Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là gì

Mình năm nay 18 tuổi, vừa học xong chương trình phổ thông trung học. Tôi muốn hỏi là nếu như tôi tham gia dân quân tự vệ thì tôi có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của dân quân tự vệ như thế nào? - câu hỏi của bạn Thành Nhơn đến từ An Giang.

Dân quân tự vệ là ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.
...

Bên cạnh đó, Điều 3 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:

Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Như vậy, Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.

Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? [Hình từ Internet]

Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ được quy định tại Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019, quy định thành phần của Dân quân tự vệ bao gồm:

+ Dân quân tự vệ tại chỗ;

+ Dân quân tự vệ cơ động;

+ Dân quân thường trực;

+ Dân quân tự vệ biển;

+ Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Bên cạnh đó Điều 2 Luật này định nghĩa cụ thể như sau:

+ Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu [sau đây gọi chung là thôn] và ở cơ quan, tổ chức.

+ Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

+ Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không?

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:

Nghĩa vụ quân sự
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a] Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

Như vậy, thì nếu bạn thuộc trường hợp là “Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;” thì bạn sẽ được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa.

Chủ Đề