Xem điểm tích lũy trường Đại học Công nghiệp

Sinh viên IUH tiếp tục đạt giải cao tại Imagine Cup 2016

Đúng 8g 30 sáng ngày 06/04/2016, vòng chung kết quốc gia Imagine cup 2016 do Microsoft tổ chức đã được diễn ra tại The American Center HCMC, số 34 Lê Duẩn, Tp. Hồ Chí Minh. Vòng chung kết năm nay có 2 hạng mục chính là Innovation và World Citizenship với 7 đội dự thi [4 đội Innovation và 3 đội...

Sinh Viên Cần Biết

Đánh giá hệ thống tính điểm tích lũy mới của đh công nghiệp iuh. thay đổi cách tính điểm tích lũy mới cho sinh viên IUH

[tintuc]

Đánh giá hệ thống tính điểm tích lũy mới của đh công nghiệp iuh
Bắt đầu từ năm nay - năm học 2014-2015 trường ĐH Công nghiệp TPHCM thay đổi cách tính điểm tích lũy mới cho sinh viên. Cách tính điểm tích lũy mới này sẽ có lợi cho sinh viên. Cụ thể
8.5 -> 10  sẽ được hệ số [A] [4] 7.0 -> 8.4 sẽ được hệ số [B] [3] 5.5 >  6.9 sẽ được hệ số [C] [2] 4.0 >  5.4 sẽ được hệ số [D] [1]

Cách tính điểm tích lũy mới

9.0 -> 10  sẽ được hệ số [A+] [4] 8.5 -> 8.9  sẽ được hệ số [A] [4]

8.0 -> 8.4 sẽ được hệ số [B+] [3.5]

7.0 -> 7.9 sẽ được hệ số [B] [3]

6.5 >  6.9 sẽ được hệ số [C+] [2.5]

5.5 >  6.4 sẽ được hệ số [C] [2.0]

5.0 > 5.4 sẽ được hệ số [D+] [1.5]

4.0 > 4.9 sẽ được hệ số [D] [1.0]
Điểm trung bình cuối môn sẽ rớt và nhận điểm F
Lưu ý: Hiện nay theo quy chế là điểm giữa kỳ và thường kỳ =4đ. Nên các em cố gắng lên cho qua môn nhé!

Do đó lợi thể là bạn sẽ có thêm các điểm [B+], [C+], [D+] tăng thêm được 0.5


Quy chế cách tính tín chỉ:

Đề hiểu rõ hơn các bạn xem file đầy đủ



Có cột điểm giữa kì 1.3 những vẫn được qua môn

Ảnh được share từ một bạn trong group iuh

Chúc các bạn săn được những điểm tích lũy mong muốn!

[/tintuc]

[tintuc]Ẩn slide trong powerpoint là gì?
Khi thuyết trình bằng Powerpoint có 1 số slide bạn không muốn trình chiếu lên máy chiếu. Cách thông thường mà các bạn thường sử dụng là xó…

[Ban hành theo Quyết định số 1482/QĐ-ĐHCN ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh]

Điều 4. Các hệ đào tạo và thời gian đào tạo

1. Các hệ đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đa bậc, đa hệ, đa hình thức, đa ngành với đầu vào của các bậc, các hệ, các hình thức đào tạo, các ngành khác nhau và thời gian đào tạo của các bậc, các hệ, các hình thức, các ngành cũng khác nhau, cụ thể như sau: – Đào tạo trình độ đại học chính quy: thực hiện 3,5 – 4,5 năm; – Đào tạo trình độ đại học liên thông từ trung cấp: thực hiện 2,5 – 3,5 năm; – Đào tạo trình độ đại học liên thông từ cao đẳng: thực hiện 1,5 – 2 năm; – Đào tạo trình độ đại học vừa làm vừa học: thực hiện 4 – 5 năm; – Đào tạo trình độ đại học liên thông đại học – đại học: thực hiện 2,5 – 3 năm;

– Đào tạo trình độ cao đẳng: thực hiện 2,5 năm.

2. Thời gian của khóa đào tạo a] Thời Thời gian kế hoạch của một khóa đào tạo là thời gian cần thiết để sinh viên hoàn thành một chương trình học tập cụ thể. Thời gian kế hoạch được quy định cụ thể trong mỗi chương trình đào tạo tương ứng của các bậc, hệ, ngành và chuyên ngành đào tạo; b] Thời gian tối đa và tối thiểu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ: mỗi sinh viên tùy theo điều kiện kinh tế, sức khỏe, năng lực của bản thân mà có thể đăng ký học kéo dài hoặc rút ngắn so với thời gian kế hoạch. Tuy nhiên, thời gian kéo dài và rút ngắn chỉ được giới hạn trong phạm vi cho phép; Thời gian tối đa và tối thiểu của một khóa đào tạo là thời gian dài nhất và ngắn nhất mà mỗi sinh viên được phép đăng ký để hoàn thành khóa học của riêng mình;

c] gian kế hoạch [thời gian chính thức], thời gian tối đa và tối thiểu đối với các bậc, hệ, ngành và chuyên ngành đào tạo khác nhau được quy định cụ thể trong Bảng 1 dưới đây.

Loại hình đào tạo Thời gian đào tạo [tính theo năm] Chính thức Tối đa Tối thiểu
ĐH chính quy 3.5 5.5 3
4 6 3
4.5 7.5 3.5
ĐH liên thông từ trình độ trung cấp 2.5 5 2
3 6 2.5
3.5 7 3
ĐH liên thông từ trình độ cao đẳng 1.5 3 1
2 4 1.5
ĐH theo hình thức vừa làm vừa học 4 8 3
4.5 9 3.5
5 10 4
ĐH văn bằng 2 2.5 5 1.5
3 6 2
Cao đẳng 2.5 4 2

3. Các trường hợp được kéo dài thời gian đào tạo tối đa a] Sinh viên tạm dừng học do tham gia lực lượng vũ trang nhân dân [thi hành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân]: thời gian học tập tối đa được cộng thêm bằng thời gian đã tạm dừng do thi hành nghĩa vụ đối với đất nước [nhưng tối đa không quá 3 năm] và được căn cứ theo các minh chứng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp [ví dụ: quyết định nhập ngũ, xuất ngũ]; b] Các học kỳ được phép tạm dừng học và các học kỳ học ở trường khác trước khi chuyển về Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đều được tính chung vào thời gian tối đa này; c] Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành thì không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình; d] Khi đã hết thời gian đào tạo tối đa [kể cả thời gian kéo dài], nếu sinh viên vẫn chưa đủ điều kiện tốt nghiệp thì sẽ bị buộc thôi học. Các sinh viên đại học chính quy hết thời gian đào tạo tối đa, nếu có nguyện vọng chuyển xuống bậc đào tạo thấp hơn hoặc các hệ đào tạo không chính quy thì Nhà trường sẽ cho phép chuyển [nếu Trường đang còn đào tạo các bậc này hoặc đang có đào tạo các hệ này];

e] Các trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

Điều 6. Học phần và tín chỉ

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập. Học phần được bố trí giảng dạy và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học. Nội dung của một học phần có thể là một lượng kiến thức độc lập, tương đối trọn vẹn hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều học phần nhỏ hơn. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã riêng.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. a] Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy để đảm bảo mặt bằng trình độ đào tạo chung của mọi sinh viên ở một cấp hoặc một hệ đào tạo;

b] Học phần tự chọn: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của Nhà trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tùy ý lựa chọn để tích lũy đủ các kiến thức, kỹ năng phụ trợ theo quy định cho mỗi chương trình đào tạo. Học phần tự chọn trong mỗi học kỳ có thể được phân bổ trong một nhóm các môn học hoặc được chia thành nhiều nhóm. Nếu chỉ có một nhóm thì sinh viên, cần đăng ký tối thiểu bằng số tín chỉ yêu cầu trong phần tự chọn. Trong trường hợp phần tự chọn được chia thành nhiều nhóm thì sinh viên cần đăng ký số tín chỉ trong mỗi nhóm tối thiểu bằng số tín chỉ yêu cầu của nhóm đó.

3. Cách tổ chức dạy – học các học phần a] Học phần tiên quyết: học phần A là học phần tiên quyết của học phần B khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký và học hoàn tất [với kết quả đạt] học phần A; b] Học phần học trước: học phần A là học phần học trước của học phần B khi điều kiện bắt buộc để học học phần B là sinh viên đã đăng ký và học học phần A ở học kỳ trước đó [học hết nội dung chương trình và tham gia kỳ đánh giá cuối cùng nhưng có thể kết quả chưa đạt]; c] Học phần song hành: học phần B là học phần song hành đối với học phần A khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học học phần A. Sinh viên được phép học học phần B đồng thời hoặc sau học phần A; d] Học phần thay thế: học phần thay thế được sử dụng thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo khóa trước nhưng khóa sau không còn tổ chức giảng dạy nữa, hoặc là một học phần tự chọn thay cho một học phần tự chọn khác mà sinh viên học nhưng không đạt [điểm f]; hoặc áp dụng cho những trường hợp: cùng một học phần nhưng số tín chỉ của học phần khóa sau khác với khóa trước; e] Học phần tương đương: học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại Trường hoặc trường khác, được phép tích lũy để thay cho một hay một nhóm học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo. Học phần tương đương phải có nội dung giống ít nhất 75% và có số tín chỉ tương đương với học phần xem xét. Các học phần tương đương hay nhóm học phần tương đương hoặc thay thế do đơn vị đào tạo quản lý chuyên môn đề xuất; f] Học phần điều kiện: học phần mà sinh viên phải hoàn thành nhưng kết quả học không dùng để tính điểm trung bình chung tích lũy [ĐTBCTL], bao gồm các học phần sau: Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Giáo dục Thể chất và các học phần khác được quy định trong chương trình đào tạo;

g] Học phần tích lũy: học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D. Tổng số tín chỉ của các học phần này tính từ lúc bắt đầu khoá học đến thời điểm xét, được gọi là Khối lượng kiến thức tích lũy.

4. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo, đồng thời là đơn vị dùng để đánh giá khối lượng học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích lũy được. a] Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc thực hành, thảo luận trên lớp lý tuyết; 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận thực hiện tại các phòng thực hành – thí nghiệm hoặc phòng chuyên đề; 45 tiết làm chuyên đề, đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc 60 giờ thực tập tại doanh nghiệp. Trong các trường hợp khác, Hiệu trưởng sẽ quy định thời lượng học tập của một tín chỉ; b] Để tiếp thu được lượng kiến thức và kỹ năng của một tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp; c] Một tiết học lý thuyết, thực hành có thời lượng 50 phút;

d] Học phí tín chỉ: được xác định căn cứ theo chi phí của các hoạt động giảng dạy, học tập và cơ sở vật chất tính cho một tín chỉ. Học phí thu theo học kỳ, được xác định theo số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ đó. Mức học phí do Hiệu trưởng quy định cho từng bậc học và từng hệ đào tạo theo từng năm học [có quy định riêng].

Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập

1. Sinh viên phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt [để học lại] và một số học phần đã đạt [để cải thiện điểm, nếu có] căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

2. Khối lượng học tập mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ chính [trừ học kỳ cuối]: sinh viên phải đăng ký tối thiểu 12 tín chỉ và tối đa 30 tín chỉ trong mỗi học kỳ chính. Nếu số tín chỉ của chương trình đào tạo ít hơn số tín chỉ được quy định tại khoản này, sinh viên có thể đăng ký học phần theo quy định tại khoản này.
Riêng số tín chỉ tối thiểu để được xét học bổng Khuyến khích học tập được quy định trong Quy định xét cấp học bổng cho sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đăng ký học phần a] Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải theo dõi thông báo của Trường để nắm thông tin về các học phần sẽ mở trong học kỳ và đăng ký các học phần qua cổng thông tin sinh viên. Kết quả đăng ký học tập của mỗi sinh viên được thông báo trong tài khoản sinh viên và trên website Trường. Kết quả đăng ký học phần ghi rõ tên học phần, mã học phần, mã lớp, số tín chỉ của mỗi học phần, lịch học của các học phần; b] Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó;

c] Việc đăng ký các học phần ở mỗi học kỳ phải bảo đảm các điều kiện ràng buộc về tính tiên quyết, học phần học trước, học phần học sau và học phần song hành [nếu có] được quy định trong từng chương trình đào tạo cụ thể.

4. Sinh viên phải đăng ký học các lớp Tiếng Anh theo lộ trình của chương trình đào tạo để đủ điều kiện được công nhận tốt nghiệp về trình độ Tiếng Anh. Sinh viên hệ chính quy chương trình Chất lượng cao được học tăng cường thêm Tiếng Anh. Sinh viên khóa mới nhập học phải tham gia kỳ thi sát hạch Tiếng Anh để được xếp lớp phù hợp với trình độ. Sinh viên đã có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế [còn hiệu lực] cần liên hệ với Khoa Ngoại ngữ của Trường trước thời gian tổ chức thi sát hạch để được hỗ trợ giải quyết theo quy định.

5. Đối với khóa mới nhập học, các đơn vị đào tạo đăng ký học phần ở học kỳ thứ nhất cho sinh viên theo thời khóa biểu cho trước. Từ học kỳ thứ hai đến cuối khóa học, sinh viên căn cứ vào Niên giám và các lớp học phần được mở, tự đăng ký học phần học tập cho bản thân qua cổng đăng ký học phần trực tuyến của Trường.

6. Sinh viên xem kết quả đăng ký học tập trên cổng thông tin sinh viên. Nếu có vướng mắc, sinh viên liên hệ bộ phận giáo vụ của đơn vị đào tạo để được giải quyết. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn vị đào tạo tổng hợp thông tin và gửi Phiếu đề nghị giải quyết công việc để Phòng Đào tạo hỗ trợ.

Điều 11. Rút bớt các học phần sau khi đăng ký

1. Sinh viên chỉ được rút bớt học phần đã đăng ký trong thời gian Phòng Đào tạo chưa khóa lớp học phần. 2. Sau khi đã hết thời hạn cho phép rút bớt các học phần, sinh viên đã được chấp nhận đăng ký các học phần phải đóng học phí cho những học phần đã được chấp nhận mở lớp. Nếu không đóng học phí đúng thời hạn quy định, phần mềm sẽ tự động hủy đăng ký tất cả các học phần mà sinh viên chưa đóng phí. 3. Những học phần sinh viên đã đăng ký và đóng học phí mà không học thì được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F học phần đó.

4. Khi học phần đã được triển khai giảng dạy, Nhà trường không chấp thuận cho sinh viên rút bớt các học phần.

Điều 12. Đăng ký học lại và học cải thiện điểm

1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt. Sinh viên phải thường xuyên theo dõi kế hoạch mở lớp học phần do Phòng Đào tạo ban hành để chủ động đăng ký. 2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc được đổi sang học phần tự chọn khác với điều kiện các học phần tự chọn đó phải nằm trong cùng một nhóm, ở cùng học kỳ trong kế hoạch đào tạo. 3. Sinh viên có thể cải thiện điểm tích lũy bằng cách đăng ký học các học phần tự chọn nhiều hơn số học phần tự chọn quy định trong cùng học kỳ và sẽ lấy các học phần tự chọn có điểm cao nhất để tính vào điểm tích lũy.

4. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, sinh viên có học phần đạt điểm A, B+, B, C+, C, D+, D được phép đăng ký học cải thiện điểm [sinh viên phải làm đơn gửi đơn vị đào tạo].

Điều 13. Đăng ký các học phần mở rộng

1. Sinh viên có nguyện vọng học các học phần mở rộng [học phần không có trong chương trình của ngành đang học] làm đơn đăng ký tại đơn vị đào tạo. Nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ học phần đó và được bảo lưu kết quả trong 5 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ. 2. Học phí của học phần mở rộng thu theo bậc đào tạo của học phần được mở và không được miễn giảm.

3. Học phần mở rộng không tính vào điểm trung bình chung tích lũy.

Điều 14. Xếp trình độ năm đào tạo

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau: 1. Sinh viên năm thứ nhất: nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 36 tín chỉ. 2. Sinh viên năm thứ hai: nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 36 tín chỉ đến dưới 72 tín chỉ. 3. Sinh viên năm thứ ba: nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 72 tín chỉ đến dưới 108 tín chỉ.

4. Sinh viên năm thứ tư trở lên: nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 108 tín chỉ trở lên.

Điều 15. Tổ chức dạy và học trực tuyến

1. Nhà trường cho phép các đơn vị đào tạo kết hợp giảng dạy trực tiếp với giảng dạy trực tuyến để sinh viên có điều kiện tiếp cận với nhiều phương thức tổ chức đào tạo khác nhau. 2. Đối với chương trình đào tạo theo hình thức chính quy tập trung và liên thông vừa làm vừa học, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, Nhà trường sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Công tác tổ chức dạy và học trực tuyến được thực hiện theo các quy định hiện hành của Trường về dạy – học trực tuyến.

Điều 16. Nghỉ học có phép

Sinh viên xin nghỉ trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải nộp đơn xin phép có xác nhận của lãnh đạo đơn vị đào tạo trong vòng 1 tuần kể từ ngày nghỉ học. Nếu sinh viên nghỉ học có phép vượt quá 20% tổng số tiết của học phần thì việc sinh viên được phép thi cuối kỳ hay không sẽ do giảng viên phụ trách học phần quyết định.

Điều 17. Nghỉ học tạm thời

1. Sinh viên được quyền nộp đơn xin nghỉ học tạm thời gửi Phòng Đào tạo trình Ban Giám hiệu phê duyệt và được bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau: a] Được điều động vào lực lượng vũ trang; b] Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế; c] Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; d] Vì nhu cầu cá nhân. Các quy định đối với trường hợp này như sau: – Sinh viên đã học ít nhất một học kỳ ở Trường, phải đạt ĐTBCTL không dưới 2.00 [tính theo thang điểm 4] và không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học hoặc bị xem xét kỷ luật; – Nhà trường chỉ giải quyết cho sinh viên được nghỉ học tạm thời đối với 2 học kỳ chính và không áp dụng đối với học kỳ hè; thời gian duyệt cho sinh viên nghỉ học tạm thời tính theo học kỳ chính thức, mỗi lần không vượt quá 6 tháng và không quá 2 lần cho 1 chương trình học; – Sinh viên phải nộp đơn xin nghỉ tạm thời về Phòng Đào tạo trước khi học kỳ đó bắt đầu. Nếu sinh viên làm hồ sơ sau khi học kỳ xin nghỉ tạm đã diễn ra quá 1 tháng thì Nhà trường sẽ không giải quyết cho hoàn phí, rút phí; – Để đảm bảo sinh viên hoàn thành đúng tiến độ học tập, Nhà trường chỉ giải quyết cho sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong thời gian học tập chính thức. Thời gian cho sinh viên nghỉ học tạm thời được tính vào tổng thời gian học chính thức quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

2. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp, chậm nhất một tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới, sinh viên phải nộp đơn cho ĐVĐT xác nhận và chuyển về Phòng Đào tạo trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

1. Sinh viên được xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp sinh viên đang bị Nhà trường xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. 2. Thủ tục xin thôi học như sau: sinh viên làm đơn gửi đơn vị đào tạo xác nhận sau khi giảng viên chủ nhiệm có ý kiến về lý do xin thôi học, sau đó sinh viên nộp đơn và các hồ sơ có liên quan về Phòng Đào tạo để trình Ban Giám hiệu phê duyệt và ra quyết định cho thôi học.

3. Sinh viên đã có quyết định thôi học nếu muốn quay trở lại Trường học thì phải dự tuyển đầu vào theo các quy định tuyển sinh của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 19. Cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học

1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn học tập cho phép của CTĐT. Việc cảnh báo kết quả học tập của sinh viên dựa trên một trong các điều kiện sau: a] Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24 tín chỉ; b] ĐTBCHK đạt dưới 0.80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1.00 đối với các học kỳ tiếp theo; c] ĐTBCTL đạt dưới 1.20 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1.40 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1.60 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba, hoặc dưới 1.80 đối với sinh viên trình độ các năm tiếp theo và cuối khóa. 2. Sau mỗi học kỳ, Nhà trường sẽ xem xét và thông báo cho sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a] Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá 2 lần liên tiếp; b] Vượt quá thời gian tối đa được phép học tập tại Trường theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này; c] Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ trong các kỳ thi hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của Trường; d] Tự ý bỏ học 2 học kỳ liên tiếp. 3. Chậm nhất một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, Phòng Công tác sinh viên phải thông báo về địa phương, nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

Trường hợp sinh viên bị thôi học theo quy định nếu có nhu cầu học chương trình thấp hơn thì tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm sẽ được xem xét cho học và được bảo lưu các học phần đã đạt. Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 20. Chuyển trường; chuyển ngành; chuyển bậc, chương trình và hình thức đào tạo; chuyển cơ sở học tập

1. Chuyển trường a] Sinh viên được xem xét chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau: – Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này; – Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại trường chuyển đến; – Trường chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; – Được sự đồng ý của trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến. b] Thủ tục chuyển trường: – Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của Nhà trường; – Hiệu trưởng sẽ quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận đối với sinh viên xin chuyển đến. Đối với các trường hợp sinh viên được chấp nhận chuyển đến, Hiệu trưởng sẽ quyết định việc tiếp tục học tập của sinh viên, công nhận điểm các học phần của sinh viên chuyển đến, quy định việc chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung trên cơ sở so sánh CTĐT ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

2. Chuyển ngành đào tạo

a] Căn cứ vào nhu cầu chuyển ngành của sinh viên và điều kiện thực tế của Trường, Nhà trường cho phép sinh viên được xét chuyển ngành học nếu đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau: – Có kết quả xét tuyển đầu vào của ngành đang học không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành xin chuyển đến và cùng năm tuyển sinh của bậc, hệ đào tạo tương ứng; – Không thuộc diện buộc thôi học hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. b] Thời gian được phép xin chuyển ngành: – Chuyển ngành theo nhu cầu cá nhân: sinh viên chỉ được xin chuyển ngành đào tạo từ năm học thứ hai trở đi [trừ năm học cuối, tính theo thời gian học tập chính thức được quy định tại Điều 4 của Quy chế này]. Sinh viên trực tiếp liên hệ Phòng Đào tạo để làm hồ sơ chuyển ngành theo quy định của Nhà trường; – Đối với trường hợp tách ngành, chuyên ngành trong cùng nhóm ngành, ngành [chuyển ngành tập thể] trong đợt tuyển sinh chung thì thời điểm tách ngành, chuyên ngành do đơn vị đào tạo đề xuất Phòng Đào tạo trình Ban Giám hiệu phê duyệt. c] Sinh viên chỉ được xét chuyển ngành học một lần trong suốt khóa học. Khi được chấp thuận chuyển sang ngành mới thì sinh viên được xét chuyển điểm các học phần có nội dung, khối lượng kiến thức tương đương. Thời hạn học tập tối đa của sinh viên được tính theo thời hạn học tập của ngành ban đầu; d] Khi sinh viên chuyển ngành học thì những học phần đã được tích lũy sẽ không phải học lại nếu ngành mới có học phần này. Đối với sinh viên từ trường khác chuyển đến, Nhà trường dựa vào kết quả học tập của sinh viên để xem xét miễn hoặc chuyển điểm cho các học phần tương ứng trong chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này. Thời gian có giá trị của các học phần không quá thời gian tối đa được phép học tại Trường theo quy định.

3. Chuyển bậc, chương trình và hình thức đào tạo

a] Sinh viên bậc đại học xin chuyển xuống bậc thấp hơn thì tùy trường hợp, Nhà trường sẽ xem xét giải quyết [nếu Trường đang còn đào tạo các bậc này]; b] Sinh viên bậc đại học chương trình đại trà có thể xin chuyển sang bậc đại học chương trình chất lượng cao của Trường nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này. Sinh viên bậc đại học chương trình chất lượng cao không được xin chuyển sang bậc đại học chương trình đại trà của Trường. Sinh viên muốn xin chuyển chương trình đào tạo phải làm đơn gửi Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt [thông qua Phòng Đào tạo] sau học kỳ đầu tiên; c] Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này đối với hình thức chuyển đến.

4. Chuyển cơ sở học tập

a] Sinh viên trúng tuyển đầu vào tại Phân hiệu của Trường theo chương trình 1+3 hoặc 2+2, sau khi kết thúc năm học thứ nhất [đối với chương trình 1+3] hoặc kết thúc năm học thứ hai [đối với chương trình 2+2] sẽ được Phòng Đào tạo và Phân hiệu làm các thủ tục chuyển từ Phân hiệu về Cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, sinh viên sẽ được chuyển vào chương trình đào tạo, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại Cơ sở chính của Trường theo đề án tuyển sinh đã được công bố; Nếu sinh viên trúng tuyển đầu vào tại Phân hiệu muốn chuyển ngành thì phải thỏa các điều kiện được quy định tại khoản 2, Điều 20 của Quy chế này; b] Sinh viên trúng tuyển đầu vào tại Phân hiệu của Trường không theo chương trình 1+3 hoặc 2+2 muốn xin chuyển đổi cơ sở đào tạo thì điểm xét tuyển đầu vào không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo tại cơ sở đào tạo xin chuyển đến;

c] Trong các trường hợp khác, việc chuyển cơ sở học tập sẽ do Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

Điều 21. Học cùng lúc hai chương trình

1. Trong quá trình học tập tại Trường, nếu có đủ điều kiện và khả năng, sinh viên có thể đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng hoặc học thêm các học phần ngoài CTĐT của ngành đang học để bổ sung kiến thức. Sinh viên muốn học chương trình thứ hai phải nộp đơn cho Phòng Đào tạo trình Ban Giám hiệu theo mẫu quy định. 2. Sinh viên chỉ được đăng ký học chương trình thứ hai kể từ khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau: a] Học lực tính theo ĐTBCTL từ 2.50 trở lên [theo thang điểm 4] và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh; b] Học lực tính theo ĐTBCTL từ 2.00 trở lên [theo thang điểm 4] và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh. 3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới 2.00 [theo thang điểm 4] hoặc sinh viên thuộc diện bị cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo. Khi đó, sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai và không được hoàn phí, rút phí, chuyển phí của các học phần đã đăng ký học. 4. Thời gian tối đa được phép học tập tại Trường đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất được quy định tại Điều 4 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả học tập của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

5. Sinh viên chỉ được đăng ký xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Điều 23. Học liên thông đối với người có văn bằng khác

1. Thí sinh dự tuyển chương trình đào tạo liên thông bậc đại học phải có bằng trung cấp, trung cấp nghề đối với liên thông từ trung cấp lên đại học; bằng cao đẳng, cao đẳng nghề đối với liên thông từ cao đẳng lên đại học. Ngành hoặc chuyên ngành đã tốt nghiệp của người dự tuyển liên thông phải phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký xét tuyển. Phương thức tuyển sinh trình độ liên thông căn cứ theo Đề án tuyển sinh của Nhà trường. 2. Người đã tốt nghiệp đại học được dự tuyển và học liên thông để nhận thêm một bằng tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh của một ngành đào tạo khác [liên thông đại học – đại học]. Điều kiện để mở hình thức đào tạo liên thông là Nhà trường đã tuyển sinh được tối thiểu 03 khóa theo ngành đào tạo và hình thức đào tạo mà người học lựa chọn.

3. Sinh viên học chương trình đào tạo liên thông được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ những học phần có nội dung, khối lượng kiến thức đã tích lũy của những chương trình đào tạo khác theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này.

Điều 24. Xử lý vi phạm đối với sinh viên

1. Sinh viên có gian lận trong quá trình làm bài kiểm tra, thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, đồ án, khoá luận tốt nghiệp, … sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. 2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai. 3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện xét tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ. Người sử dụng các hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà trường và các quy định pháp luật liên quan.

4. Các trường hợp vi phạm khác của người học sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Quy chế công tác sinh viên hiện hành của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 25. Đánh giá kết quả học tập của mỗi học phần

1. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho mỗi học phần theo học chế tín chỉ là đánh giá toàn bộ quá trình học tập, được cụ thể hóa qua các điểm thành phần của học phần. 2. Mỗi học phần lý thuyết được đánh giá bao gồm 3 thành phần sau: a] Điểm kiểm tra thường kỳ/Điểm quá trình tham gia học tập [viết tắt là ĐTBKTTK]: do giảng viên phụ trách học phần ghi nhận; tính theo thời gian sinh viên tham gia lớp học trực tiếp [hoặc trực tuyến] và các hoạt động khác được quy định trong đề cương chi tiết học phần; Điểm kiểm tra thường kỳ phải có 2 cột điểm đối với các học phần có từ 1 đến 2 tín chỉ và có 3 cột điểm đối với các học phần có từ 3 tín chỉ trở lên. Điểm trung bình kiểm tra thường kỳ bằng trung bình cộng của các cột điểm; b] Điểm kiểm tra giữa học phần [gọi là Điểm giữa kỳ – viết tắt là ĐGK]: do giảng viên phụ trách học phần ghi nhận căn cứ theo quy định trong đề cương chi tiết học phần; Đơn vị đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá hai thành phần ĐTBKTTK và ĐGK theo thang điểm 10 và lẻ một chữ số thập phân. Các thành phần điểm này được thể hiện trong danh sách dự thi cuối kỳ để sinh viên tham gia dự thi ký tên và xác nhận điểm tại buổi thi kết thúc học phần. Sinh viên có điểm thi giữa kỳ bằng 0 sẽ không được dự thi kết thúc học phần; c] Điểm thi kết thúc học phần [viết tắt là ĐKTHP]: là kết quả bài thi kết thúc học phần của sinh viên. Hình thức thi cuối kỳ được quy định trong đề cương chi tiết học phần. Điểm thi kết thúc học phần cần đạt tối thiểu là 3.0 [theo thang điểm 10]. Nếu điểm thi kết thúc học phần nhỏ hơn 3.0 thì điểm tổng kết học phần bằng điểm thi kết thúc học phần [ghi nhận điểm F]; Điểm tổng kết học phần lý thuyết được tính theo công thức tính như sau: ĐTKHP = 50% ĐKTHP + 30% ĐGK + 20% ĐTBKTTK Trong đó: – ĐTKHP: điểm tổng kết học phần; – ĐKTHP: điểm kết thúc học phần; – ĐGK: điểm thi giữa kỳ; – ĐTBKTTK: điểm trung bình kiểm tra thường kỳ. 3. Đối với học phần thí nghiệm, thực hành được tính điểm như sau: Điểm thực hành phải có 3 cột điểm đối với các học phần có từ 1 đến 2 tín chỉ và phải có 5 cột điểm đối với các học phần có từ 3 tín chỉ trở lên. Điểm tổng kết của học phần thí nghiệm, thực hành là điểm trung bình cộng của các cột điểm thực hành trong lớp học phần. Các sinh viên cùng lớp học thực hành phải có số cột điểm thực hành bằng nhau. 4. Đối với học phần tích hợp [có cả lý thuyết và thí nghiệm/thực hành] Học phần tích hợp có hai thành phần tính điểm như sau: – Đối với số tín chỉ lý thuyết [gọi là Điểm lý thuyết – viết tắt là ĐLT]: căn cứ vào số tín chỉ lý thuyết của học phần để tính điểm như học phần lý thuyết theo quy định tại khoản 2 Điều này; – Đối với số tín chỉ thực hành [gọi là Điểm thực hành – viết tắt là ĐTH]: căn cứ vào số tín chỉ thực hành của học phần để tính điểm như học phần thực hành theo quy định tại khoản 3 Điều này; – Điểm tổng kết học phần tích hợp được tính theo công thức sau: ĐTKHP = [ĐLT*jlt + ĐTH*jth]/N Trong đó: jlt là số tín chỉ phần lý thuyết, jth là số tín chỉ phần thực hành và N là tổng số tín chỉ của học phần [N= jlt+ jth]. 5. Các học phần thực tập doanh nghiệp và khóa luận tốt nghiệp chỉ có một cột điểm tổng kết học phần.

Lưu ý: Các điểm thành phần và điểm tổng kết từng học phần được tính theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân [làm tròn đến 0.1].

Điều 26. Quy đổi điểm đánh giá học phần

1. Điểm kiểm tra thường kỳ, điểm giữa kỳ và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 [từ 0 đến 10] làm tròn theo nguyên tắc sau: nếu điểm thi có phần lẻ dưới 0.25 thì làm tròn thành 0.0; nếu điểm thi có phần lẻ từ 0.25 đến dưới 0.75 thì làm tròn thành 0.5; nếu điểm thi có phần lẻ từ 0.75 đến dưới 1.00 thì làm tròn thành 1.0. 2. Điểm tổng kết học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm tổng kết học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân [làm tròn đến 0.1], sau đó được chuyển thành thang điểm chữ như sau:

a] Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

Thang điểm 10 Thang điểm chữ
9.0 – 10 A+
8.5 – 8.9 A
8.0 – 8.4 B+
7.0 -7.9 B
6.0 – 6.9 C+
5.5 – 5.9 C
5.0 – 5.4 D+
4.0 – 4.9 D

b] Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập [Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh, Chứng chỉ tiếng Anh, Chứng chỉ Tin học]; Điểm P: từ 5.0 trở lên.

c] Loại không đạt:

Thang điểm 10 Thang điểm chữ
0.0 – 3.9 F

d] Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập: Điểm I: chưa đủ dữ liệu đánh giá [điểm học phần chưa hoàn thiện do được hoãn thi đúng quy định]; Điểm X: thiếu dữ liệu đánh giá [do điểm học phần chưa hoàn thiện]; Điểm R: đối với những học phần được Nhà trường cho phép chuyển điểm, miễn học hoặc công nhận tín chỉ; Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0.

Lưu ý: Sinh viên bị nhiều điểm D trong mỗi học kỳ và từng năm học hãy thận trọng và cần nỗ lực trong học tập vì ảnh hưởng đến điểm tích lũy và ảnh hưởng đến việc xét công nhận tốt nghiệp do điểm trung bình chung tích lũy dưới mức điểm C [dưới 2.00 của thang điểm 4].

Điều 27. Cách tính điểm trung bình chung

Để tính ĐTBCHK và ĐTBCTL, mức điểm chữ của mỗi học phần được quy đổi qua điểm số [thang điểm 4] như sau:

Thang điểm chữ Thang điểm 4
A+ 4.0
A 3.8
B+ 3.5
B 3.0
C+ 2.5
C 2.0
D+ 1.5
D 1.0
F 0.0

ĐTBCHK và ĐTBCTL được làm tròn đến 2 chữ số thập phân [làm tròn đến 0.01] a] ĐTBCHK là căn cứ để xét cấp học bổng cho sinh viên, Nhà trường có quy định riêng về học bổng Khuyến khích học tập [được quy định chi tiết trong Quy định xét cấp học bổng cho sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh];

Lưu ý: Học bổng chỉ được cấp trong thời gian kế hoạch [thời gian chính thức] của khóa đào tạo, trừ học kỳ cuối. Sinh viên đang trong thời gian nghỉ học tạm thời không thuộc diện xét cấp học bổng. Sinh viên học chương trình thứ hai không được xét cấp học bổng.

b] ĐTBCTL toàn khóa học là căn cứ để xét tốt nghiệp và xếp hạng tốt nghiệp;

c] Điểm trung bình chung năm học là căn cứ để xét khen thưởng, xếp hạng học lực sau mỗi năm học;

Điều 31. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ

1. Kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được Nhà trường xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học. 2. Hội đồng chuyên môn của Nhà trường sẽ xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ: a] Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần; b] Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần; c] Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.

3. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo.

Điều 33. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: a] Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; b] Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên [theo thang điểm 4]; c] Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập; d] Có các Chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất [trừ sinh viên đại học liên thông, vừa làm vừa học]; e] Có trình độ tiếng Anh và Chứng chỉ Công nghệ Thông tin theo yêu cầu như sau: – Các khóa tuyển sinh từ năm 2021 trở về sau: + Bậc đào tạo đại học chính quy và chất lượng cao: chứng chỉ tiếng Anh cấp độ B1 hoặc tương đương trở lên; + Bậc đào tạo đại học vừa làm vừa học, đại học liên thông: chứng chỉ tiếng Anh cấp độ A2 hoặc tương đương trở lên; + Có Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản. – Các khóa tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2020: + Bậc đào tạo đại học chính quy: điểm TOEIC đạt tối thiểu 450; + Bậc đào tạo đại học vừa làm vừa học, đại học liên thông: điểm TOEIC đạt tối thiểu 350; + Bậc cao đẳng: điểm TOEIC đạt tối thiểu 350; + Có Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản. – Các khóa tuyển sinh từ năm 2014 đến 2016: + Bậc đào tạo đại học chính quy: điểm TOEIC đạt tối thiểu 400; + Bậc đào tạo đại học vừa làm vừa học, đại học liên thông: điểm TOEIC tối thiểu 350; + Bậc cao đẳng: điểm TOEIC đạt tối thiểu 350; + Có Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản. – Các khóa tuyển sinh trước năm 2014: + Bậc đào tạo đại học chính quy: chứng chỉ C tiếng Anh hoặc tương đương; + Bậc đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học, đại học liên thông và cao đẳng: chứng chỉ B tiếng Anh hoặc tương đương; + Có chứng chỉ A tin học.

Lưu ý:


– Trường hợp 1: Sinh viên không đạt điểm TOEIC hoặc chứng chỉ B hay C theo điều kiện ở trên mà có các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương [còn hiệu lực] sẽ được Nhà trường xem xét, đối chiếu với Bảng quy đổi điểm các chứng chỉ tiếng Anh dưới đây để công nhận đủ điều kiện về trình độ tiếng Anh.

KNLNNVN CEFR TOEIC IELTS TOEFL ITP TOEFL iBT Cambridge Exam
Bậc 3 B1 450 4.5 450 45 PET [140- dưới 160]
Bậc 2 A2 350 – 400 3.0 360 30 KET [120- dưới 140]

– Trường hợp 2: Sinh viên trong quá trình học tập được Nhà trường cử đi nước ngoài [sử dụng tiếng Anh trong quá trình sinh sống, học tập và nghiên cứu] làm thực tập sinh, thực tập doanh nghiệp, khóa luận tốt nghiệp… có thời gian liên tục từ 3 tháng trở lên có thể làm đơn trình Hội đồng xét tốt nghiệp để được miễn điều kiện về tiếng Anh. 2. Sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 3 tháng, tính từ thời điểm được Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp thông qua.

3. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ thời hạn kết thúc học tập tại Trường được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và làm hồ sơ xin xét tốt nghiệp quá hạn nộp cho đơn vị đào tạo để trình Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 35. Cấp bằng tốt nghiệp và phụ lục văn bằng, hạng tốt nghiệp và các đợt xét tốt nghiệp

1. Bằng tốt nghiệp và phụ lục văn bằng đối với bậc đại học, bằng tốt nghiệp đối với bậc cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính. Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào phụ lục văn bằng [đối với bậc đại học] và bảng điểm theo từng học phần. Trong phụ lục văn bằng ghi chuyên ngành đào tạo [hướng chuyên sâu]. 2. Hạng tốt nghiệp được xác định theo ĐTBCTL của toàn khóa học và có các loại như sau: a] Loại Xuất sắc: đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 3.60 đến 4.00; b] Loại Giỏi: đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 3.20 đến 3.59; c] Loại Khá: đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2.50 đến 3.19; d] Loại Trung bình: đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2.00 đến 2.49. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: – Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình; – Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học. 3. Sinh viên không tốt nghiệp có thể đề nghị Nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành các học phần đã học trong chương trình đào tạo. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin phép chuyển bậc, chuyển chương trình đào tạo và chuyển hình thức đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Quy chế này.

4. Hằng năm, Nhà trường tổ chức từ 2 đến 4 đợt xét công nhận tốt nghiệp và 1 đợt Lễ trao bằng tốt nghiệp cho những sinh viên đã được công nhận tốt nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề