại với nước Đức.

Vùng này vốn bị tách rời khỏi nước Đức bởi “Hành lang Ba Lan”, còn gọi là “Hành lang Danzig”-cung cấp cho Ba Lan lối ra biển Baltic, do đó chia phần lớn Đức khỏi Đông Phổ. Đức còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Đây vốn là vùng đất của đế quốc Đức, nhưng do Đức thua trận trong Thế chiến I nên chuyển sang thuộc quyền quản lý của Hội Quốc Liên. Từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.

Đức liên tục đưa ra cho Ba Lan nhiều yêu sách về vùng Danzig trong đó có việc xây dựng một tuyến đường sắt nối Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức, chạy ngang qua hành lang Ba Lan. Ba Lan từ chối các yêu sách này vì không tin tưởng vào Đức, cũng như lo sợ sẽ chịu chung số phận với Tiệp Khắc.

Mặt khác, Ba Lan biết rằng không thể đơn phương chống lại Đức nên đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Còn Anh-Pháp vào thời điểm đó vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách thoả thiệp với Đức nhằm tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

Nhưng trước sức ép chính trị dữ dội cộng với những lo sợ trước sự bành trướng của Đức nên hai nước này đã quyết định cô lập Đức, bằng cách tạo ra một khối liên minh với Ba Lan, Latvia, Litva, Estonia, Romania, đồng thời  tuyên bố về sự đảm bảo của cả Anh và Pháp đối với nền độc lập Ba Lan.

Hành động này của Anh-Pháp khiến Hitler vô cùng giận dữ, và mối quan hệ thân thiện giữa Đức và Ba Lan chính thức kết thúc vào ngày 28/4/1939 khi Đức tuyên bố xoá bỏ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934.

Ngày 10/5/1939, Hiệp định tương trợ Pháp-Ba Lan được ký kết. Sau đó, ngày 25/8, Hiệp định tương trợ lẫn nhau giữa Anh và Ba Lan ra đời. Trong khi đó, cuộc đàm phán của Anh-Pháp với Liên Xô nhằm đối phó với Đức bị trì hoãn và kéo dài mà không thu được kết quả do sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các bên, đặc biệt là thái độ lừng chừng của Anh.

Trong tình hình đó, Đức rốt ráo tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Liên Xô. Kết quả, Hiệp ước không xâm phạm Xô-Đức được ký kết ngày 23/8 tại Moscow, trong đó Liên Xô chấp nhận vai trò trung lập trong cuộc xung đột Đức-Ba Lan. Đổi lại, Liên Xô được thu hồi vùng Tây Belarus, Tây Ukraina bị Ba Lan chiếm năm 1921 và được quyền có ảnh hưởng đối với Phần Lan, Estonia, Litva, Latvia, Bessarabia.

Ngày 29/8, Đức trao cho Ba Lan tối hậu thư với yêu sách đòi Danzig trở lại và xoá bỏ "Hành lang Ba Lan". Chính phủ Ba Lan thẳng thừng từ chối. Ngày 30/8, hải quân Ba Lan tiến hành chiến dịch Peking, di tản hạm đội của mình đến Anh để tránh bị hải quân Đức bao vây phong tỏa.

Cùng ngày, Ba Lan ra lệnh tổng động viên quân đội. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp vốn vẫn hy vọng vào một giải pháp ngoại giao, đã phải thu hồi lệnh trên mà không biết rằng Đức đã hoàn thành tổng động viên và tập trung quân để đánh vào Ba Lan.

Đêm 31/8/1939, một đơn vị quân Đức mặc sắc phục Ba Lan tấn công vào trạm phát thanh tại thành phố biên giới Gleiwitz thuộc Thượng Silesia rồi dùng tiếng Ba Lan loan báo "Thời điểm thanh toán người Đức đã đến". Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công, đã ra lệnh tấn công Ba Lan vào rạng sáng hôm sau, 1/9/1939.

Nguyên Phong

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu số phận bi đát của các tư lệnh phương diện quân [PDQ] Liên Xô đầu tiên trong Thế chiến Hai.

Ngày 20/11/1945, Tòa án quốc tế Nurnberg bắt đầu xét xử 25 tên trùm phát xít Đức vì tội ác chống lại loài người trong Thế chiến thứ Hai.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề