Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 - Tuần 35 Tiết 4

Ôn tập cuối học kì II tuần 35 - SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 140 giúp thầy cô tham khảo, soạn bài ôn tập cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh ôn tập, nắm được các kiến thức cơ bản để ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao.

Ôn tập cuối học kì II trang 140 - Tiếng Việt 3 tập 2 tuần 35

  • Tiết 1
    • Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 2
    • Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 3
    • Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 140, 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 4
    • Câu 1 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 5
    • Câu 1 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 6
    • Câu 1 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 7
    • Câu 1 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
    • Câu 2 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]
  • Tiết 8
    • A. Đọc thầm
    • B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng
  • Tiết 9
    • A. Nhớ - Viết
    • B. Tập làm văn

Tiết 1

Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Em được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. Hãy viết một thông báo ngắn về buổi liên hoan đó để mời các bạn đến xem.

Trả lời:

THÔNG BÁO
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ
Liên đội Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ. Có các tiết mục đặc sắc sau đây:

  • Hát tốp ca "Đời đời ơn Bác
  • Hát đơn ca "Em mơ gặp Bác Hồ"
  • Biểu diễn đàn Oóc-gan bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"
  • Múa hoa sen
  • Đọc một bài thơ về Bác ...

Địa điểm: Hội trường của nhà trường

Thời gian: 19 giờ tối thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2019.

Mời tất cả các bạn trong trường cùng tới xem.

Tiết 2

Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:

a] Bảo vệ Tổ quốc:

  • Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc:
  • Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc:

b] Sáng tạo:

  • Từ ngữ chỉ trí thức:
  • Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức:

c] Nghệ thuật:

  • Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật:
  • Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật:
  • Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật:

Trả lời:

a] Bảo vệ Tổ quốc:

  • Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, giang sơn, sông núi, bờ cõi, sơn hà, quốc gia, nước nhà,...
  • Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, tuần tra, phòng ngự, kiểm soát bầu trời, chiến đấu, đánh giặc, phá đồn giặc, tiêu diệt giặc, bắn cháy tàu chiến dịch, chống xâm lăng,...

b] Sáng tạo:

  • Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, giáo viên, giáo sư, phó giáo sư, luật sư, nhà nghiên cứu, nhà bác học, viện sĩ viện hàn lâm khoa học,..
  • Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu, thí nghiệm, giảng dạy, khám bệnh, thuyết trình, viết sách khoa học,...

c] Nghệ thuật:

  • Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc sĩ, nhạc công, hoạ sĩ, ca sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhà điêu khắc, nhà đạo diễn, nhà quay phim, diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch nói, diễn viên múa, ...
  • Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: sáng tác, biểu diễn, hát múa, diễn kịch, đóng phim, quay phim, viết truyện, làm thơ, nặn tượng, vẽ tranh, chơi đàn, chụp ảnh,...
  • Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, kịch, điện ảnh, điêu khắc, thời trang,...

Tiết 3

Câu 1 [trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 140, 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Nghe viết:

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Cánh cò bay lả, bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hòa đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

HỒ MINH HÀ

Tiết 4

Câu 1 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cua Càng thổi xôi

Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
Mùi xôi thơm lừng.

Cái Tép đỏ mắt
Cậu Ốc vặn mình
Chú Tôm lật đật
Bà Sam cồng kềnh.

Tép chuyên nhóm lửa
Bà Sam dựng nhà
Tôm đi chợ cá
Cậu Ốc pha trà.
Hai tay dụi mắt
Tép chép miệng: Xong!
Chú Tôm về chậm
Dắt tay bà Còng.

Hong xôi vừa chín
Nhà đổ mái bằng
Trà pha thơm ngát
Mời ông Dã Tràng.

Dã Tràng móm mém
[Rụng hai chiếc răng]
Khen xôi nấu dẻo
Có công Cua Càng.

NGUYỄN NGỌC PHÚ

a] Trong bài thơ trên, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào?

b] Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

a] Trong bài thơ, mỗi con vật được dùng các từ ngữ sau để nhân hoá:

  • Cua Càng: thổi xôi, đi hội, cõng nồi
  • Tép: được gọi là cái tép, đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng : xong!
  • Ốc: được gọi là cậu ốc, vặn mình, pha trà
  • Tôm: chú tôm, lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng
  • Sam: bà Sam, dựng nhà
  • Còng: bà Còng
  • Dã tràng : ông dã tràng, rụng hai răng, khen xôi dẻo

b] Ví dụ: Em thích hình ảnh:

Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
Mùi xôi thơm lừng.

Vì hình ảnh này tả được con cua có cái mai trên lưng [giống như cái nồi] và vừa đi vừa làm những bong bóng nước sủi ra [giống như nồi cơm đang sôi]. Tác giả đã dùng trí sáng tạo để gợi lên một hình ảnh thật ngộ nghĩnh và lí thú.

Tiết 5

Câu 1 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Nghe và kể lại câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng.

Gợi ý:

a] Chú lính được cấp ngựa để làm gì?

b] Chú sử dụng con ngựa như thế nào?

c] Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?

Trả lời:

Bốn cẳng và sáu cẳng

Một thầy cai sai chú lính lệ đi có việc gấp, bảo chú ta lấy ngựa mà cưỡi. Chú lính lệ dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi, vừa đi vừa đánh roi cho ngựa chạy rồi chạy theo sau nó.

Người qua đường lấy làm lạ hỏi:

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

Chú lính lệ trả lời:

- Khéo cho anh! Bốn cẳng lại nhanh hơn sáu cẳng được à!

Tiết 6

Câu 1 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Nghe viết:

Sao Mai

Ngôi sao chăm chỉ
Là ngôi sao Mai
Em choàng trở dậy
Thấy sao thức rồi.

Gà gáy canh tư
Mẹ em xay lúa
Lúa vàng như sao
Sao nhòm ngoài cửa.

Mặt trời ửng hồng
Bạn đi chơi hết
Sao Mai còn ngồi
Làm bài mải miết.

Ý NHI

Tiết 7

Câu 1 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn luyện.

Câu 2 [trang 142 SGK Tiếng Việt 3 tập 2]

Thi tìm từ ngữ theo chủ điểm:

a] Lễ hội:

  • Tên một số lễ hội
  • Tên một số hội
  • Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội

b] Thể thao:

  • Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao
  • Từ ngữ chỉ các môn thể thao

c] Ngôi nhà chung:

  • Tên các nước Đông Nam Á
  • Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á

d] Bầu trời và mặt đất:

  • Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên
  • Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu đẹp thiên nhiên

Trả lời:

a] Lễ hội:

  • Tên một số lễ hội: Hội Đền Hùng, Hội Đền Gióng, Hội Đền Kiếp Bạc, Hội Chùa Keo, Hội Chùa Bà.
  • Tên một số hội: Hội Lim, Hội bơi trải, Hội chọi trâu, Hội đua voi, Hội Khoẻ Phù Đổng, ...
  • Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội: cúng tế, hát đối đáp, thả diều, thi nấu cơm, thi vật, đánh đu, leo cột mỡ, nhảy bao bố, kéo co, ném còn, múa sạp, múa xoè, múa quạt, ..

b] Thể thao:

  • Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao: cầu thủ, vận động viên, đấu thủ, trọng tài chính, trọng tài biên, huấn luyện viên, thủ môn, ...

Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng chày, bóng bầu dục, khúc côn cầu, bóng bàn, bắn súng, đua thuyền, vật, bơi, quyền anh, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhiều cự li, nhảy sào, thể dục dụng cụ, thể dục thể hình, ném tạ, ...

c] Ngôi nhà chung:

  • Tên các nước Đông Nam Á: Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nô-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Mi-an-ma, Đông-ti-mo.
  • Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông cổ, Nga, Ấn Độ, Nê-pan, Băng-la-đét, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Pháp, Đức, Anh, Áo, Ý,...

d] Bầu trời và mặt đất:

  • Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, dông, bão, gió, hạn, lũ lụt, vòi rồng, sóng thần, động đất, sấm, sét, núi lửa, thuỷ triều, ...
  • Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu đẹp thiên nhiên: xây dựng nhà cửa, trồng cây gây rừng, bảo vệ biển khơi, ...

Tiết 8

A. Đọc thầm

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn Mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo VŨ TÚ NAM

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a] Tả cây gạo.

b] Tả chim.

c] Tả cả cây gạo và chim.

Trả lời:

a] Tả cây gạo.

2.Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a] Vào mùa hoa.

b] Vào mùa xuân.

c] Vào 2 mùa kế tiếp nhau.

Trả lời:

c] Vào 2 mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?

a] 1 hình ảnh.

b] 2 hình ảnh.

c] 3 hình ảnh.

[Viết rõ đó là hình ảnh nào.]

Trả lời:

c] 3 hình ảnh.

Đó là:

  • Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
  • Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
  • Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a] Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

b] Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c] Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Trả lời:

b] Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

5. Trong câu "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim", tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?

a] Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b] Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c] Nói với cây gạo như nói với người.

Trả lời:

a] Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Tiết 9

A. Nhớ - Viết

Mưa [2 khổ thơ đầu, sách Tiếng Việt 3, tập hai, tuần 34, trang 134]

Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
Mặt trời lật đật
Chui vào trong mây.

Chớp đông chớp tây
Rồi mưa nặng hạt
Cây lá xòe tay
Hứng làn nước mát.

B. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn [từ 7 đến 10 câu] theo một trong các đề bài sau:

1. Kể về một người lao động.

2. Kể về một ngày lễ hội ở quê em.

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao.

Trả lời:

1. Kể về một người lao động.

Bác Sáu gần nhà em là một người nông dân hiền lành, lam lũ. Hằng ngày, bác thường dậy rất sớm và đánh thức cả nhà. Đến khoảng sáu giờ sáng, sau khi đã qua loa, bác lại vác cuốc ra đồng. Ngoài việc vun luống và làm cỏ cho ngô, khoai bác còn tới ruộng đắp lại bờ để giữ nước cho lúa. Xong các việc ngoài đồng, bác trở về vườn tưới nước cho cây trái, phun thuốc trừ sâu hoặc chiết cành. Công việc đồng áng bận rộn là thế vậy mà đàn lợn, gà và bò của bác lúc nào cũng no căng bụng. Đôi tay bác lúc làm việc cứ nhanh thoăn thoắt, chẳng bao giờ biết mỏi. Bác sắp xếp thứ tự công việc đâu ra đấy. Như để trả công cho bác đã sớm khuya vất vả, vụ mùa nào bác cũng bội thu, cây trong vườn hoa trái sai trĩu trịt. Cuối năm ngoái, bác Sáu còn vinh dự được nhận danh hiệu Nông dân tiêu biểu của làng xã. Em rất yêu quý và cảm phục bác.

>> Tham khảo: Kể về một người lao động

2. Kể về một ngày lễ hội ở quê em.

Kể về lễ hội ở quê em - Hội Gò Đống Đa

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

>> Tham khảo: Kể về một ngày hội ở quê em

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao.

Kể lại một trận thi đấu kéo co

Vào ngày 20 tháng 11 mọi năm trường em tổ chức rất nhiều hoạt động tập thể. Một trong đó là hội thi kéo co giữa các khối lớp 4, 5. Trận đấu hồi hộp và gay cấn nhất có lẽ là trận thi đấu giữa các anh chị lớp 5A và 5B.

Đúng 3 giờ chiều ngày 20 tháng 11 là trận chung kết hội thi kéo co giữa lớp 5A và 5B. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội vào vị trí. Mỗi đội gồm năm học sinh nam. Đội 5A mặc áo vàng, đội 5B mặc áo xanh, trông anh nào cũng rất khỏe mạnh. Hai đội quả là ngang tài ngang sức. Sau khi ổn định vị trí, trọng tài là thầy giáo thể dục tuýt còi để trận đấu bắt đầu. Cổ động viên hai bên reo hò rất nhiệt tình.

Sau một phút đầu tiên, sợi dây đỏ buộc ở giữa dường như chưa nghiêng về bên nào. Sau đó đội 5A đã giành lợi thế, sợi dây nhích dần về phía đội 5A. Tiếng cổ vũ cho đội 5B ngày càng lớn. Đội 5B dần lấy lại thế chủ động. Rất tiếc đội 5A đã không còn giai sức để thi đấu đến cùng. Chiến thắng thuộc về đội 5B. Tiếng hò reo vang lên khắp sân trường, đội 5A cũng sang chúc mừng đội 5B.

Trận đấu đã kết thúc rất vui vẻ, là một kỉ niệm đáng nhớ. Sau ra cuộc thi em rút ra cho bản thân kinh nghiệm phải rèn luyện thể dục thể thao và có chuyện gì cũng phải quyết tâm đến cùng.

>> Tham khảo: Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem

Video liên quan

Chủ Đề