Tại sao kinh tế mỹ phát triển

Mỹ có nền kinh tế vững mạnh số một thế giới và là nơi mang đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh doanh, dễ dàng tiếp cận các chương trình cũng như dịch vụ liên quan đến đầu tư thương mại. Cũng chính vì lý do này mà Mỹ tập trung nhiều nhân tài, nhà đầu tư trên toàn thế giới. Vậy nên, kinh doanh tại Mỹ là điều mà hầu như ai cũng muốn có cơ hội trải nghiệm.

Bên cạnh đó, văn hóa làm việc và luật pháp Mỹ cũng là một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư muốn mở rộng và phát triển kinh doanh tại đây.

Mỹ - cường quốc số 1 thế giới

Mỹ nổi tiếng là cường quốc số 1 thế giới với nền kinh tế vững mạnh, sở hữu thị trường nội địa rộng lớn, một hệ thống pháp lý minh bạch, cho đến những công ty cách tân, lớn mạnh nhất trên thế giới, Mỹ là một nơi dành cho thương mại. Chính vì vậy, đây là lý do tiên quyết mà các nhà đầu tư chọn kinh doanh tại Mỹ.

Phong cách làm việc thoải mái, chỉ quan trọng mục tiêu

Đối với người dân Mỹ nói chung và các doanh nhân Mỹ nói riêng thì hầu hết họ có một phong thái làm việc khá thoải mái, luôn mang đến cảm giác dễ chịu cho những người xung quanh, không thích phiền phức bởi những thủ tục không cần thiết. Mà thay vào đó, điều quan trọng hơn hết là hiệu quả khi làm việc, họ cho rằng chỉ những hoạt động thực tiễn và có lợi nhuận mới thực sự có giá trị. Tuy nhiên, không phải vì mục tiêu cuối cùng mà có thể bất chấp tất cả, họ cũng có quy tắc riêng của mình, họ coi trọng sự bình đẳng. Người dân Mỹ luôn tin rằng mọi người đều có quyền lợi như nhau, hiệu quả công việc được đánh giá qua năng lực của mỗi người và mọi người có thể tự do thể hiện mình trong công việc. Vậy nên khi kinh doanh tại Mỹ hay làm việc với người Mỹ cũng là cách giúp bạn phát huy hết khả năng mà mình có được.

Đúng giờ và có trách nhiệm

Với quan điểm “thời gian là tiền bạc” nên người Mỹ luôn đúng giờ và không để lãng phí thời gian. Làm việc với người Mỹ bạn sẽ luôn có những cuộc họp, cuộc nói chuyện đi thẳng vào vấn đề và mang lại được lợi ích cho công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao nên người Mỹ luôn có những đột phá, sáng tạo trong công việc và tự tin với những quyết định của mình. Đó cũng là một trong những lý do giúp các doanh nhân Mỹ có những thành công đột phá trong sự nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi để lựa chọn kinh doanh tại Mỹ thì các nhà đầu tư có dự định hoặc mới kinh doanh tại Mỹ nên tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước, hoặc tìm đến những công ty tư vấn uy tín để có cái nhìn khách quan nhất cũng như đưa ra những phương pháp phù hợp cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khi kinh doanh tại Mỹ.

- Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới

- Nguyên nhân:

+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh

+ Không bị chiến tranh tàn phá

+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu

+ Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất

+ Biết sửu dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

Xem đáp án » 24/03/2020 531

Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?

Xem đáp án » 24/03/2020 463

Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?

Xem đáp án » 24/03/2020 377

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới[1929 – 1933] để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?

Xem đáp án » 24/03/2020 375

Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?

Xem đáp án » 24/03/2020 309

Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?

Xem đáp án » 24/03/2020 205

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 73 – sgk lịch sử 11

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?


Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới. Sở dĩ Mĩ đạt được như vậy là do:

  • Mĩ thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
  • Không bị chiến tranh tàn phá
  • Mĩ cũng là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu
  • Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất
  • Biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hoá trong sản xuất.


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 - 1939] [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20, nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, kinh tế mĩ phát triển mạnh, giải câu 1 bài 13 lịch sử 11.

Suốt nhiều năm qua, nền kinh tế Mỹ luôn thoát hiểm một cách ngoạn mục, cho dù bị ảnh hưởng không ít bởi nhiều trở ngại: đại dịch COVID-19, những sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, các vụ scandal từ các tập đoàn tài chính, thiên tai từ thiên nhiên,… Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ luôn duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Vậy sức mạnh nền kinh tế Mỹ đến từ đâu?

1. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế dịch vụ

Nền kinh tế Mỹ bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ. Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP Hoa Kỳ trong năm 2006. Trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.

Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.

Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị – chiếm 12,1%; xây dựng – chiếm 4,9%; khai thác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác – chiếm 1,9%; nông nghiệp chiếm ít hơn 1%.

Liên bang, bang và chính quyền địa phương chiếm phần còn lại – 12,4% GDP. Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế.

Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô – 211,9 tỷ đô-la, và dầu thô – 225,2 tỷ đô-la. Những nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô, xe bán tải và máy bay dân sự. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là Canada, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh Quốc.

2. Nền kinh tế Mỹ đề cao tự do thị trường

Người Mỹ coi thị trường tự do là một cách để khích lệ tự do cá nhân, chủ nghĩa đa quyền chính trị và chống lại sự tập trung quyền lực. Trên thị trường tự do, quyết định về việc sản xuất cái gì và ở mức giá nào được đưa ra thông qua hoạt động mua bán tự do. 

Những người mua, người bán hoàn toàn độc lập. Có lúc chỉ do một số ít người. Có lúc do hàng triệu người – chứ không phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền. Giá cả được định ra bằng cách này phản ánh tốt nhất giá trị của hàng hóa và dịch vụ; đồng thời, là chỉ dẫn tốt nhất để các nhà sản xuất ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao nhất trên thị trường.

3. Các công ty vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế Mỹ

Các công ty vừa và nhỏ – là những công ty có ít hơn 500 nhân viên – chiếm số đông trong nền kinh tế Mỹ. Những công ty này có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất, đóng góp của chúng trong GDP là 50,7% trong năm 2004.

Cơ quan quản lý các công ty vừa và nhỏ Hoa Kỳ cho biết: “Trong số gần 26 triệu công ty tại Mỹ, đa số là các công ty rất nhỏ – 97,5% – có ít hơn 20 nhân viên. Các công ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra 60 đến 80% tổng số việc làm mới trong thập kỷ qua”.

4. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ

Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít ỏi và quá chậm chạp. Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn được tự do vì có quá nhiều hành vi điều tiết của chính phủ. Những ý kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ với tiêu điểm là vai trò của chính phủ. 

Tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của nước Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính phủ thông qua các cá nhân, kể cả vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Và đa số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất.

Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Bởi lẽ, hệ thống luật pháp của Mỹ đã tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh.

5. Chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Mỹ

Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ, quản lý lượng cung tiền và sự sử dụng tín dụng [chính sách tiền tệ], trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế [chính sách tài khóa].

6. Đầu tư nước ngoài

“Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”, theo CRS.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào.

“Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ” – Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định như vậy.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội [CRS], các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ. 

7. Một số lý do khác thúc đẩy nền kinh tế Mỹ

  • Hoa Kỳ sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới: Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown [Mỹ].
  • Hoa Kỳ dẫn đầu về thế giới công nghệ: US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
  • Hoa Kỳ quy tụ những trường đại học tốt nhất: Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds [Anh].
  • Hoa Kỳ dự trữ lượng dầu mỏ khổng lồ: Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay. Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA].

Mặc dù có những thay đổi về cấu trúc vận hành giữa các quốc gia trên thế giới, nhưng nhờ sức mạnh nội tại tiềm tàng và tính dễ thích ứng với mọi sự thay đổi, nền kinh tế Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì thế thượng phong trong nhiều năm tới.

Vừa rồi là một số điểm sáng về kinh tế Hoa Kỳ. Viva Consulting hy vọng đây sẽ là những ưu điểm nổi trội của nước Mỹ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cân nhắc và lựa chọn quốc gia định cư cho bản thân và gia đình. Viva Consulting với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn thẩm định và chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất.

Video liên quan

Chủ Đề