Vị trí vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới [NTM], với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn dân, bộ mặt NTM trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đang tập trung triển khai xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với các tiêu chí cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước.

Tính đến hết năm 2020, 100% các xã trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM, 8/8 đơn vị cấp huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, trong đó, 5 huyện [Tiên Du, Gia Bình, Quế Võ, Lương Tài, Thuận Thành] và thị xã Từ Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I; huyện Yên Phong được Hội đồng thẩm định Trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,04%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở không ngừng được củng cố…

Có được kết quả trên, cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy, chính quyền có sự đóng góp tích cực của Hội Nông dân [HND] các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Với gần 172.000 hội viên tham gia sinh hoạt tại 121 cơ sở Hội, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thông qua các hoạt động đẩy mạnh Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phát triển các hình thức phát triển kinh tế tập thể; tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, đồng ruộng, môi trường trên địa bàn dân cư; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội…

Các cấp HND trong tỉnh đã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và các kênh tín dụng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đến nay, riêng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang giải ngân cho hơn 1.300 hộ với tổng nguồn vốn hơn 87,6 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho trên 4.000 lao động. Ngoài ra, khai thác từ các chương trình, dự án theo các kênh với tổng dư nợ hơn 725 tỷ đồng cho trên 22 nghìn hộ vay tại 649 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Các cấp Hội đã lồng ghép hỗ trợ vay vốn với các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan tư vấn hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ hội viên mua vật tư nông nghiệp, máy công cụ, phân bón trả chậm,…; năm 2020 đã quyên góp ủng hộ kinh phí trao tặng 03 ngôi nhà “Nghĩa tình nông dân”, 07 con bò sinh sản, 275 chiếc quạt điện, 50 chiếc chăn ấm cho các hộ hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn từ đó đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hưởng ứng Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia đóng 9.563 ngày công lao động; hiến được 4.730m2 đất để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội. Đảm nhận chăm sóc và bảo vệ công trình “Hàng cây nông dân” với 168.710 cây xanh; xây dựng được 495 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, tham gia thu gom được trên 9.5 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và 31,8 tấn rác thải trên đồng ruộng...

Với quan điểm xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngay sau khi 100% các xã được công nhận đạt chuẩn NTM, ngày 19/8/2020, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao. Trong đó, xác định mục tiêu tiếp tục xây dựng nông thôn mới toàn diện [tỉnh, huyện, xã, thôn], bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước. Đến năm 2025, phấn đấu có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có khoảng 30% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; công nhận ít nhất 50 mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu. Cấp huyện, phấn đấu có 02 huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao/huyện NTM kiểu mẫu…

Nông dân thôn Kim Thao, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia vào Chương trình của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia tích cực của tổ chức Hội và của cán bộ, hội viên, nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về Chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng NTM để người dân thực sự là chủ thể trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Qua đó, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại, giàu bản sắc./.

         Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được thể hiện rõ qua Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, gắn với Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị [khóa VIII] “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Cùng với đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và Huyện ủy Ứng Hòa. Cụ thể như Kế hoạch số 56 KH/TU ngày 24/5/2012 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch 15 của Huyện ủy Ứng Hòa về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”.

Hội Nông dân huyện tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước, Thành ủy và Huyện ủy đến hội viên nông dân.    

Hiện nay, các cấp Hội Nông dân huyện có 20.659 hội viên. Thời gian qua các cấp Hội luôn tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xác định rõ vai trò của Hội đối với phát triển nông nghiệp, công cuộc xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thông qua sinh hoạt chi hội, tổ hội, các câu lạc bộ nông dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, loa phát thanh, Bản tin, Trang thông tin điện tử hay các hội thi...

Đồng chí Phạm Văn Hoạch - Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện tham quan mô hình trồng măng tây xanh.

Với vai trò là nòng cốt, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện đã xây dựng Bảng đăng ký với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện về những nội dung cụ thể tham gia xây dựng nông thôn mới và lựa chọn 3 nhóm gồm 16 chỉ tiêu cụ thể để chỉ đạo các cấp hội tổ chức thực hiện. Kết quả các cấp hội đóng góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới: Tổ chức 134 lớp tập huấn tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho 11.046 cán bộ, hội viên nông dân các xã; tập huấn 112 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 11.075 người; vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp 7.982 ngày công, huy động nông dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới được 46,374 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp Hội tích cực vận động hội viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Bình quân hàng năm có hơn 9.000 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, toàn huyện đã có 29 mô hình thu nhập 500 triệu đồng đến trên 8 tỷ đồng/năm, 104 hộ cho thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng trở lên...

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật pha trộn chế phẩm làm đệm lót sinh học.

Để đạt được kết quả đó, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế như: Cho hội viên tham quan trao đổi kinh nghiệm; trực tiếp chỉ đạo làm điểm xây dưng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học cho 10 hộ tại xã Đồng Tân để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân; phối hợp với Ngân hàng Châu Á - ADB thực hiện dự án đưa bếp cải tiến làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay số dư nợ thông qua các tổ chức trên đã đạt hơn 130 tỷ đồng; mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề; hỗ trợ nông dân mua máy móc nông nghiệp, vật tư, phân bón; triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án làm điểm để hội viên, nông dân học tập và nhân rộng...

Hội Nông dân phối hợp với các đoàn thể trong huyện trao nhà tình nghĩa cho hội viên nghèo.

Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới được hội viên nông dân tích cực tham gia hưởng ứng gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; trên 90% hội viên nông dân hàng năm đã đạt gia đình văn hóa, tỷ lệ hội viên nghèo ngày càng giảm, nhiều thôn, làng đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, trạm bơm và nhà văn hóa... tạo nên một diện mạo mới ở các làng quê trong thời kỳ đổi mới. Một trong những hình thức tổ chức tạo điều kiện để hội viên nông dân tích cực tham gia đóng góp có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đó là các cơ sở hội đã thành lập, duy trì sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ nông dân...

Nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động, thời gian tới các cấp Hội tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ chủ chốt bảo đảm tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức hội và các phong trào nông dân trong tình hình mới theo các hình thức phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể trong nông nghiệp, vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện nhà theo hướng tiến nhanh và bền vững./.

Video liên quan

Chủ Đề