Xu thế chung của thế giới là gì

Hội nghị Ianta [1945] có sự tham gia của các nước nào?

Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?

Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là

Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?

Liên hợp quốc có vai trò là

Xuất bản ngày 26/12/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Sau Chiến tranh lạnh, em hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay và trong xu thế phát triển chung đó thì Việt Nam có những thời cơ gì?

Câu hỏi: Sau Chiến tranh lạnh, em hãy trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó, nêu rõ thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc. Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay việt nam có những thời cơ gì?

Trả lời

Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Sự tan rã của Trật tự hai cực l-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực lại xảy ra xung đột, nội chiến…

- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Tuy nhiên xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

>>> Trắc nghiệm quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh

Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Sau “Chiến tranh lạnh” thì bối cảnh chung của thế giới được coi là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Các nước tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Biết sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

Thời cơ của Việt Nam trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay

Việt Nam có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới; tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu...

» Tham khảo thêm: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức

- Giải sử 9  - Đọc Tài Liệu -

Lich sử xã hội loài người đã trải qua các thời đại: từ thời đại xã hội nguyên thủy, thời đại chiếm hữu nô lệ, thời đại phong kiến, thời đại tư sản và thời đại cộng sản chủ nghĩa, tức thời đại ngày nay.

“ Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”,  được mở đầu bằng cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Thời đại ngày nay, có thể chia thành các giai đoạn nhỏ sau đây:

– Giai đoạn 1, từ năm 1917 – 1945..

– Giai đoạn 2, từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970,.

– Giai đoạn 3, từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980.

– Giai đoạn 4, giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến hiện nay..

Những xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay:

[i] Toàn cầu hóa

Cách mạng khoa học – công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, đang bị các nước phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối.

Toàn cầu hóa buộc các quốc gia phải chủ động xác định lộ trình hội nhập vào mọi mặt đời sống nhất là lĩnh vực kinh tế của thế giới.

[ii] Hoà bình, ổn định để cùng phát triển

Từ những hậu quả các cuộc chiến tranh trên thế giới, các quốc gia đều nhận thấy được tầm quan trọng ổn định để phát triển.

Trong thực tế không một nước nào có thể phát triển được trong hoàn cảnh có chiến tranh, do vậy, hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.

Có hòa bình mới có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để phát triển đất nước, và một khi kinh tế phát triển mới có thể ổn định, phát triển đất nước.

[iii] Gia tăng xu hướng hợp tác giữa các quốc gia:

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ  thuật, tạo ra xu hướng toàn cầu. Do đó, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay.

Hình thức hợp tác quốc tế hiện nay cũng rất đa dạng, hợp tác song phương, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, chống tham nhũng, chống khủng bố, chống tội phạm…

[iv] Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường:

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động trên mọi lĩnh vực đã làm cho các dân tộc ngày càng ý thức được quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển…

Mặt khác các nước lớn, các nước giàu thường ỷ lại vào thế mạnh kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, bóc lột các nước nghèo thông qua trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí chúng còn tiến hành cả chiến tranh xâm lược lật đổ, vì vậy quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển của các nước dân tộc chủ nghĩa ngày nay đang là vấn đề sống còn ở mỗi nước.

[v] Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hoà bình tiến bộ và phát triển:

Tình hình quốc tế hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại.

Hiện nay, tuy xã hội chủ nghĩa đang gặp khó khăn rất lớn, đang phải đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với các Đảng cộng sản vẫn là lực lượng đi đầu, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại những thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

[vi] Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.

Nhìn chung ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là những nước đang có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, nhưng lại có lợi thế về tài nguyên. Do vậy, cần phải tranh thủ khoa học công nghệ tiên tiến thông qua kêu gọi đầu tư và khi thấy có lợi nhuận, họ sẽ mở rộng buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua đó mà các nước xã hội chủ nghĩa tiếp thu được khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao sản xuất, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình. Song sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không vì vậy mà giảm đi.

Thế giới hiện nay đang tồn tại cả những thời cơ và thách thức, những người cộng sản phải nghiên cứu nắm bắt thời cơ, tranh thủ những thuận lợi để vượt qua những khó khăn, đưa cách mạng tiến lên. Vì vậy đòi hỏi các Đảng cộng sản, các Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải tiếp tục bổ sung, phát triển về mặt lý luận, đấu tranh khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý Nhà nước để đưa cách mạng tiến lên, phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, khắc phục những bất đồng, kịp thời ngăn chặn âm mưu của những thế lực phản động quốc tế, thông qua đó mà phát huy ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản.

Muốn thực hiện được điều đó, các Đảng cộng sản phải có đường lối cách mạng, có chiến lược, sách lượt đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Giải bài tập Bài 1 trang 47 SGK Lịch sử 9

Hãy nêu lên những xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 47 để trả lời.

- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề