Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng khu vực 2 ở nước ta không phải là

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm

Quảng cáo

A. 1976   B. 1986

C. 1991   D. 2000

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/7 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững

A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao

B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế

C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ

D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích :Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng

B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ

C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là

A. Công nghiệp      B. Dịch vụ

C. Lâm nghiêp       D. Nông nghiệp

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là

A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh

B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu

C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao

D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là tốc độ tăng trưởng GDP cao. Trong đó ngành nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Quảng cáo

Câu 6: ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua

A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm

B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế

C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao

D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Đặc biệt là việc thâm nhập vào các thị trường khó tỉnh như Nhật, Hoa Kì, Eu,…

Câu 7: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản

Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I [ nông – lâm – ngư nghiệp] của nước ta là :

A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản

B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi

C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích :Mục 1, SGK/83 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II [ công nghiệp – xây dựng ]?

A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác

D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/83 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:

A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…

B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước

D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới phát triển năng động như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ khoa học – kĩ thuật,…

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

I. Nhận biết

Câu 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta không phải là

A. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây lương thực.

B. phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào.

C. phát triển vùng kinh tế động lực, hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

D. xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

Đáp án: B

Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay đã hình thành vùng động lực phát triển kinh tế vùng và các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất có quy mô lớn. Ngoài ra trong nông nghiệp còn hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực III [dịch vụ] trong cơ cấu GDP nước ta?

A. Kết cấu hạ tầng kinh tế và đô thị phát triển.  

B. Có những bước tăng trưởng ở một số mặt.

C. Dịch vụ đóng góp nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.       

D. Nhiều loại hình dịch vụ mới được ra đời.

Đáp án: C

Trong những năm qua, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại khu vực 3 đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, nhiều loại hình dịch vụ mới được ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư chuyển dịch công nghệ đã góp phần nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Câu 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản.

B. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản.

C. giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản.

D. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản.

Đáp án: B

Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cụ thể hiện khá rõ ở khu  vực một xu hướng là giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước ở Việt Nam?

A. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.       

B. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

C. Tỉ trọng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP.

D. Tỉ trọng giữ ổn định trong cơ cấu GDP.

Đáp án: D

Trong những năm qua, kinh tế Nhà nước tuy có giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước quản lý.

Câu 5: Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Kinh tế Nhà nước.                                      

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.                                          

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Trong những năm qua, kinh tế Nhà nước tuy có giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước quản lý.

Câu 6: Điểm đặc biệt nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta?

A. Xuất hiện các khu công nghiệp quy mô lớn.   

B. Miền núi trở thành vùng kinh tế năng động.

C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.   

D. Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp.

Đáp án: B

Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay đã hình thành vùng động lực phát triển kinh tế vùng và các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất có quy mô lớn. Ngoài ra trong nông nghiệp còn hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 7: Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua là

A. tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm liên tục.         

B. tốc độ chuyển dịch còn chậm.

C. tỉ trọng dịch vụ giảm và chưa ổn định.       

D. tỉ trọng công nghiệp - xây dựng thấp.

Đáp án: B

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay?

A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.       

B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt.

C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.     

D. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.

Đáp án: A

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?

A. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.

C. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

Đáp án: A

Nước ta đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành nông nghiệp có xu hướng giảm chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng trong cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 10: Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là

A. Đông Nam Bộ.                                           

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                       

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: A

Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước [năm 2005].

Câu 11: Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là

A. Đông Nam Bộ.                                           

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                       

D. Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm giá trị sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47% cả nước

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay?

A. Đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP diễn ra rất nhanh.

C. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng qua các năm.

D. Đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay.

Đáp án: A

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

II. Thông hiểu

Câu 1: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

A. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.

B. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí.

C. nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.

D. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.

Đáp án: A

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ.

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?

A. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng.        

B. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng.

C. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế then chốt.

D. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp quy mô lớn.

Đáp án: D

Hiện nay ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất có quy mô lớn.

Câu 3: Trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I của nước ta hiện nay, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng

A. giảm xuống.             

B. ổn định.                

C. tăng nhanh.          

D. biến động.

Đáp án: C

Ở khu vực một xu hướng là giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản. Từ năm 1990 đến năm 2005, tỷ trọng thủy sản tăng từ 8,7 lên 24,8%.

Câu 4: Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Giảm tỉ trọng khu vực II.                           

B. Tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I.                             

D. Khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất.

Đáp án: C

Cơ cấu ngành trong GDP ở nước ta đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II [Công nghiệp và xây dựng] giảm tỷ trọng khu vực I [Nông - lâm -ngư nghiệp],  khu vực III [Dịch vụ] có tỷ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thành phần kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.    

B. Nắm giữ các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

C. Chi phối tất cả các thành phần kinh tế khác.  

D. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất.

Đáp án: B

Trong những năm qua, kinh tế Nhà nước tuy có giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước quản lý.

Câu 6: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực công nghiệp - xây dựng ở nước ta không diễn ra theo xu hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng cao.

B. Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến.

C. Giảm sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường.

D. Đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị trường.

Đáp án: B

Ở khu vực II ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng trong khu công nghiệp khai thác có xu hướng giảm tỉ trọng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta?

A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.    

B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.

C. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.      

D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.

Đáp án: A

Hiện nay ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất có quy mô lớn.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay?

A. Tốc độ chuyển dịch đang diễn ra rất nhanh.   

B. Hình thành vùng động lực phát triển kinh tế.

C. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

D. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Đáp án: A

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay đang theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay?

A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.       

B. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.

C. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

D. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Đáp án: B

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay đang theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?

A. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.

C. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

Đáp án: C

Trong những năm qua, kinh tế Nhà nước tuy có giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước quản lý.

Câu 11: Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nước ta có tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào.

B. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

C. Xu hướng của thế giới và tác động cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Đáp án: D

Nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh và tỉ trọng của ngành này cũng tăng trong cơ cấu GDP. Do vậy nhân tố quan trọng nhất đó chính là sự lựa chọn đường lối phát triển công nghiệp của Nhà nước.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta?

A. Hình thành các vùng chuyên canh.

B. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

C. Phát triển các ngành tận dụng lợi thế nguồn lao động dồi dào.

D. Phát triển hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

Đáp án: C

Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay đã hình thành vùng động lực phát triển kinh tế vùng và các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất có quy mô lớn. Ngoài ra trong nông nghiệp còn hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

III. Vận dụng

Câu 1: Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. góp phần giải quyết vấn đề việc làm.         

B. thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.         

D. cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.

Đáp án: C

Việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mục đích chính là tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư  xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế  và giải quyết các vấn đề xã hội.

Câu 2: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

B. Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức.

C. Tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động, thị trường.

D. Đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng.

Đáp án: D

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.

Câu 3: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.            

B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.

C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.    

D. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

Đáp án: C

Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Bởi nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Đồng thời, cây công nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp lâu năm có vai trò nổi bật là đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 4: Nguyên nhân làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do

A. nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập toàn cầu.

B. nước ta đang phát triển kinh tế thị trường.

C. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

D. phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Đáp án: D

Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do kết quả của công cuộc Đổi mới, nước ta bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, tăng cường mở rộng hợp tác với bên ngoài, khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Câu 5: Việc hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.      

B. Phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

C. Hội nhập quốc tế và giải quyết việc làm.   

D. Nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường.

Đáp án: A

Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới.

Câu 6: Kết quả nào sau đây là lớn nhất của quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta?

A. Hình thành các vùng chuyên canh và khu công nghiệp.

B. Hình thành các vùng động lực và khu công nghệ cao.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các khu chế xuất.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân hóa các vùng sản xuất.

Đáp án: D

Chú ý vào từ “lớn nhất”. Kết quả lớn nhất và mang tính bao quát nhất của quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa các vùng sản xuất. 

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án

Video liên quan

Chủ Đề