Viết quảng cáo về sách ngắn gọn

"Điểm chốt" rất dễ bị bỏ qua gây khó khăn ít nhiều cho việc truyền thông sách

Lưu ý nho nhỏ để một cuốn sách mang lại doanh số lớn hơn

CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THÔNG NÓI CHUNG VÀ TRUYỀN THÔNG SÁCH NÓI RIÊNG

Người nhận thông điệp: độc giả là ai? độ tuổi, giới tính, công việc ... Qua đó quyết định chủ đề, nội dung cuốn sách.

Ví dụ: học sinh-sinh viên tập trung vào dòng sách self-help, phát triển bản thân, kỹ năng sống, lên tinh thần, văn học trẻ; Từ 21-30 tuổi dòng kinh doanh khởi nghiệp, marketing-bán hàng, quản trị-lãnh đạo; 40 tuổi trở đi hướng họ đến dòng sách chính trị, sách tinh hoa, văn học kinh điển, chính luận

Thông điệp truyền thông: bạn muốn truyền tải điều gì? Bạn muốn "ghim" vào trong tâm trí người nhận hình ảnh nào? cảm xúc gì? âm thanh? mùi hương? ... Với sách, thông điệp được thể hiện qua tiêu đề [tên sách], bìa sách, chất lượng giấy, mày giấy, mùi giấy, đai sách ...

Phương tiện truyền thông: kênh nào mang lại hiệu quả? Với sách, là thông cáo báo chí? mạng xã hội? Email cho danh sách khách hàng quen? Làm ngày ra mắt sách? Mini game? Hay sự kiện offline gây shock như CEO Nguyễn Cảnh Bình [Alpha Books] dự định làm chương trình "Cuộc đào sách vĩ đại" trong tháng 11/2016:

"Chúng tôi sẽ trưng bày sách cao khoảng 2 mét, ước gồm khoảng 5.000 cuốn Cuộc đào thoát Vĩ đại, cuốn sách của tác giả/nhà kinh tế được giải Nobel năm 2015 và những người tham dự được tha hồ lấy sách, lấy càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt, càng cao càng tốt..

Không ai bị phạt, không ai bị phê bình, không ai bị yêu cầu làm biên bản, và tất cả đều được khen ngợi, được khuyến khích, được ghi tên.."

Người gửi thông điệp: ai gửi? uy tín đến đâu? Tất cả những người ham đọc sách đều xếp hai tiêu chí này lên đầu: tác giả sách, nhà xuất bản [NXB]

ĐỂ VIỆC TRUYỀN THÔNG SÁCH "TRƠN TRU" HƠN

Chủ Đề