Việt nam có bao nhiêu nhà máy điện năm 2024

TTO - Cả nước có 39 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, 12 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai xây dựng. Trong đó có 5 dự án khó khăn trong triển khai, thu xếp nguồn vốn song không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án.

Việt nam có bao nhiêu nhà máy điện năm 2024

Cả nước hiện có 39 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất lên đến 24.674MW - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bộ Công Thương vừa rà soát các dự án nhiệt điện than trong cả nước và tờ trình gửi Chính phủ liên quan đến Quy hoạch điện VIII. Trong đó, đến hết tháng 9, cả nước có 12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 13.792MW đã giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai.

Cụ thể, hiện có 7 dự án với tổng công suất 6.992MW đang xây dựng, gồm Thái Bình 2, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2, An Khánh, Na Dương 2.

Trong đó, một số dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ đưa vào vận hành (Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2), còn Long Phú 1 đang đàm phán với tổng thầu để triển khai tiếp, 2 dự án An Khánh và Na Dương 2 đã có phương án vay vốn trong nước để triển khai tiếp.

Còn 5 dự án với tổng công suất 6.800MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm Sông Hậu 2, Nam Định 1, Vĩnh Tân 3, Quảng Trị 1, Công Thanh. Bộ Công Thương cho biết đã làm việc và gửi văn bản cho chủ đầu tư các dự án nguồn điện than gặp khó khăn để yêu cầu báo cáo.

Trong báo cáo của các chủ đầu tư, có các dự án mà liên danh chủ đầu tư đã rút khỏi dự án, như với dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (1.800MW), Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương - Pacific (chiếm 22%); một trong hai cổ đông đầu tư nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 (1.200MW) là Công ty ACWA Power đã rút khỏi dự án; dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 (1.200MW) do Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) làm chủ đầu tư, được Chính phủ giao từ năm 2013 nhưng đến nay đang tạm dừng đàm phán bộ hợp đồng dự án, việc đàm phán vốn vay cũng gặp khó và đang phải tạm dừng.

Còn dự án nhiệt điện Công Thanh (600MW) không thu xếp được vốn, chủ đầu tư và UBND tỉnh Thanh Hóa đang đề nghị chuyển đổi sang sử dụng LNG, tăng công suất lên 1.500MW.

Bộ Công Thương cho hay trong 5 dự án nhiệt điện than trên, có 4 dự án BOT, chủ đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài (Sông Hậu 2, Vĩnh Tân 3, Nam Định 1, Quảng Trị) và dự án do doanh nghiệp trong nước (Công Thanh), đều có khó khăn trong triển khai hoặc thu xếp vốn.

Tuy nhiên, theo các văn bản gửi Bộ Công Thương gần nhất, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án.

Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục để trong Quy hoạch điện VIII các dự án này, nhất là các dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài.

Nhiệt điện than chiếm 31% công suất, song lại chiếm 50% sản lượng

Theo Bộ Công Thương, tổng công suất lắp đặt các loại hình nguồn điện của hệ thống điện quốc gia đạt 69.342MW (số liệu đến cuối năm 2020). Trong đó, tổng công suất thủy điện là 20.993MW (30,3% công suất, 29,6% sản lượng), nhiệt điện than 21.383MW (30,8% công suất, 50% sản lượng); tua bin khí 9.025MW (13,1% công suất, 14,6% sản lượng); điện gió 538MW (0,8% công suất, 0,4% sản lượng), điện mặt trời 16.506MW (23,8% công suất, 3,7% sản lượng), nguồn khác 325MW, nhập khẩu 572MW. Hệ thống điện Việt Nam có quy mô đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 23 trên thế giới.

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đưa ra tại Đối thoại chính sách cấp cao ASEAN về than.

ASEAN hiện tại đang là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với thị trường năng động và nguồn dân số trẻ, trình độ cao. Năm 2021, nền kinh tế của khu vực đã tăng trưởng 3%, dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022 và 5,2% năm 2023. Có thể thấy, các nước ASEAN đang nỗ lực mở cửa và phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, với điều kiện tăng trưởng kinh tế như đã nêu trên, nhu cầu năng lượng của ASEAN sẽ tăng đáng kể, đến năm 2040 sẽ tăng khoảng 1,5 lần so với hiện nay.

Hài hòa mục tiêu an ninh năng lượng và đảm bảo tính bền vững

Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề an ninh năng lượng, hậu quả của nhu cầu năng lượng gia tăng này là sự gia tăng phát thải khí nhà kính (GHG), có khả năng đạt 4.171 triệu tấn CO2- eq vào năm 2040. Do đó, khu vực ASEAN cần ưu tiên quan tâm giải quyết hài hoà giữa nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng cao và các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Việt nam có bao nhiêu nhà máy điện năm 2024

Đối thoại trực tuyến chính sách cấp cao ASEAN về than ngày 10/8

Để giải quyết những lo ngại này, các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN đã thông qua Kế hoạch chi tiết năng lượng khu vực, Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC). Cụ thể, giai đoạn II: Năm 2021-2025, ASEAN nhất trí rằng đổi mới sáng tạo là một thành phần quan trọng trong việc hài hoà giữa mục tiêu an ninh năng lượng và đảm bảo tính bền vững.

Tại Hội nghị COP26 diễn ra tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021, đã có 47 quốc gia, trong đó có Việt Nam ủng hộ "Tuyên bố chuyển đổi từ than sang điện sạch toàn cầu", với cam kết sẽ ngừng xây mới các nhà máy nhiệt điện than.

Với các cam kết trên, hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ loại bỏ điện than vào thập niên 2030, trong khi phần còn lại của thế giới sẽ thực hiện mục tiêu này từ thập niên 2040 trở đi.

Các nền kinh tế ASEAN cũng không đứng ngoài cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đầy thách thức này, khi lãnh đạo các nước đều đồng ý cần sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sử dụng than sang năng lượng sạch.

Hiện các nước ASEAN đã thành lập Trung tâm về Công nghệ Than sạch ASEAN vào ngày 30/9/2021 với vai trò là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của hợp tác khu vực về các quy trình sử dụng than sạch nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Sau 2030, Việt Nam sẽ không thêm các nhà máy nhiệt điện than mới

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với sự quan tâm đó, hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có phát triển vượt bậc, đảm bảo cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Cụ thể, đến hết năm 2021, Việt Nam đã có 78.120MW tổng công suất lắp đặt nguồn điện và trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô hệ thống điện. Nhiệt điện hiện đang chiếm trên 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Việt nam có bao nhiêu nhà máy điện năm 2024

sau 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới và từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu - Ảnh minh họa

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII, theo đó đến năm 2030, công suất quy hoạch các nhà máy nhiệt điện than khoảng 37.476 MW, chiếm khoảng 25,7% tổng công suất các nguồn điện.

Trong bối cảnh thuỷ điện đã tới hạn, điện khí gặp hạn chế do giá khí nhập khẩu cao và phụ thuộc thị trường thế giới, điện mặt trời công suất hạn chế nên từ nay tới năm 2030 nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện thì vai trò của nhiên liệu than trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia rất quan trọng.

“Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sau 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới và từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu. Theo đó, năm 2045 công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13.2% trong tổng công suất các nhà máy điện”, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin.

Việt Nam đang nghiên cứu chuyển dần sang các nhiên liệu sạch hơn

Hiện tại, Việt Nam đang nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ mới cho các nhà máy nhiệt điện than như công nghệ than sạch (CCT), công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) đảm bảo mục tiêu cung ứng điện cho phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nghiên cứu, chuyển dần nhiên liệu từ than sang các nhiên liệu sạch hơn như biomass, ammonia để áp dụng khi các công nghệ này đã được kiểm chứng và thương mại hoá.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay, vấn đề quan trọng cần phải đặt ra và nghiên cứu là tương lai và vị trí của ngành công nghiệp than tại khu vực ASEAN trong quá trình chuyển đổi ngành năng lượng khu vực. Tại nhiều quốc gia, khai thác và chế biến than là một ngành công nghiệp quan trọng, cung cấp nhiều công ăn việc làm. Trong quá trình chuyển dịch năng lượng đang được đẩy nhanh tương lai ngành công nghiệp than cần được Chính phủ các quốc gia quan tâm và định hướng.