Vùng tây nguyên có bao nhiêu tỉnh?

Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam, là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm nhiều tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ đầu xuống cuối gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu [Lào] và Ratanakiri và Mondulkiri [Campuchia]. Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M’Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao [chính là Trường Sơn Nam].

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh], Trung Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông], Nam Tây Nguyên [tương ứng với tỉnh Lâm Đồng]. Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.

Như là một món đồ không thể thiếu trong túi cẩm nang đi du lịch, bản đồ du lịch Tây Nguyên Việt Nam từ lâu đã được coi như là một “kim chỉ nam” dẫn đường chỉ lối cho những ai mong muốn tìm kiếm một chuyến đi thú vị tại vùng đất đầy mộng mơ và xinh đẹp này. Khác hẳn với những gì người ta từng hiểu về vùng đất Tây Nguyên, bài viết này rất sẵn lòng chia sẻ cho các bạn những hành trình khám phá đầy thú vị mà nội dung sẽ rất khác so với những câu chuyện bạn từng được nghe hay đọc trên sách báo.

Tây Nguyên và những điều chưa kể

Đến Tây Nguyên vào những ngày tháng 1, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt vời của đất trời. Những cánh rừng cao su vươn mình thay áo mới, những chiếc lá ngả màu vàng úa, rồi sang đỏ rực rỡ và rồi lại xanh ngát nhẹ nhàng. 

Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến vùng đất đỏ bazan với những vườn café trù phú, những cây hồ tiêu mang giá trị kinh tế hay những buôn làng ẩn khuất sau vẻ phóng khoáng cửa núi rừng.

Nhưng giữa những dòng thác hùng vĩ trắng xóa, giữa những đàn voi rừng hoang dã lại có những phố núi đang trở mình từng ngày để đổi thay để hòa mình vào nhịp sống hiện đại.

Tây Nguyên – Vùng đất đầy nắng gió

Những tưởng cái nắng, cái gió ở Tây Nguyên khiến nơi đây trở nên khắc nghiệt, thế nhưng không, thiên nhiên ban tặng cho nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, nắng Tây Nguyên chẳng gay gắt và cháy bỏng như duyên hải miền Trung. Đất đỏ bazan là đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên, thuận lợi cho hình thành những vườn cao su, những vườn chè và hồ tiêu mang giá trị kinh tế lớn.

Đến Tây Nguyên vào những ngày tháng 1, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt vời của đất trời. Những cánh rừng cao su vươn mình thay áo mới, những chiếc lá ngả màu vàng úa, rồi sang đỏ rực rỡ và rồi lại xanh ngát nhẹ nhàng.

Tây Nguyên được nhắc đến như một bản trường ca DamSan bất tử, về những con người mạnh mẽ, không chịu khuất phục thiên nhiên. Tây Nguyên mang trong mình một nét hoang sơ nhưng kỳ vĩ, con người Tây Nguyên phóng khoáng và có điều gì đó bí ẩn cuốn hút đến lạ kì.

Nhịp sống nơi đây không ồn ã như các thành phố lớn, không huyên náo, rì rào bởi tiếng sóng biển ngày đêm vỗ bờ. Nơi đây chỉ có âm thanh của đại ngàn, của thác nước trắng xóa, của những chú voi Bản Đôn gầm gừ giữa núi rừng. Hay là tiếng cồng tiếng chiêng – đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên mang âm hưởng quá khứ vọng về đến hiện tại.

Nhịp sống nơi đây thật chậm như cách người ta thưởng thức ly cà phê Ban Mê, không xô bồ cũng không gấp gáp trong từng nhịp thở. Một Tây Nguyên không trẻ cũng chẳng già, một Tây nguyên đem lại sự bình yên, thảnh thơi và dễ chịu.

Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, tiếp xúc với nhiều tác phẩm viết về miền đất đỏ Tây Nguyên cũng phần nào cảm nhận được hình ảnh những người con của núi rừng hùng vĩ.

Đó là những con người sống hết lòng vì gia đình, sống nghĩa tình với làng xóm, tinh thần bất khuất hiên ngang trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Là những con người mạnh mẽ, hào sảng, ý chí quật cường, không chịu  khuất phục khó khăn trong sử thi DamSan.

Con người Tây Nguyên hôm nay vẫn giữ cho mình những ý chí của người xưa, nhưng họ phóng khoáng hơn, chân chất hơn và vô cùng hào sảng. Trong ánh mắt người Tây Nguyên luôn ánh lên sự rạng rỡ, họ hiếu khách, họ chân tình và đang ngày đêm giữ lửa cho những văn hóa truyền thống của cha ông.

Hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ với H’Hen Nie, cô hoa hậu với mái tóc ngắn cá tính và làn da ngăm được vinh danh trên đấu trường quốc tế. Cô – người con gái sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên gian khó, cô mang sứ mệnh cao cả truyền cảm hứng cho bao người và mong muốn thay đổi vùng đất nơi cô sinh ra. H’Hen chính là một trong rất nhiều con người của Tây Nguyên, giản dị, chân thành và tình nghĩa chính là những nét đẹp vô cùng cao quý.

Đến Tây Nguyên, ngoài thưởng thức những ly cà phê thơm ngon đặc trưng vùng cao nguyên đất đỏ, hãy thử thăm thú những cảnh sắc thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Đến Đăk Nông ngắm dòng Sêrepok lúc hiền hòa, lúc dữ dội, hơn cả là thác Gia Long với dáng vẻ hoang sơ hay thác Dray Nur tựa bức tường thành khổng lồ khi xuân về xanh thẳm. Cùng cưỡi những chú voi khổng lồ ở Bản Đôn, hay ngắm hồ Lak thơ mộng, những cánh rừng nguyên sinh trù phú ở DakLak.

Đừng quên ghé Gia Lai ngắm Biển Hồ mênh mông, hay những con suối đẹp như mơ đi vào lòng người những miền thương nhớ. Và nhất định phải đến cao nguyên Lâm Đồng để du lịch Đà Lạt, thành phố ngàn hoa với những cảnh sắc tuyệt đẹp giữa những ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên.

Sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa nơi đây khiến du khách bị cuốn hút và ấn tượng với sử thi Tây Nguyên, những Lễ hội truyền thống tiêu biểu cho đời sống văn hóa. Hay văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên phản ánh những giá trị văn hóa kết nối lịch sử, lễ hội đua voi hay kiến trúc nhà Rông độc đáo… tất cả đều tạo nên một bức tranh đầy màu sắc cho văn hóa Tây Nguyên.

Có ai đó đã nói: “Hạnh phúc không phải là đích đến mà là chặng đường ta cùng đi”. Hãy thử mình đặt chân lên mảnh đất cao nguyên đất đỏ, hòa mình vào sự kì vĩ, hoang sơ của núi của rừng, hòa vào những vũ điệu cồng chiêng bất tử để thấy một Tây Nguyên đáng trân trọng và thật chân thành.

Bản đồ Tây Nguyên hay bản đồ hành chính các tỉnh tại Tây Nguyên, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch vùng Tây Nguyên từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Sơ lược về các tỉnh Tây Nguyên 

Vùng Tây Nguyên được quy hoạch với tổng diện tích 54.641,069 km gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và được chia làm 03 tiểu vùng: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên. Cụ thể

Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum tập trung phát triển công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Ổn định phát triển các loại cây công nghiệp; thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại hành lang biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tiểu vùng Trung Tây Nguyên: Gồm toàn bộ tỉnh Đắk Lắk, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê.

Tiểu vùng Nam Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và nông nghiệp công nghệ cao.

Dự kiến, Đến năm 2030 vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 10 cửa khẩu, trong đó có 04 cửa khẩu quốc tế: Bờ Y [Kon Tum], Lệ Thanh [Gia Lai], Bu Prăng [Đắk Nông], Đắk Ruê [Đắk Lắk]; 01 cửa khẩu quốc gia là Đắk Per [Đắk Nông]; 05 cửa khẩu phụ Tà Bộp, Tà Dạt, Mô Rai, Hồ Le [Kon Tum], Sa Thầy [Gia Lai]. Xây dựng các cặp chợ đường biên cho nhân dân khu vực giáp biên giới.

Cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vựcTây Nguyên hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.

Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030

Tiếp giáp địa lý: Tây Nguyên là vùng cao nguyên của nước Việt Nam

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam
  • Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu [Lào] và Ratanakiri và Mondulkiri [Campuchia]. 

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất của các tỉnh Tây Nguyên 54.641,069 km2. Dự báo đến năm 2030 quy mô dân số toàn vùng Tây Nguyên khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 40,7%.

Dự kiến đến năm 2030, vùng Tây Nguyên có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị. Trong đó có: 03 đô thị loại I, 03 đô thị loại II, 07 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV, 83 đô thị loại V. Mạng lưới đô thị vùng Tây Nguyên phân theo các cấp gồm:

  • Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch cấp quốc gia và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;
  • Thành phố Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa là trung tâm tổng hợp cấp vùng tỉnh và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;
  • Các đô thị Ngọc Hồi [Pleiku], Măng Đen - Kon Plông, Buôn Hồ, An Khê, Kiến Đức, Eaka, Đức Lập [Đắk Mil], Bảo Lộc là các đô thị trung tâm tiểu vùng.

Bản đồ hành chính Tây Nguyên khổ lớn

Vị trí Vùng Tây Nguyên ở trên bản đồ Việt Nam

Bản đồ vùng Tây Nguyên

Bản đồ địa lý khu vực Tây Nguyên

Bản đồ khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Bản đồ các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam

Bản đồ hành chính các tỉnh Tây Nguyên

Bản đồ tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích đất 9.674,2 km², nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km
  • Phía nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài ranh giới 203 km
  • Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km
  • Phía tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào [154,222 km] và Ratanakiri của Campuchia [138,691 km].

Tỉnh Kon Tum là được chia làm 10 đơn vị hành chính 1 thành phố Kon Tum và 9 huyện gồm Đắk Glei, Đắk Hà, Đắk Tô, Ia H'Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum khổ lớn năm 2022

Bản đồ tỉnh Gia Lai

Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên [Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên], Việt Nam.

Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.

1 thành phố Pleiku

2 thị xã An Khê và Ayun Pa

14 huyện gồm Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện   

PHÓNG TO

Bản đồ hành chỉnh tỉnh Gia Lai năm 2022

Bản đồ tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"Đ- 108°59'37"Đ và từ 12°9'45"B - 13°25'06"B. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai
  • Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà
  • Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông
  • Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193 km.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Buôn Ma Thuột, 1 thị xã Buôn Hồ và 13 huyện,Buôn Đôn; Cư Kuin, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M'Đrắk.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Daklak khổ lớn năm 2022

Bản đồ tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Tỉnh Đắk Nông có vị trí địa lý:

  • Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
  • Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía nam giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km.

Tỉnh Đắk Nông có 08 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.

PHÓNG TO 1

Bản đồ Hành Chính tỉnh Đắk Nông khổ lớn năm 2022

Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý:

  • Phía Đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa
  • Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận
  • Phía Tây giáp Đắk Nông
  • Phía Tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
  • Phía Nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc.

Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh [TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc] và 10 huyện [Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà], với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng khổ lớn năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề