Chức năng của địa chỉ ip là gì

IP là từ viết tắt của Internet Protocol, được dịch là giao thức của Internet. Các thiết bị phần cứng trong kết nối mạng bắt buộc phải có địa chỉ IP thì mới giao tiếp được với nhau. Hay nói đơn giản, địa chỉ IP được ví như địa chỉ nhà của doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng Internet. 

Tổ chức IANA [Tổ chức cấp phát số hiệu Internet] có trách nhiệm quản lý và tạo ra địa chỉ IP. Sau đó, IANA phân chia nhỏ và chia thành khối cho các quốc gia. Đây là cấp độ quản lý địa chỉ IP toàn cầu.

Tiếp đến, các dải IP được chia nhỏ hơn cho nhà cung cấp dịch vụ internet, công ty.

>>Xem thêm : IP khác Class C là gì? Cấu trúc của IPv4

Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP là gì?

Ưu điểm của IP là kết nối thông tin, giúp người dùng dễ dàng truy cập mạng lưới Internet. Bên cạnh đó, địa chỉ IP còn hỗ trợ việc quản lý hệ thống mạng, bởi mỗi máy tính sẽ được cấp một IP riêng biệt.

Còn nhược điểm của IP là dễ bị khai thác thông tin cá nhân từ hoạt động xâm nhập của hacker. Hơn nữa, tất cả các hoạt động truy cập Internet của người dùng đều bị lưu lại thông tin IP. Điều này càng tạo thuận lợi cho các đối tượng xấu tiến hành các hành động trái phép.

Cấu tạo của địa chỉ IP là gì?

IP có cấu tạo bởi 5 lớp [class], bao gồm: 

Lớp A

Lớp A có các IP oc-tet đầu tiên với giá trị từ 1 – 126 [địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0]. Đây là lớp đặc biệt dành cho các tổ chức lớn trên thế giới. 

Lớp B

Lớp B có các IP oc-tet đầu tiên với giá trị từ 128 – 191 [địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0]. Đây là lớp dành riêng cho những tổ chức được xếp loại trung trên thế giới.

Lớp C

Lớp C có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 192 – 223 [địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0]. Lớp C dùng cho các tổ chức có quy mô nhỏ, bao gồm cả máy tính cá nhân. 

Lớp D

Lớp D có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 224 – 239 [địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255]. Đồng thời, 4 bit đầu của lớp này luôn là 1110. Lớp D đặc biệt dành cho các tổ chức phát thông tin [multicast/broadcast].

Lớp E

Lớp E có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 240-255 [địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255]. Bên cạnh đó, 4 bit đầu tiên của lớp E luôn là 1111. Lớp này đặc biệt được dành riêng cho công tác nghiên cứu.

Ngoài ra, địa chỉ IP còn có lớp Loopback với địa chỉ là 127.x.x.x. Nó được dùng để kiểm tra vòng lặp quy hồi.

>>Xem thêm : Tìm Hiểu Về IP WAN: Định Nghĩa, Cách Xem, Sự Khác Nhau Lan Và Wan

Phân loại IP 

Hiện nay, có 4 loại IP phổ biến và mỗi loại có thể là địa chỉ IPv4 hoặc IPv6. 

IP Private 

IP này được dùng để hỗ trợ nhiều máy tính trong cùng một hệ thống có thể kết nối với nhau. Địa chỉ IP Private được thiết lập theo phương pháp thủ công hoặc có khi nó do router tự động thiết lập.

IP Public

Đúng như tên gọi, đây là một địa chỉ IP cộng đồng. Nó được dùng trong mạng doanh nghiệp hoặc gia đình để kết nối với Internet.

IP tĩnh là gì?

IP này là địa chỉ được cấu hình thủ công cho các thiết bị kết nối mạng. Nó được gọi là IP tĩnh do tính chất cố định và không thể thay đổi. Các thiết bị phải được cấu hình đúng với router để chúng có thể giao tiếp. Điều này cũng là nhược điểm của IP tĩnh. Vì vậy, một số người dùng đã thực hiện chuyển IP từ tĩnh sang động.

Cách đổi IP tĩnh sang động:

- Bước 1: Bạn click chuột phải vào biểu tượng Network, chọn Properties. Hoặc bạn click phải chuột vào biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới màn hình, và chọn Open Network and Sharing Center.

- Bước 2: Chọn mục Change adapter setting.

- Bước 3: Chọn tiếp Wireless network connection, sau đó chọn Properties.

- Bước 4: Chọn Local area connection để đổi địa chỉ IP.

- Bước 5: Click chuột 2 lần vào Internet protocol version 4.

- Bước 6: Click chọn Obtain an IP address automatically. Lúc này, IP đã được chuyển từ chế độ tĩnh sang động.

- Bước 7: Nhấn chọn OK 2 lần để hoàn tất. 

IP tĩnh dùng để làm gì?

IP tĩnh là địa chỉ cố định dành riêng cho một hoặc một nhóm người dùng Internet. Thông thường IP tĩnh sẽ được cấp cho một máy chủ sử dụng với một mục đích riêng biệt, ví dụ máy chủ mail, máy chủ web…, nhằm giúp người dùng không bị gián đoạn trong quá trình truy cập.

IP động 

Đây là địa chỉ IP được gán tự động cho mỗi kết nối hay node của mạng. IP động sẽ do máy chủ DHCP tùy chỉnh.

Ưu điểm của IP động là tính linh hoạt cao, dễ cài đặt và quản lý. Bên cạnh đó, nó cũng không giới hạn số lượng thiết bị kết nối. Bởi các thiết bị này không cần ngắt kết nối để giải phóng IP khi có thiết bị mới truy cập.

Vì những lợi thế vượt trội trên mà IP động được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, IP động vẫn tồn tại nhược điểm là sẽ xảy ra xung đột IP trong cùng hệ thống mạng, do địa chỉ được tự động thay đổi định kỳ.

Set IP tĩnh win 10

Cách cài đặt IP tĩnh Win 10 được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn click phải chuột vào biểu tượng mạng Internet và chọn Open Network & Internet settings. Tiếp đến, nhấn chuột phải thêm lần nữa rồi Properties.
  • Bước 2: Trong cửa sổ mới xuất hiện, bạn click chọn Internet Protocol Vesion 4[TCP/IPv4], kế đến chọn Properties.
  • Bước 3: Bạn nhập các thông tin và chọn OK để hoàn tất.
  • Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nơi có hosting giá rẻ và luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua host ở đâu tốt . Chỉ từ 40.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây [cloud hosting],gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

    Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 40.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

    Trên đây là những kiến thức về IP là gì và cách cài đặt IP tĩnh cho Win10. Hosting Việt hi vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp bạn dễ dàng khắc phục các vấn đề về IP. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

IP là gì? Địa chỉ IP là gì và có công dụng, dùng để làm gì? IP tĩnh và IP động là gì? Sự khác biệt của 2 loại IP này? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về IP qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Western Union là gì - OTP là gì - Keylogger là gì

IP là viết của một từ trong tiếng Anh là Internet Protocol. Đây là một giao thức Internet. Đây là một bộ giao thức trong mạng máy tính. Công dụng của Internet Protocol là một giao thức hướng dữ liệu và được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính.

Địa chỉ IP hay trong tiếng Anh gọi là IP address hay viết đầy đủ là Internet Protocol address. Đây là 1 địa chỉ được dùng trên mạng máy tính và mạng Internet đảm bảo không 1 địa chỉ nào giống nhau vào 1 cùng thời điểm trên Internet. Công dụng của địa chỉ IP  được dùng để cho các thiết bị nhận diện vào trao đổi dữ liệu với nhau. Hiện nay thì phổ biến nhất có 2 loại địa chỉ IP là địa chỉ IPv4 và IPv6.

Hiện nay, thì địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt  số lượng địa chỉ là 232 tức là có khoảng hơn 4 tỷ địa chỉ IP hiện nay đã sử dụng gần hết. Do số lượng thiết bị kết nối Internet ngày càng gia tăng. Do đó tương lai sẽ sử dụng phổ biến là IPv6 đây là bản thay thế cho IPv4 với số lượng địa chỉ lên đến 2128  do đó số lượng rất là khổng lồ so IPv4.

Bạn có thể hiểu địa chỉ IP này đơn giản như địa chỉ nhà bạn cho dễ hiểu.

Ví dụ:

Như hiện nay địa chỉ Dinh Độc Lập là 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Quận 1, TPHCM. Như vậy thì khi bạn đưa địa chỉ này thì người ta sẽ tìm đến đúng Dinh Độc Lập.

Địa chỉ IP cũng như vậy đây là địa chỉ dùng để xác định bạn ở đâu trên IP. Khi bạn lắp mạng Internet cho nhà bạn, thì địa chỉ IP của bạn sẽ do nhà mạng cấp phát. Bạn có thể kiểm tra xem địa chỉ của bạn là bao nhiêu? Bằng cách vô trang này để xem nhé: //www.whatismyip.com/ Ngoài ra còn nhiều cách để xem nữa.

Địa chỉ IP dùng như 1 địa chỉ trên Internet để người dùng có thể kết nối đến. Một địa chỉ IP trên mạng Internet có thể được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau.

Ví dụ:

Như là 1 địa chỉ để truy cập trang web khi mà chưa có gắn tên miền domain vào.

Như bình thường bạn gõ Google.com sẽ hiển thị ra trang web google . Còn nếu như Google chưa mua tên miền Google.com thì bạn có thể gõ địa chỉ ip là 216.58.199.110 vào trình duyệt web để truy cập trang Google. Qua cổng hay port 80.

Đây chỉ là trong số những công dụng của địa chỉ IP mà thôi. Vì ở những cổng khác nhau hay còn gọi là port thì có thể sử dụng để cho các dịch vụ khác nhau trên Internet.

Cụ thể 1 vài port tiêu biểu cho các dịch vụ Internet như sau:

Port 21: Dành cho FTP là một dạng để truyền file qua mạng Internet

Port 22: Thường dùng cho SSH

Port 23: Thường dùng cho Telnet

Port 25: Thường dùng cho SMTP

Port 80: Thường dùng cho Website

Port 443: Port cho web đã dùng SSL

.....

Nếu hiểu đơn giản thì Địa chỉ IP là địa chỉ nhà. Còn Port là những căn phòng trong nhà của bạn vậy đó. Như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ....

IP tĩnh hay còn gọi là Static IP đây là địa chỉ IP cố định không thay đổi. Địa chỉ IP này thường phải mua và tốn phí duy trì. Bởi vì địa chỉ IP cố định sẽ giúp các dịch vụ hoạt động suôn sẻ không phải cấu hình lại địa chỉ mỗi khi địa chỉ IP thay đổi.

Ví dụ:

Như mình đã nói trên địa chỉ IP của trang Google là  216.58.199.110 vậy nếu không cố định sẵn mà hôm này lại đổi qua địa chỉ khác thì người sử dụng sẽ bị gián đoạn không truy cập được. Gần như mỗi khi thay đổi hosting thì những chủ trang web đều phải cấu hình cập nhật địa chỉ IP mới vào domain còn không thì sẽ không truy cập được.

IP động hay còn gọi là Dynamic IP đây là địa chỉ IP thay đổi liên tục không cố định. Địa chỉ IP động thường được các nhà mạng sử dụng nhầm cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các khách hàng của mình.

Do tính chất luôn thay đổi nên thường có vụ Reset modem để nhà cung cấp mạng Internet cấp 1 địa chỉ IP mới mỗi khi bị chặn IP do download nhiều hoặc do những nguyên nhân khác.

Lưu ý:

Do việc truy cập Internet đều thông qua IP. Nên những việc bạn làm qua IP đều phải qua nhà mạng bạn đang sử dụng. Nếu bạn làm những việc vi phạm pháp luật thì cũng rất dễ bị truy ra bạn ở đâu.

Còn đối với những hacker họ sẽ có thừa sức cũng như khả năng để không bị theo dõi đơn giản qua IP được.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về địa chỉ IP là gì và dùng để làm gì, đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về địa chỉ IP. Hẹn gặp ở bài viết Tìm hiểu về giao thức Http và Https là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Bạn có thể thêm thông tin về IP tại đây nhé:

//en.wikipedia.org/wiki/IP_address

Video liên quan

Chủ Đề